Thứ năm, 21/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Giải Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 (4 mã đề gốc)

Giải Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 (4 mã đề gốc)

Giải Đề thi THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 - Mã đề 201

  • 1660 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Al2O3 có tính chất lưỡng tính có khả năng tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư.

Phương trình hóa học:

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O


Câu 2:

Số nguyên tử oxi có trong phân tử triolein là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Triolein: (C17H33COO)3C3H5

Có 6 nguyên tử oxi trong phân tử triolein.


Câu 3:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dung dịch CH3COOH có tính axit nên làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.


Câu 4:

Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là 3.


Câu 5:

Nước tự nhiên chứa nhiều những cation nào sau đây được gọi là nước cứng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+


Câu 6:

Kim loại Al tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra khí H2?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Kim loại Al tan hết trong lượng dư dung dịch HCl sinh ra khí H2

Phương trình hóa học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2


Câu 7:

Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất.


Câu 8:

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại Zn.

Khi đó Zn bị ăn mòn trước (ăn mòn điện hóa) bảo vệ vỏ tàu biển.


Câu 9:

Khi đun nóng, sắt tác dụng với lưu huỳnh sinh ra muối nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình hóa học: Fe + S t° FeS


Câu 10:

Hợp chất sắt (III) hiđroxit có màu nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hợp chất sắt (III) hiđroxit (công thức hóa học là Fe(OH)3) có màu nâu đỏ.

Câu 11:

Công thức phân tử của etylamin là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Công thức phân tử của etylamin là C2H7N.


Câu 12:

Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Kim loại kiềm thổ là kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là 2.


Câu 13:

Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dung dịch KOH có tính bazơ mạnh ⇒ có pH > 7

Câu 14:

Trong công nghiệp, nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong công nghiệp, nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng boxit.


Câu 15:

Đun nóng triglixerit trong dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn luôn thu được chất nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đun nóng triglixerit trong dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn luôn thu được glixerol (C3H5(OH)3).

Phương trình hóa học tổng quát:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH t° 3RCOONa + C3H5(OH)3


Câu 16:

Polime thu được khi trùng hợp etilen là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trùng hợp etilen thu được polietilen.

nCH2=CH2Trùng hợp(CH2-CH2)n


Câu 17:

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, ta cần sử dụng hóa chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, ta cần sử dụng lưu huỳnh để thu gom thủy ngân, sản phẩm tạo ra ít độc hơn.

Hg + S → HgS

Câu 18:

Ở nhiệt độ cao, chất nào sau đây không khử được Fe2O3?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

C+4O2 chứa số oxi hóa cao nhất của C ⇒ Chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử.


Câu 19:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Na là kim loại kiềm, thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn.

Câu 20:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A. Xenlulozơ: polisaccarit

B. Saccarozơ: đisaccarit

C. Glucozơ: monosaccarit

D. Fructozơ: monosaccarit

Câu 21:

Cho dãy các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Glucozơ và fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.


Câu 22:

Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol este X thu được 3,36 lít khí CO2 và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

nCO2=3,3622,4=0,15  mol;nH2O=2,718=0,15  mol

Số C trong X = nCO2nX=0,150,05=3

Số H trong X = 2.nH2OnX=2.0,150,05=6

Vậy công thức phân tử của X là C3H6O2


Câu 23:

Hòa tan hỗn hợp gồm Fe2O3 và Fe(OH)3 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O


Câu 24:

Cho m gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

nAg = 2nglucozơ hay nglucozơ = nAg2=1,08108.2=0,005 mol

mdung dich=mchattan.100%C%=0,005.180.1001=90gam

Câu 25:

Cho 4,6 gam kim loại Na tác dụng với nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2. Giá trị của V là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

nNa = 0,2 mol

nH2=nNa2=0,1  molVH2=nH2.22,4=0,1.22,4=2,24(lít)


Câu 26:

Cho 14,6 gam lysin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối, Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nlysin = 0,1 mol nHCl = 0,2 mol

Áp dùng định luật bảo toàn khối lượng

mmuối = mlysin + mHCl = 14,6 + 0,2.36,5 = 21,90 gam


Câu 27:

Phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phát biểu A sai vì trùng ngưng buta-1,3-đien thu được cao su buna.


