(2023) Đề thi thử Hóa học Liên trường Thọ Xuân, Thanh Hóa có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học Liên trường Thọ Xuân, Thanh Hóa có đáp án
-
117 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 9:
Cho thanh Fe vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?
Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4 sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học, vì:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu sinh ra bám vào thanh sắt tạo cặp điện cực Fe-Cu tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa.
Chọn D
Câu 10:
Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là
Chọn B
Câu 14:
Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt (II)?
A. 2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng, dư → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
B. Không phản ứng
C. Fe + 3AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + 3Ag
D. Fe + 2HCl dư → FeCl2 + H2
Chọn D
Câu 18:
Trong phản ứng của kim loại Al với Cl2, một nguyên tử Al nhường bao nhiêu electron?
Một nguyên tử Al nhường 3 electron:
Al → Al+3 + 3e
Chọn B
Câu 19:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
Chọn B
Câu 21:
X là một este no đơn chức, mạch hở, tỉ khối hơi của X đối với CH4 là 5,5. Nếu đun nóng 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
MX = 88 → X là C4H8O2
nX = 0,025 → nRCOONa = 0,025
mRCOONa = 2,05 gam → R = 15: -CH3
Vậy X là CH3COOC2H5
Chọn B
Câu 22:
X là amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 1. Cho 1,085 gam X phản ứng vừa đủ với 35 ml dung dịch HCl 1M. Amin X là
nX = nHCl = 0,035 → MX = 31: X là CH5N (metylamin)
Chọn A
Câu 23:
Cacbohidrat X có các đặc điểm sau:
- Bị thủy phân trong môi trường axit.
- Thuộc loại polisaccarit.
- Phân tử gồm nhiều gốc α-glucozơ.
Cacbohidrat X là chất nào sau đây?
X thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc α-glucozơ → X là tinh bột.
Chọn B
Câu 24:
Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hoá trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là
R + 2HCl → RCl2 + H2
RO + 2HCl → RCl2 + H2O
nHCl = 0,4 → nR + nRO = 0,2
→ M = 6,4/0,2 = 32 → R < 32 < R + 16
→ 16 < R < 32 → Mg
Chọn D
Câu 25:
Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan?
nH2 = 0,3 → nCl- (muối) = 2nH2 = 0,6
m muối = m kim loại + mCl- (muối) = 36,7 gam
Chọn D
Câu 26:
Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là
Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là 2 este:
HCOO-CH2-CH2-CH3
HCOO-CH(CH3)2
Chọn A
Câu 27:
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Không xảy ra.
B. Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl
C. HCl + NaOH → NaCl + H2O
D. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Chọn A
Câu 28:
Cho các dung dịch riêng biệt: FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2. Số dung dịch có khả năng tác dụng được với kim loại Cu là
Có 3 dung dịch có khả năng tác dụng được với kim loại Cu là:
FeCl3 + Cu → FeCl2 + CuCl2
HNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + NO + H2O
AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + Ag
Chọn C
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sai, tơ olon được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN
B. Đúng
C. Đúng, phân tử glucozơ (dạng mạch hở) chứa -CHO nên có tráng bạc.
D. Đúng: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Chọn A
Câu 30:
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
nAg = 0,1 → nC6H12O6 = nAg/2 = 0,05
→ mC6H12O6 = 9 gam.
Chọn C
Câu 31:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 : 1).
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(g) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là :
(a) Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2
(b) CO2 dư + NaOH → NaHCO3
(c) Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3
(d) Fe + FeCl3 → FeCl2
(e) Na2O + Al2O3 → 2NaAlO2
(g) Fe2O3 + Cu + 6HCl → 2FeCl2 + CuCl2 + 3H2O
Chọn D
Câu 32:
Một loại khí thiên nhiên (X) có thành ứng phần phần trăm về thể tích như sau: 85,0% metan, 10,0% etan, 2,0% nitơ, 3,0% khí cacbonic. Biết rằng: khi đốt cháy 1 mol metan, 1 mol etan thì lượng nhiệt tỏa ra tương ứng là 880,0 kJ và 1560,0 kJ, để nâng 1 ml nước lên thêm 1°C cần 4,2 J. Giả thiết rằng lượng nhiệt tỏa ra của quá trình đốt cháy X dùng để làm nóng nước với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 80%. Thể tích khí X (đktc) cần dùng để đun nóng 10,0 lít nước (khối lượng riêng của nước 1g/ml) từ 20°C lên 100°C gần nhất với giá trị nào sau đây?
