Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương có đáp án

  • 137 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy tạo thành kết tủa màu nâu đỏ. X có thể là dung dịch chất nào sau đây?

Xem đáp án

X có thể là dung dịch Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + NaOH → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + Na2SO4

Chọn A


Câu 2:

Điện phân nóng chảy MgCl2, ở catot xảy ra

Xem đáp án

Điện phân nóng chảy MgCl2, ở catot xảy ra sự khử ion Mg2+:

Mg2+ + 2e → Mg

Chọn C


Câu 3:

Công thức của kali đicromat là


Câu 6:

Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?


Câu 9:

Tên gọi của este CH3COOC6H5 (có vòng benzen) là


Câu 12:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?


Câu 13:

Công thức của triolein là


Câu 16:

Tính chất hóa học chung của kim loại là


Câu 19:

Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?


Câu 21:

Cho 5,6 gam bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Fe + 3AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + 3Ag

nFe = 0,1 → nAg = 0,3 → mAg = 32,4 gam

Chọn C


Câu 22:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

D không đúng, poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.

Chọn D


Câu 23:

X là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, chiếm 98% thành phần bông nõn. Đun nóng X trong dung dịch H2SO4 70% đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất Y là monosaccarit. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

X là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, chiếm 98% thành phần bông nõn → X là xenlulozơ

Đun nóng X trong dung dịch H2SO4 70% đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất Y là monosaccarit → Y là glucozơ.

A. Sai, glucozơ có tráng gương.

B. Đúng

C. Sai, xenlulozơ và tinh bột có số mắt xích khác nhau nên CTPT khác nhau, không phải đồng phân.

D. Sai, glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.

Chọn B


Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Trong số các chất sau: Cu, NaNO3, NaOH, BaCl2, KCl, số chất tác dụng được với dung dịch X là

Xem đáp án

Dung dịch X chứa Fe3+, Fe2+, H+, SO42-.

Có 4 chất Cu, NaNO3, NaOH, BaCl2 phản ứng được với X.

Cu + Fe3+ → Fe2+ + Cu2+

Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O

H+, Fe2+, Fe3+ + OH- -® H2O, Fe(OH)2, Fe(OH)3

Ba2+ + SO42- → BaSO4


Câu 28:

Đun nóng 0,1 mol este đơn chức, mạch hở X với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 8,8 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

Xem đáp án

nNaOH = 0,15 → Chất rắn gồm RCOONa (0,1) và NaOH dư (0,05)

m rắn = 0,1(R + 67) + 0,05.40 = 8,8

→ R = 1 (H-)

X là HCOOC2H5.

Chọn B


Câu 29:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

A. Sai, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

B. Sai, quặng giàu sắt nhất là manhetit (chứa Fe3O4)

C. Đúng, sắt đứng hàng thứ hai trong các kim loại, sau Al.

D. Sai, dung dịch Na2CrO4 có màu vàng.

Chọn C


Câu 31:

Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và hai axit béo Y, Z với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan F chỉ chứa các muối có công thức chung C17HyCOONa. Mặt khác, m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol hỗn hợp E, thu được H2O và 1,845 mol CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là

Xem đáp án

Các axit béo gọi chung là A. Các muối đều 18C nên X có 57C và A có 18C.

Số C = nCO2/nE = 369/14 → nX : nA = 3 : 11

Trong phản ứng xà phòng hóa: nX = 3e và nA = 11e

→ nNaOH = 3.3e + 11e = 0,2 → e = 0,01

Quy đổi E thành (C17H35COO)3C3H5 (3e), C17H35COOH (11e) và H2 (-0,1)

→ mE = 57,74

Chọn D


Câu 32:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi theo bảng sau:

Thời gian (giây)

Khối lượng catot tăng

Thể tích khí ở anot

t

10,24 gam

V lít

2t

16,64 gam

4,032 lít

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Sau t giây, tại catot: nCu = 0,16 → ne = 0,32

Sau 2t giây có ne = 0,64

Catot: nCu = 0,26 → nH2 = 0,06

Anot: nCl2 = a và nO2 = b → a + b = 0,18

Bảo toàn electron: 2a + 4b = 64

→ a = 0,04 và b = 0,14

nCuSO4 = 0,26; nKCl = 2a = 0,08 → m = 47,56

→ A đúng, B sai.

Lúc t giây (ne = 0,32), tại anot: nCl2 = 0,04 → nO2 = 0,06

→ n khí anot = 0,1 → V = 2,24 lít → C, D sai.

Chọn A


Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(a) Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài.

(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao.

(c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.

(d) Tristearin là chất béo ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường.

(e) Tơ nitron thuộc loại tơ poliamit.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Đúng

(b) Đúng, do amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có nhiều tính chất vật lí giống hợp chất ion.

(c) Sai, glucozơ có tráng bạc, saccarozơ không tráng bạc.

(d) Sai, tristearin ((C17H35COO)3C3H5) là chất béo no, thể rắn trong điều kiện thường.

(e) Sai, tơ nitron không chứa nhóm amit.

Chọn D


Câu 35:

Tiến hành thí nghiệm theo trình tự sau:

Bước 1: Cho một đinh sắt đã đánh sạch bề mặt vào ống nghiệm (ống nghiệm A).

Bước 2: Rót vào ống nghiệm A khoảng 3 - 4 ml dung dịch HCl, đun nóng nhẹ đến khi không còn khí thoát ra.