Câu 28:

Cho bột kim loại Cu dư vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa các muối nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Thứ tự các phản ứng xảy ra như sau:

Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu 29:

Cho 0,78 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được 0,896 lít khí H2 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

nH2=0,89622,4=0,04  mol 

Bảo toàn nguyên tố H nHCl=nCl = 0,04.2 = 0,08 mol

mmuối = mkim loại + mCl= 0,78 + 0,08.35,5 = 3,62 gam


Câu 30:

Phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phát biểu B sai vì metyl metacrylat có 2 liên kết π trong phân tử.

1 liên kết π C=C và 1 liên kết π C=O.


Câu 33:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

 (1) Al2O3 + H2SO4 ® X + H2O

 (2) Ba(OH)2 + X ® Y + Z

 (3) Ba(OH)2 (dư) + X ® Y + T + H2O

Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

(1) Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O

 (2) 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 ® 3BaSO4 + 2Al(OH)3

 (3) 4Ba(OH)2 (dư) + Al2(SO4)3 ® 3BaSO4 + Ba(AlO2)2 + 4H2O


Câu 34:

Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây

 

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Thời gian điện phân (giây)

t

2t

3t

Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol)

0,32

0,80

1,20

Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam)

8,16

0

8,16

Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên.

Tổng giá trị (x + y + z) bằng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở thí nghiệm 2, dung dịch sau khi điện phân không hòa tan được Al2O3

Khi đó Cu2+ và H+ đã bị điện phân hết, trong dung dịch chỉ còn Na+, SO42- và Cl-

Còn tồn tại Cl- vì nếu không thì ở thí nghiệm 3, dung dịch sau điện phân không có sự chênh lệch H+ và OH- từ điện phân nước để phản ứng với Al2O3.

Lượng khí thoát ra từ 0 đến t là 0,32 mol và lượng khí thoát ra từ t đến 2t là 0,48 mol < 2.0,32

Ở thí nghiệm 1 có quá trình điện phân H+

Xét ở thí nghiệm 1: có khí thoát ra là:

Cl2:aH2:ba+b=0,32Bao  toan  ene(trong  t  giay)=2a=2b+2x

Xét thí nghiệm 2:

Cl2:2aCu:xH2Bao  toan  e2ax2a+(2ax)=0,8a=0,24b=0,08x=0,16   Bao  toan  HnH2SO4=nH2=y=2ax=0,32 mol

Xét thí nghiệm 3: có dung dịch sau điện phân gồm

SO42=x+y=0,48OH=2.nAl2O3=0,16Na+Bao  toan  dien  tichz=1,12

x + y + z = 1,6


Câu 35:

Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O4) là hai chất hữu cơ mạch hở đều tạo từ axit cacboxylic và ancol. Từ E và F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau

 (1) E + NaOH t° X + Y

 (2) F + NaOH t° X + Y

 (3) X + HCl → Z + NaCl

Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó phân tử Y không có nhóm -CH3.

Cho các phát biểu sau:

 (a) Chất E là hợp chất hữu cơ đơn chức.

 (b) Chất Y là đồng đẳng của ancol etylic.

 (c) Chất E và F đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

 (d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của axit axetic.

 (e) 1 mol chất F tác dụng được tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.

Số phát biểu đúng là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phát biểu (c) và (e) đúng.

E có công thức cấu tạo thu gọn là HCOO-CH2-CH2-OH

F có công thức cấu tạo thu gọn là (HCOO)2C2H4

X là HCOONa

Y là C2H4(OH)2

Z là HCOOH

a) Phát biểu sai vì E là hợp chất hữu cơ tạp chức.

