Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Hà Nội (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Hà Nội (Lần 1) có đáp án
-
524 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tơ nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng hợp?
Tơ nitron được điều chế bằng phương pháp trùng hợp CH2=CH-CN.
Chọn A
Câu 2:
Kim loại Fe tác dụng với dung dịch chứa chất nào sau đây tạo ra khí H2?
A. Fe + AgNO3 —> Fe(NO3)2 + Ag
B. Không phản ứng.
C. Fe + HNO3 đặc nóng —> Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
D. Fe + H2SO4 loãng —> FeSO4 + H2
Chọn D
Câu 3:
Kim loại M tác dụng được với axit HCl và oxit của nó bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. M có thể là kim loại nào sau đây?
Kim loại M tác dụng được với axit HCl —> M đứng trước H trong dãy điện hóa.
Oxit của M bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao —> M đứng sau Al trong dãy điện hóa.
—> Chọn M là Fe:
Fe + HCl —> FeCl2 + H2
FexOy + CO —> Fe + CO2
Chọn A
Câu 4:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc, nóng?
Kim loại Au có tính khử rất yếu nên không tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
Chọn D
Câu 6:
Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau đây?
Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl:
Al2O3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O
Al2O3 + HCl —> AlCl3 + H2O
Chọn B
Câu 8:
Khi cho glyxin tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm muối có công thức là
Chọn C
Câu 14:
Chất nào sau đây là thành phần chính của bột tre, gỗ,. được dùng để sản xuất giấy?
Chọn D
Câu 16:
Khi cho phenol (C6H5OH) tác dụng với dung dịch Br2, sản phẩm kết tủa thu được có màu
Chọn C
Câu 17:
Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Na2CO3 sinh ra kết tủa?
Ca(OH)2 + Na2CO3 —> CaCO3↓ + NaOH
Chọn A
Câu 18:
Trong ngành công nghiệp nước giải khát, khí X được sử dụng để tạo gas cho nhiều loại đồ uống. Công thức hóa học của khí X là
Chọn C
Câu 21:
Cho 2,8 gam kim loại M tác dụng với khí Cl2 dư, thu được 8,125 gam muối. Kim loại M là
nCl2 = (m muối – m kim loại)/71 = 0,075
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
2,8x/M = 0,075.2 —> M = 56x/3
—> Chọn x = 3, M = 56: M là Fe
Chọn A
Câu 22:
Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam CaCO3, thu được khối lượng CaO là
CaCO3 —> CaO + CO2
nCaO = nCaCO3 = 0,2 —> mCaO = 11,2 gam
Chọn A
Câu 23:
Cho các nhận xét sau
(a) Để bảo quản kim loại natri, người ta ngâm chúng trong etanol.
(b) Có thể dùng thùng nhôm để dựng axit sunfuric đặc nguội.
(c) Dùng dung dịch HNO3 có thể phân biệt được Fe2O3 và Fe3O4.
(d) Phèn chua được ứng dụng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy.
(e) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch NaOH và đun nóng nhẹ, thấy có khí mùi khai thoát ra.
Số nhận xét đúng là
(a) Sai, Na tan trong etanol nên không thể bảo quản Na bằng cách ngâm trong etanol. Na không tác dụng với dầu hỏa nên bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
(b) Đúng, do Al thụ động trong H2SO4 đặc nguội nên có thể dùng thùng đựng bằng Al.
(c) Đúng, Fe2O3 không tạo khí, Fe3O4 có tạo khí (NO2, NO…)
(d) Đúng
(e) Đúng: NH4HCO3 + NaOH —> Na2CO3 + NH3 + H2O
Chọn B
Câu 24:
Thủy phân m gam tinh bột sau một thời gian thu được m gam glucozơ (giả sử chỉ xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột thành glucozơ). Hiệu suất của phản ứng thủy phân là
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
Tự chọn m = 180 —> nC6H12O6 = 1
—> H = 1.162/180 = 90%
Chọn A
Câu 25:
Cho các chất sau: etilen, acrilonitrin, benzen và metyl metacrylat. Số chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo là
Các chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo là: etilen và metyl metacrylat.