nX = x → nCH4 = 0,85x; nC2H6 = 0,1x
Bảo toàn năng lượng:
(0,85x.880.10³ + 0,1x.1560.10³).80% = 10.10³.4,2(100 – 20)
→ x = 4,646 → V = 104,07 lít
Chọn B
Câu 33:
Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần vừa đủ 10,6 mol O2, thu được CO2 và 126 gam H2O. Mặt khác, cho 0,12 mol X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp gồm natri oleat và natri stearat. Khối lượng muối natri oleat là:
Quy đổi X thành HCOOH (a), C3H5(OH)3 (b), CH2 (17a), H2 (c) và H2O (-3b)
nX = a – 3b + b = 0,2
nO2 = 0,5a + 3,5b + 1,5.17a + 0,5c = 10,6
nH2O = a + 4b + 17a + c – 3b = 7
→ a = 0,4; b = 0,1; c = -0,3
nC17H33COONa = -c = 0,3 → mC17H33COONa = 91,2
Tỉ lệ: 0,2 mol X tạo 91,2 gam C17H33COONa
→ Từ 0,12 mol X tạo mC17H33COONa = 54,72 gam
Chọn C
Câu 34:
Sau khi phân tích thổ nhưỡng vùng đất trồng lạc (đậu phộng) của một tỉnh X, chuyên gia nông nghiệp khuyến nghị bà con nông dân cần bón bổ sung 40 kg N, 45 kg P và 66 kg K cho mỗi ha. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (3 – 9 – 6) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Theo khuyến nghị trên, tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 ha gần nhất với giá trị nào sau đây?
Khối lượng mỗi loại phân là NPK (x kg), phân kali (y kg) và ure (z kg)
mN = 40 = 3%x + 46%z
mP = 45 = 31.2.9%x/142
mK = 66 = 39.2.6%x/94 + 39.2.60%y/94
→ x = 1145,16; y = 18,05; z = 12,27
→ x + y + z = 1175,48
Chọn D
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Sử dụng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng sẽ làm vải nhanh mục.
(b) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.
(c) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(d) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.
(e) Vải làm từ nilon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm.
Số phát biểu đúng là :
(a) Đúng, xà phòng sẽ tạo kết tủa (Ví dụ (C17H35COO)2Ca) bám vào vải, làm sợi vải mau mục nát.
(b) Đúng, quả chuối xanh có tinh bột gây ra hiện tượng này.
(c) Đúng
(d) Đúng
(e) Đúng, tơ nilon-6,6 có nhóm -CONH- kém bền trong môi trường kiềm.
Chọn C
Câu 36:
X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỷ lệ số mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2; 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là ?
nNa2CO3 = 0,13 → nNaOH = 0,26
Đặt ancol là R(OH)n (0,26/n mol)
→ m tăng = (R + 16n).0,26/n = 8,1
→ R = 197n/13
Do 1 ≤ n ≤ 2 → 15,2 < R < 30,4
→ Hai ancol là C2H5OH (u) và C2H4(OH)2 (v)
→ u + 2v = 0,26 & 45u + 60v = 8,1
→ u = 0,02 và v = 0,12
Bảo toàn khối lượng:
mE + mNaOH = m muối + m ancol
→ m muối = 21,32 gam
Trong muối có nNa = 0,26 → nO = 0,52
nH2O = 0,39 → nH = 0,78
→ nC = 0,52
→ nCO2 = nC – nNa2CO3 = 0,39
Vì nCO2 = nH2O → Các muối no, đơn chức, mạch hở.
→ n muối = nNaOH = 0,26
→ Số C = 0,52/0,26 = 2
Do 2 muối có số mol bằng nhau → HCOONa và C2H5COONa
Vậy các este gồm:
X: HCOOC2H5 (0,01)
Y: C2H5COOC2H5 (0,01)
Z: HCOO-CH2-CH2-OOC-C2H5 (0,12)
→ mX = 0,74 gam
Chọn A
Câu 37:
Cho dãy chuyển hóa (mỗi ký hiệu là 1 chất): X + NaOH → Y; Y + CO2 + H2O → Z; Z + H2SO4 loãng, dư → T. Biết T có phân tử khối lớn hơn 60; X và Z được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm; Z được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 3 sản phẩm đều là hơi và khí. Cho các phát biểu sau:
(1) Các chất Y, T có thể được dùng để làm mềm nước cứng, trong đó Y làm mềm được mọi loại nước cứng, T chỉ làm mềm được nước cứng tạm thời.
(2) Có thể dùng chất Y để pha chế nước giải khát (nước soda, …).
(3) Có thể phân biệt hai dung dịch chứa riêng biệt chất Y và chất Z bằng dung dịch phenolphtalein.
(4) Chất Y và T tan tốt trong nước, chất Z tan trong nước ít hơn nhiều so với Y và T.
(5) Chất Z không bị nóng chảy khi nung ở nhiệt độ cao, áp suất thường.