Bước 3: Lấy khoảng 4 – 5 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm khác (ống nghiệm B) và đun sôi.

Bước 4: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch ở ống nghiệm A vào ống nghiệm B rồi để yên một thời gian.

Cho các phát biểu sau:

(a) Khí thoát ra của phản ứng ở bước 2 có màu vàng lục.

(b) Mục đích đun sôi dung dịch NaOH ở bước 3 là để tăng tốc độ phản ứng ở bước 4.

(c) Ngay sau bước 4, trong ống nghiệm B có chất kết tủa màu trắng hơi xanh.

(d) Sau khi để yên một thời gian, kết tủa trong ống nghiệm B chuyển dần sang màu nâu đỏ.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Sai, bước 2 thoát ra khí H2 không màu:

Fe + HCl → FeCl2 + H2

(b) Sai, mục đích đun sôi dung dịch NaOH ở bước 3 là loại bỏ O2 hòa tan trong dung dịch (độ tan của chất khí giảm khi nhiệt độ tăng). Có O2 hòa tan kết tủa sẽ chuyển màu nâu đỏ ngay lập tức.

Phản ứng giữa Fe2+ và OH- rất nhanh, không cần đun nóng để tăng tốc phản ứng này.

(c) Đúng: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 (kết tủa màu trắng hơi xanh)

(d) Đúng:

Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3 (nâu đỏ)

Chọn D


Câu 37:

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 12,23 gam hỗn hợp X vào nước (dư), thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y, trong dung dịch Y có 6,0 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Z. Cho từ từ từng giọt dung dịch Z vào 100 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí. Giá trị của V là

Xem đáp án

nNaOH = 0,15; nH2 = 0,1

Quy đổi X thành Na (0,15), Ba (a) và O (b)

mX = 0,15.23 + 137a + 16b = 12,23

Bảo toàn electron: 0,15 + 2a = 2b + 0,1.2

→ a = 0,06; b = 0,035

Y chứa Na+ (0,15), Ba2+ (0,06) và OH- (0,27)

nCO2 = 0,15 → Tạo CO32- (0,12) và HCO3- (0,03)

Ba2+ + CO32- → BaCO3 (0,06 mol)

→ Z chứa Na+ (0,15), CO32- (0,12 – 0,06 = 0,06) và HCO3- (0,03)

nHCl = 0,1 < nNa+ nên HCl phản ứng hết

Đặt 2x, x là số mol CO32-, HCO3- đã phản ứng

nHCl = 2.2x + x = 0,1 → x = 0,02

→ nCO2 = 2x + x = 0,06 → V = 1,344 lít

Chọn A


Câu 38:

Hai chất hữu cơ X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 20,64 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ 15,456 lít O2, toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa và dung dịch F. Khối lượng dung dịch F giảm 32,28 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 10,32 gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư (t°) thu được 19,44 gam Ag. Nếu cho 10,32 gam hỗn hợp E tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1,5M (t°), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Tính cho 20,64 gam E:

nO2 = 0,69, đặt a, b là số mol CO2 và H2O

Bảo toàn khối lượng: 44a + 18b = 20,64 + 0,69.32

Δm = 44a + 18b – 100a = -32,28

→ a = 0,75 và b = 0,54

E tráng gương nên X là HCOOH. Quy đổi E thành HCOOH (0,18); CnH2n+2-2kO2 (u mol); CmH2m+2O2 (v mol) và H2O (-2v mol)

nCO2 = 0,18 + nu + mv = 0,75 (1)

nH2O = 0,18 + u(n + 1 – k) + v(m + 1) – 2v = 0,54 (2)

Bảo toàn O:

0,18.2 + 2u + 2v – 2v + 0,69.2 = 0,75.2 + 0,54 → u = 0,15

(1) – (2) → u(k – 1) + v = 0,21

→ u(k – 1) < 0,21 → k < 2,4

Mặt khác, khi k = 1 thì v = 0,21: Vô lí, vì v phải nhỏ hơn u → k = 2 là nghiệm duy nhất

Khi đó v = 0,06

(1) → 5n + 2m = 19

Do n ≥ 3 và m ≥ 2 nên n = 3 và m = 2 là nghiệm duy nhất.

Vậy trong 20,64 gam E chứa: HCOOH (0,18); CH2=CH-COOH (0,15); C2H4(OH)2 (0,06) và H2O (-0,12)

Vậy: 10,32 gam E + KOH (0,225 mol) thu được chất rắn chứa HCOOK (0,09); CH2=CH-COOK (0,075) và KOH dư (0,06)

→ m rắn = 19,17 gam

Chọn C


Câu 39:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol K2SO4.

(b) Cho 3a mol KOH vào dung dịch chứa 2a mol H3PO4.

(c) Cho Zn vào dung dịch CrCl3 dư.

(d) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa 2a mol CuSO4.

(e) Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol NaHCO3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối tan là

Xem đáp án

(a) BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl

(b) nK/nP = 1,5 → Tạo K2HPO4 và KH2PO4

(c) Zn + CrCl3 dư → ZnCl2 + CrCl2 (Dung dịch thu được chứa 3 muối ZnCl2, CrCl2, CrCl3 dư)

(d) Na2O + H2O → 2NaOH

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

(Dung dịch thu được chứa 2 muối Na2SO4 và CuSO4 dư)

(e) HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

(Dung dịch thu được chứa 2 muối NaCl và NaHCO3 dư)

Chọn B


Bắt đầu thi ngay