Còn lại benzen không tham gia trùng hợp, acrilonitrin tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành tơ.
Chọn B
Câu 26:
Khi sản xuất rượu etylic bằng phương pháp lên men tinh bột, phần còn lại sau chưng cất được gọi là bỗng rượu. Bỗng rượu để trong không khí lâu ngày thường có vị chua, khi dùng bỗng rượu nấu canh thì thường có mùi thơm. Chất tạo nên mùi thơm của bỗng rượu là
Bỗng rượu để lâu ngày bị chua do ancol etylic bị lên men giấm:
C2H5OH + O2 —> CH3COOH + H2O
Khi nấu, dưới tác dụng của nhiệt, một lượng nhỏ este CH3COOC2H5 tạo thành là nguyên nhân tạo nên mùi thơm nhẹ của bỗng:
CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O
Chọn C
Câu 27:
Fe2O3 không phản ứng với hóa chất nào sau đây?
A. Fe2O3 + H2 —> Fe + H2O
B. Fe2O3 + HCl —> FeCl3 + H2O
C. Không phản ứng
D. Fe2O3 + Al —> Fe + Al2O3
Chọn C
Câu 28:
Cho 0,2 mol alanin phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
CH3CH(NH2)COOH + NaOH —> CH3CH(NH2)COONa + H2O
—> nNaOH = nAla = 0,2 —> mNaOH = 8 gam
Chọn D
Câu 29:
Xà phòng hóa hoàn toàn este X (C5H10O2) mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm muối natri propionat và ancol Y. Tên gọi của Y là
Muối natri propionat là C2H5COONa —> X là C2H5COOC2H5 —> Y là C2H5OH:
C2H5COOC2H5 + NaOH —> C2H5COONa + C2H5OH
Chọn B
Câu 30:
Triglixerit X được tạo bởi glixerol và ba axit béo gồm: axit panmitic, axit oleic và axit Y. Cho 49,56 gam E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được glixerol và 54,88 gam muối. Mặt khác, a mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với Br2 trong dung dịch, thu được 63,40 gam sản phẩm hữu cơ. Giá trị của a là
nX = e và nY = 2e —> nKOH = 5e, nC3H5(OH)3 = e và nH2O = 2e.
Bảo toàn khối lượng:
49,56 + 56.5e = 54,88 + 92e + 18.2e —> e = 0,035
X là (C15H31COO)(C17H33COO)(RCOO)C3H5 và Y là RCOOH
—> mE = 0,035(R + 621) + 0,07(R + 45) = 49,56
—> R = 235 (C17H31-)
—> nBr2 = 3nX + 2nY = 0,245
—> 3e mol E tạo 49,56 + 0,245.160 = 88,76 gam dẫn xuất brôm
Để tạo 63,40 gam dẫn xuất cần nE = 63,40.3e/88,76 = 0,075
Chọn C
Câu 31:
Este X đa chức, no, mạch hở có công thức phân tử dạng CnH8On. Xà phòng hoá hoàn toàn X bởi dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối E và F (ME < MF) của 2 axit cacboxylic hơn kém nhau 1 nguyên tử Cacbon và hỗn hợp ancol Z gồm hai chất G và T (MG < MT) cũng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon trong phân tử.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Các chất trong Y đều có khả năng tráng bạc.
(c) Từ etilen có thể tạo ra T bằng một phản ứng.
(d) Đốt cháy hoàn toàn F thu được hỗn hợp Na2CO3, CO2, H2O.