(b) Phát biểu sai vì ancol etylic là ancol đơn chức còn C2H4(OH)2 là ancol hai chức, không cùng thuộc dãy đồng đẳng.

(c) Phát biểu đúng vì cùng có gốc HCOO- có khả năng tráng bạc.

(d) Sai vì HCOOH có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.

(e) Phát biểu đúng vì F có hai gốc HCOO-


Câu 37:

Cho X là axit cacboxylic đơn chức, mạch hở; Y là ancol no, đa chức, mạch hở. Đun hỗn hợp gồm 2,5 mol X, 1 mol Y với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa giữa X và Y) thu được 2 mol hỗn hợp E gồm, Y và các sản phẩm hữu cơ (trong đó chất Z chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau

 Thí nghiệm 1: Cho 0,4 mol E tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,25 mol khí H2.

 Thí nghiệm 2: Cho 0,4 mol E vào dung dịch brom dư thì có tối đa 1,0 mol Br2 tham gia phản ứng cộng.

 Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol E cần vừa đủ 1,95 mol khí O2 thu được CO2 và H2O.

Biết có 12% axit X ban đầu đã chuyển thành Z. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phản ứng este hóa có dạng: -COOH + -OH -COO- + H2O

Ta có nY ban đầu = nY (E) + n sản phẩm hữu cơ = 1 nX (E) = 2 - 1 =1

Gọi n là số mol X tham gia phản ứng este hóa

n = n-COOH phản ứng = n-OH phản ứng = nX ban đầu – nX(E) = 1,5

Quy đổi số mol E trong 3 thí nghiệm trên về 2 mol.

Xét thí nghiệm 1: Gọi Y là ancol có p nhóm chức

Bao  toan  e2nH2=2.0,25.20,4         =(nXnCOOHphan  ung+(p.nYnOHphan  ung)         =(2,51,5)+(p1,5)  p=3

Xét thí nghiệm 2:

nBr2=1.20,4=(kx1).2,5kx=3

Xét thí nghiệm 3:

BT.OnO(E)=nO(X)bandaunH2Ophanungestehoa=2,5.2+3.11,5=6,52.nCO2+nH2O=1,95.2.20,4+6,5nCO2nH2O=(kX1).2,5+(kY1).1+1,52.nCO2+nH2O=1,95.2.20,4+6,5nCO2nH2O=(31).2,5+(01).1+1,5=5,5nCO2=10,5nH2O=5

mE = 240 g

Quy đổi hỗn hợp ban đầu

CHCCOOH:2,5C3H5(OH)3:1CH2:xO2,t°nCO2=10,5x=0Z:(C2HCOO)3C3H5nZ=2,5.12%3=0,1%mZ(E)=10,33%


Câu 39:

Hỗn hợp E gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử hiđro. Tỉ khối của E đối với H2 là 13. Đốt cháy hoàn toàn a mol E cần vừa đủ 0,85 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

M¯E=13.2=26 E có chứa CH4

Gọi công thức trung bình của E là 

Cx¯H4x¯=116nCO2=116anH2O=2aBT.O2.0,85=2.116a+2aa=0,3nBr2=nCO2nH2O+nE=0,25


Câu 40:

Dẫn 0,35 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,62 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết Y vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,01 mol khí CO2. Giá trị của a là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

nCO2(X)=2.0,350,62=0,08  mol

Nhận thấy nHCl>2nCO2  Y chứa OH-

0,08 mol CO2NaOH:0,1Ba(OH)2:aBaCO3YNa+:0,1OH:xCO32:y0,05molHClCO2:0,01

nOHpu+2nCO32pu=0,05nCO32pu=nCO2=0,01nOHpu=0,03nCO32pu=0,010,03x=0,01yBaotoandientichx+2y=0,1x=0,06y=0,02BT.CnBaCO3=0,080,02=0,06BT.Baa=0,06


Bắt đầu thi ngay