Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lê Hồng Phong, Nam Định (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lê Hồng Phong, Nam Định (Lần 1) có đáp án
-
352 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Muối natri hidrocacbonat (muối X) được dùng chế thuốc đau dạ dày, làm bột nở. Công thức của X là
Chọn D
Câu 3:
Ở điều kiện thường, bari tác dụng với nước sinh ra bari hiđroxit và khí hiđro. Công thức hóa học của bari hiđroxit là
Chọn D
Câu 14:
Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2?
CH3COOH tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2:
CH3COOH + Na → CH3COONa + ½H2
Chọn B
Câu 16:
Dung dịch CuSO4 không tác dụng được với kim loại nào sau đây?
Dung dịch CuSO4 không tác dụng được với kim loại Ag, do Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không khử được Cu2+.
Còn lại:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chọn D
Câu 17:
Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất có khả năng làm mềm mẫu nước cứng trên là
Chất có khả năng làm mềm mẫu nước cứng trên là Na2CO3, vì:
Ca2+ + CO32- —> CaCO3
Mg2+ + CO32- —> MgCO3
Chọn B
Câu 20:
Đường mía có thành phần chủ yếu là saccarozơ. Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là
Chọn D
Câu 21:
Cho x mol axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa y mol NaOH. Biểu thức liên hệ x và y là
nGlu = x —> nHCl = x
nNaOH = 2nGlu + nHCl ⇔ y = 3x
Chọn B
Câu 22:
Cho m gam hỗn hợp K và Ba tan hết trong nước thu được dung dịch X và 0,1 mol H2. Để trung hòa hết dung dịch X cần V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
2H2O + 2e —> 2OH- + H2
H+ + OH- —> H2O
nH+ = nOH- = 2nH2 = 0,2 —> nHCl = 0,2
—> VddHCl = 200 ml
Chọn A
Câu 23:
Thủy phân hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol. Giá trị của m là
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
nC3H5(OH)3 = 0,1 —> n(C17H35COO)3C3H5 = 0,1
—> m(C17H35COO)3C3H5 = 0,1.890 = 89 gam
Chọn C
Câu 24:
Trong số các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) tơ nilon-6,6; (4) tơ xenlulozơ axetat; (5) tơ capron; (6) tơ enan. Số tơ nhân tạo (hoặc bán tổng hợp) là
Các tơ nhân tạo (hoặc bán tổng hợp) là: (2)(4)
Chọn C
Câu 25:
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm etyl fomat, axit propionic, metyl axetat tác dụng với m gam dung dịch NaOH 4% (biết NaOH dùng dư 25% so với lượng phản ứng). Giá trị gần nhất của m là
Các chất trong X đều là C3H6O2
—> nNaOH phản ứng = nX = 0,25
—> nNaOH đã dùng = 0,25 + 0,25.25% = 0,3125
—> m = 0,3125.40/4% = 312,5
Chọn D
Câu 26:
Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H11O2N. X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra khí Y. Tỉ khối của Y so với H2 nhỏ hơn 17 và Y làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là
Y làm xanh quỳ ẩm và MY < 34 nên Y là NH3 hoặc CH3NH2.
Cấu tạo thỏa mãn:
CH3CH2CH2COONH4
(CH3)2CHCOONH4
CH3CH2COONH3CH3
Chọn C
Câu 27:
Một vật làm bằng hợp kim Zn-Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa. Các quá trình xảy ra tại điện cực là
Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn là anot, Fe là catot. Các quá trình xảy ra tại 2 điện cực:
Anot: Zn → Zn2+ + 2e
Catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-.
Chọn C
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại đồng khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(b) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
(c) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
(d) Điện phân nóng chảy NaCl thu được kim loại Na ở anot.
(e) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Cu có tính khử yếu hơn Fe nên không khử được Fe2+.
(b) Đúng
(c) Sai, Al thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
(d) Sai, thu được Na ở catot; Cl2 ở anot.
(e) Đúng: Mn+ + ne → M
Chọn D
Câu 29:
Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 gam bạc. Giá trị của m là
nAg = 0,3 —> nC6H12O6 = nAg/2 = 0,15
—> mdd C6H12O6 = 0,15.180/20% = 135 gam
Chọn A
Câu 30:
Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết chất rắn X trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
nFe = nH2 = 0,045
Bảo toàn Fe —> nFe3O4 = 0,015
Bảo toàn O —> nH2O = nO = 0,06
—> mH2O = 1,08
Chọn D
Câu 31:
Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaOH và Ca(OH)2 dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là
Bảo toàn electron: 3nAl = 2nH2
nH2 = 0,3 —> nAl = 0,2 —> mAl = 5,4 gam
Chọn B
Câu 32:
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Dung dịch I2 |
Có màu xanh tím |
Y |
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm |
Tạo dung dịch xanh lam |
Z |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển đỏ |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
Chọn A
Câu 33:
Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
Bảo toàn electron —> nBa = nH2 = a
Dung dịch X chứa Ba2+ (a), Cl- (a) —> nOH- = a
Các chất tác dụng với X: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3.