(e) Từ G điều chế axit axetic là phương pháp hiện đại
Số phát biểu đúng là
Este no, mạch hở nên k = số COO = 0,5n
—> (2n + 2 – 8)/2 = 0,5n —> n = 6
X là C6H8O6
Từ X tạo 2 muối hơn kém 1C + hai ancol hơn kém 1C nên X là:
HCOO-CH2-CH2-OOC-COO-CH3
E là HCOONa; F là (COONa)2
G là CH3OH, T là C2H4(OH)2
(a) Sai
(b) Sai, trong Y chỉ có HCOONa tráng bạc
(c) Đúng: C2H4 + KMnO4 + H2O —> C2H4(OH)2 + MnO2 + KOH
(d) Sai, đốt F không tạo H2O
(e) Đúng: CH3OH + CO —> CH3COOH
Chọn B
Câu 32:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng với oxi, thu được 44 gam hỗn hợp Y chỉ gồm các oxit kim loại. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch NaOH dư, thu được 58,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Mỗi O trong Y sẽ được thay thế bởi 2OH để tạo hiđroxit kết tủa nên:
nO(Y) = (58,4 – 44)/(17.2 – 16) = 0,8
—> m = mY – mO(Y) = 31,2 gam
Chọn C
Câu 33:
Cho sơ đồ chuyển hóa:
Chất X còn được gọi là xút ăn da; Y, Z, T là các hợp chất khác nhau; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Các chất T và E thỏa mãn sơ đồ trên là
X còn được gọi là xút ăn da —> X là NaOH
—> Y là CO2, Z là Na2CO3, T là NaHCO3, E là Ba(OH)2.
(Loại E là Ba3(PO4)2 vì muối này không tan, không phản ứng với Na2CO3).
NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
CO2 + H2O + Na2CO3 → NaHCO3
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH
Chọn B
Câu 34:
Cho các nhận xét sau:
(a) Ở nhiệt độ phòng, dầu thực vật thường ở trạng thái lỏng.
(b) Xenlulozơ bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit HCl.
(c) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Nước ép quả nho chín có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là
(a) Đúng, dầu thực vật là chứa chủ yếu chất béo có gốc axit không no nên ở thể lỏng trong nhiệt độ phòng.
(b) Đúng, xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường axit.
(c) Đúng, sữa chứa protein hòa tan, bị đông tụ khi gặp môi trường axit (chanh).
(d) Đúng:
nH2N-(CH2)5-COOH —> (-NH-(CH2)5-CO-)n + nH2O
(e) Đúng, nước ép nho chứa nhiều glucozơ, một loại đường có tráng gương.
Chọn A
Câu 35:
Nung hỗn hợp gồm x mol Fe(NO3)2, y mol FeS2 và z mol FeCO3 trong bình kín chứa một lượng dư không khí. Sau khi các phản ứng xẩy hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất bình không đổi so với ban đầu. Mối liên hệ giữa x, y, z là
4Fe(NO3)2 —> 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
x…………………………………..2x…..0,25x
4FeS2 + 11O2 —> 2Fe2O3 + 8SO2
y…………..2,75y……………………..2y
4FeCO3 + O2 —> 2Fe2O3 + 4CO2
z…………..0,25z…………………..z
Áp suất không thay đổi nên n khí phản ứng = n khí sản phẩm
—> 2,75y + 0,25z = 2,25x + 2y + z
—> 2,25x + 0,75z = 0,75y
—> 3x + z = y
Chọn B
Câu 36:
Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. X hoà tan được tối đa 2,04 gam Al2O3. Hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
nCuSO4 = 0,05
nAl2O3 = 0,02 —> Hòa tan Al2O3 là do NaOH
—> nNaOH = 0,04 và nNa2SO4 = 0,05
—> nNaCl = 0,14 —> nCl2 = 0,07
Đặt nH2 = a và nO2 = b
—> a + b + 0,07 = 0,105
Bảo toàn electron: 0,05.2 + 2a = 0,07.2 + 4b
—> a = 0,03 và b = 0,005
—> ne = 0,16 = It/F
—> t = 7720 giây
Chọn B
Câu 37:
Thực hiện thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%.
Bước 2: Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 3: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% rồi lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút.
Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm:
(a) Ở bước 1 có thể thay 1 ml dung dịch lòng trắng trứng bằng 1 ml dầu ăn.