Số phát biểu đúng là :
Z được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit → Z là NaHCO3
X và Z được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm → X là NH4HCO3
NH4HCO3 + 2NaOH → Na2CO3 + NH3 + 2H2O
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3
2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Y là Na2CO3; T là Na2SO4
(1) Sai, Y làm mềm mọi loại nước cứng nhưng T không làm mềm được nước cứng nào
(2) Đúng
(3) Sai, cả Y và Z đều làm phenolphtalein chuyển màu hồng
(4) Đúng
(5) Đúng, NaHCO3 bị phân hủy trước khi nóng chảy
Chọn C
Câu 38:
Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 1,93A, hiệu suất điện phân là 100%. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
2250 |
3250 |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) |
a |
a + 0,015 |
0,04 |
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (gam) |
b |
0,96 |
0,96 |
Biết rằng tại thời điểm t chỉ thu được một khí duy nhất. Giá trị của a là :
Lúc 3250s (ne = 0,065), catot có nCu = 0,015 → nH2 = 0,0175
nCl2 = u và nO2 = v → u + v + 0,0175 = 0,04
ne = 2u + 4v = 0,065
→ u = 0,0125; v = 0,01
Lúc 2250s (ne = 0,045), catot có nCu = 0,015 → nH2 = 0,0075
Anot có nCl2 = 0,0125 và nO2 = 0,005
→ n khí tổng = a + 0,015 = 0,0125 + 0,005 + 0,0075
→ a = 0,01
Chọn D
Câu 39:
Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng xảy ra hoàn toán thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí ở đktc. Biết NO là sán phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với:
Trong X, đặt a, b, c lần lượt là số mol FeCl2, Cu, Fe(NO3)2.
Khi cho AgNO3 vào Y thì có NO thoát ra
→ Trong Y có H+ dư và NO3- hết, khi đó nNO tổng = 2c + 0,02 = nH+/4 = 0,1
→ c = 0,04
→ Phần Ag+ pư với Fe2+ = 0,58 – (2a + 0,4)
Bảo toàn e: ne = a + 2b + c = 0,1.3 + 0,58 – (2a + 0,4)
Khối lượng X = 127a + 64b + 180c = 23,76
→ a = 0,08 và b = 0,1 → AgCl = 2a + 0,4 = 0,56 và nAg = 0,02
→ Kết tủa = 82,52.
Chọn A
Câu 40:
Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng xảy ra hoàn toán thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí ở đktc. Biết NO là sán phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với:
Trong X, đặt a, b, c lần lượt là số mol FeCl2, Cu, Fe(NO3)2.
Khi cho AgNO3 vào Y thì có NO thoát ra
→ Trong Y có H+ dư và NO3- hết, khi đó nNO tổng = 2c + 0,02 = nH+/4 = 0,1
→ c = 0,04
→ Phần Ag+ pư với Fe2+ = 0,58 – (2a + 0,4)
Bảo toàn e: ne = a + 2b + c = 0,1.3 + 0,58 – (2a + 0,4)
Khối lượng X = 127a + 64b + 180c = 23,76
→ a = 0,08 và b = 0,1 → AgCl = 2a + 0,4 = 0,56 và nAg = 0,02
→ Kết tủa = 82,52.
Chọn A
Câu 41:
Cho E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở và thỏa mãn sơ đồ các phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y + Z
(2) X + HCl → F + NaCl
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết E chỉ chứa nhóm chức este và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; ME < 168; MZ < MF < MT. Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Trong phân tử Z và T đều không có liên kết pi.
(c) Chất F được dùng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
(d) 1 mol chất T phản ứng với kim loại Na dư, thu được tối đa 1 mol H2.
(e) Nhiệt độ sôi của F cao hơn nhiệt độ sôi của Z.
Số phát biểu đúng là :
(2)(3) → X, Y là các muối
(1) → E là este, mặt khác ME < 168 nên E là este 2 chức.
E có 4 oxi → E có 4C → E là C4H6O4
MZ < MF < MT nên:
E là HCOO-CH2-COO-CH3
X là HCOONa
Y là HO-CH2-COONa
Z là CH3OH
F là HCOOH
T là HO-CH2-COOH
(a) Sai, E có 1 cấu tạo thỏa mãn
(b) Sai, Z không có liên kết pi, T có 1 liên kết pi C=O
(c) Đúng, dùng H2SO4 đặc xúc tác: HCOOH → CO + H2O
(d) Đúng: HO-CH2-COOH + 2Na → NaO-CH2-COONa + H2
(e) Đúng, 2 chất cùng C nên axit có nhiệt độ sôi cao hơn ancol
Chọn D