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
Ba2+ + CO32- —> BaCO3
OH- + H2O + Al —> AlO2- + H2
OH- + Al2O3 —> AlO2- + H2O
OH- + Al3+ —> Al(OH)3
Chọn C
Câu 34:
Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 15,5 gam etylen glicol. Giá trị của m là
X hai chức nên có 4 oxi —> X có 5C
Cấu tạo của X là:
HCOO-CH2-CH2-OOC-CH3
nC2H4(OH)2 = 0,25 —> nX = 0,25
—> mX = 0,25.132 = 33 gam
Chọn C
Câu 35:
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm: Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 6,0% về khối lượng) vào nước dư thu được 400ml dung dịch Y và 1,344 lít khí H2 (ở đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,25M thu được 400 ml dung dịch Z có pH = 12. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
nHCl = 0,04; nH2SO4 = 0,05 —> nH+ = 0,14
pH = 12 —> [OH-] = 0,01 —> nOH- dư = 0,004
—> nOH- trong 200 ml Y = 0,14 + 0,004 = 0,144
—> nOH- trong 400 ml Y = 0,144.2 = 0,288
nOH- = 2nH2 + 2nO —> nO = 0,084
—> mX = 0,084.16/6% = 22,4 gam
Chọn D
Câu 36:
X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm X và Y (có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1: 3) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn T, thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đặt a, 3a là số mol X, Y
—> nNaOH = 4nX + 3nY = 13a
và nH2O = nX + nY = 4a
Bảo toàn khối lượng:
316a + 273.3a + 40.13a = 23,745 + 18.4a
—> a = 0,015
—> m = 316a + 273.3a = 17,025
Chọn C
Câu 37:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X, Y (có cùng số mol) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Na2CO3 dư vào V lít dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V lít dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2; n3 = 4n1. Hai chất X, Y lần là
Tự chọn nX = nY = 1
n3 = 4n1 —> Chọn A
TN1: n1 = nFe(OH)2 = 1
TN2: n2 = nAgCl + nAg = 3 + 1 = 4
Chọn A
Câu 38:
Cho các phát biểu sau:
(a) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
(b) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valin, metylamin, axit glutamic.
(d) Axit ađipic và axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH với tỉ lệ mol như nhau.
(e) Etylaxetat và glucozơ đều tác dụng với Na và dung dịch NaOH.
(g) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải, may quần áo ấm.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, vì metyl metacrylat là CH2=C(CH3)-COOCH3 có nối đôi C=C
(b) Đúng, đều có CTĐGN là CH2O
(c) Đúng, metylamin làm quỳ hóa xanh, glutamic làm quỳ hóa đỏ, valin làm quỳ không đổi màu.
(d) Đúng, vì chúng đều có 2COOH trong phân tử.
(e) Sai, etyl axetat không tác dụng với Na, glucozơ không tác dụng với NaOH.
(g) Đúng
Chọn B
Câu 39:
Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Phần khí gồm NO (0,1 mol) và CO2 (0,1 mol)
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Mg (a mol), O (b mol), CO2 (0,1 mol). Đặt nNH4+ = x
mhh = 24a + 16b + 0,1.44 = 30
Bảo toàn electron: 2a = 2b + 8x + 0,1.3
nH+ = 0,1.4 + 2b + 10x = 2,15
—> a = 0,9; b = 0,25; c = 0,125
m muối = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 143,2
Chọn D
Câu 40:
Từ hợp chất hữu cơ X (C6H10O4, mạch hở), thực hiện các phản ứng sau:
(a) X + 2NaOH (t°) → X1 + X2 + X3.
(b) 2X1 + H2SO4 loãng dư → 2X4 + Na2SO4.
(c) X4 + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O (t°) → X5 + 2Ag + 2NH4NO3.
(d) 2X2 + Cu(OH)2 → X6 + 2H2O.
(e) X3 + NaOH (CaO, t°) → CH4 + Na2CO3.
Công thức cấu tạo của X là
(e) —> X3 là CH3COONa
(d) —> X2 là ancol 2 chức
(b) —> X1 là muối; X4 là axit
X4 tráng gương nên X4 là HCOOH
Cấu tạo: HCOOCH2CH(CH3)OOCCH3.
X1 là HCOONa; X4 là HCOOH; X5 là (NH4)2CO3
X2 là CH3-CHOH-CH2OH; X6 là (C3H7O2)2Cu
Chọn C