(b) Ở bước 3 có xảy ra phản ứng màu biure.
(c) Ở bước 2 có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.
(d) Để thí nghiệm xảy ra phản ứng màu biure nhanh hơn thì ở bước 2 cần phải đun nóng ống nghiệm bằng đèn cồn.
(e) Sau bước 3, thu được dung dịch đồng nhất có màu tím đặc trưng.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(a) Sai, dầu ăn không có phản ứng màu biurê
(b) Đúng: CuSO4 + NaOH —> Cu(OH)2 + Na2SO4
Sau đó Cu(OH)2 tham gia phản ứng màu biure
(c)(e) Đúng
(d) Sai, nếu đun nóng protein sẽ bị đông tụ và không còn phản ứng màu được nữa.
Chọn D
Câu 38:
Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,24 mol hỗn hợp Y gồm các hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,24 mol Y phản ứng tối đa với 0,12 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Y có dạng CnH2n+2-2k với k = nBr2/nY = 0,5
MY = 14n + 2 – 2k = 14,5.2
—> n = 2 —> Y là C2H5
Phản ứng cộng H2 không làm thay đổi số C nên các hiđrocacbon trong X có dạng C2H4.
C2H4 + 0,5H2 —> C2H5
—> nH2 = nY/2 = 0,12
Chọn B
Câu 39:
Chia 37,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần một trong dung dịch chứa 0,4 mol HCl, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai khí (có tỉ khối so với H2 bằng 11,5), dung dịch Y (chỉ chứa muối) và hỗn hợp rắn G (gồm hai kim loại). Hòa tan hết phần hai với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,265 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Phần trăm khối lượng của CuO có trong 37,52 gam hỗn hợp X là:
X + HCl —> nCO2 = nH2 = 0,05
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O
—> nO = nH2O = 0,15
Quy đổi mỗi phần thành Fe (a), Cu (b), O (0,15) và CO2 (0,05)
—> 56a + 64b + 0,15.16 + 0,05.44 = 37,52/2 = 18,76
X + H2SO4 đặc nóng —> nCO2 = 0,05 và nSO2 = 0,215
Bảo toàn electron: 3a + 2b = 0,15.2 + 0,215.2
—> a = 0,23; b = 0,02
—> %CuO = 80b/18,76 = 8,53%
Chọn B
Câu 40:
Hỗn hợp E gồm este đa chức X (mạch hở) và este đơn chức Y. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH 12,8%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn khan T gồm ba muối N, P, Q (MN < MP < MQ < 120) và 185,36 gam chất lỏng Z. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 2,18 mol O2, thu được 0,32 mol Na2CO3, 1,88 mol CO2 và 0,72 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với:
Muối chứa COONa (u) và ONa (v)
nNaOH = u + v = 0,32.2
Bảo toàn O: 2u + v + 2,18.2 = 0,32.3 + 1,88.2 + 0,72
—> u = 0,44; v = 0,2
mH2O trong dung dịch kiềm = 0,64.40.87,2%/12,8% = 174,4
nH2O sản phẩm = nONa = 0,2
—> mAncol = mZ – 174,4 – 0,2.18 = 7,36
Ancol dạng R(OH)r (u – v)/r = 0,24/r mol
—> M ancol = R + 17r = 7,36r/0,24
—> R = 41r/3
—> r = 3, R = 41, ancol là C3H5(OH)3 (0,08 mol)
MN < MP < MQ < 120 nên Q là C6H5ONa (0,2 mol)
nACOONa = 0,44 —> Số H = (0,72 – 0,2.2,5).2/0,44 = 1
—> Các muối đơn đều có 1H
—> HCOONa (0,16) và CH≡C-COONa (0,28) (Bấm hệ nNa và nC để tính số mol)
X là (HCOO)2(CH≡C-COO)C3H5 (0,08)
Y là CH≡C-COOC6H5 (0,2)
—> %X = 35,63%
Chọn C