(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Lạng Sơn (Lần 2) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Lạng Sơn (Lần 2) có đáp án
-
130 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Cho E (C3H7NO2) và F (C4H9NO4) là các chất hữu cơ mạch hở. Cho các chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) E + NaOH (t°) → X + Y (2) F + 2NaOH (t°) → X + Z + 2H2O
(3) Z + HCl → T + NaCl (4) Y + CO (xt, t°) → T
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử chất X, Z, T có cùng số nguyên tử cacbon.
(b) Phân tử chất E chứa đồng thời nhóm –NH2 và nhóm -COOH.
(c) Trong y học, chất Y được sử dụng để sát trùng, diệt khuẩn.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Y nhỏ hơn nhiệt độ sôi của chất T.
(e) Chất Z, T có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
Số phát biểu đúng là :
(4) → Y là CH3OH và T là CH3COOH
(3) → Z là CH3COONa
(1) → E là H2N-CH2-COOCH3 và X là H2N-CH2-COONa
(2) → F là CH3COONH3-CH2-COOH
(a) Đúng, X, Z, T đều có 2C
(b) Sai, E chứa -NH2 và -COO-
(c) Sai, chất được sử dụng để sát trùng, diệt khuẩn là C2H5OH.
(d) Đúng, do MY < MT và Y có liên kết H liên phân tử kém bền hơn T nên nhiệt độ sôi của chất Y nhỏ hơn nhiệt độ sôi của chất T.
(e) Sai, Z và T đều không tráng gương.
Chọn C
Câu 4:
Cho các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất không có phản ứng thủy phân là
Glucozơ, fructozơ là các monosaccarit nên không có phản ứng thủy phân.
Chọn C
Câu 6:
Cho X, Y, Z, T là các chất tan khác nhau trong số 4 dung dịch riêng biệt: NaOH, NaHCO3, NaHSO4 và Na2CO3. Tiến hành thí nghiệm với một số dung dịch trên thu được kết quả như sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Dung dịch Ca(OH)2 |
Kết tủa trắng |
Y |
Dung dịch CaCl2 |
Kết tủa trắng |
T |
Quỳ tím |
Quỳ tím hoá đỏ |
Kết luận nào sau đây đúng?
Chọn C
Câu 7:
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl
B. Không phản ứng
C. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Chọn B
Câu 8:
Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,.Công thức hoá học của natri cacbonat là
Chọn D
Câu 9:
Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl2, H2SO4 loãng và AgNO3. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe là
Có 3 dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Fe:
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2
AgNO3 + Fe → Fe(NO3)2 + Ag
Chọn D
Câu 10:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(c) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Thành phần chính của cao su thiên nhiên là polime có công thức (C4H6)n.
(e) Anbumin có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(f) Dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển màu hồng.
Số phát biểu đúng là :
(a)(b) Đúng
(c) Sai, amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(d) Sai, thành phần chính của cao su thiên nhiên là polime có công thức (C5H8)n.
(e) Đúng
(f) Sai, dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Chọn B
Câu 11:
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
Nhiệt độ sôi (°C) |
182 |
184 |
-6,7 |
-33,4 |
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) |
6,48 |
7,82 |
10,81 |
10,12 |
Nhận xét nào sau đây đúng?
Dựa theo pH ta có:
+ Axit mạnh nhất (pH thấp nhất) là C6H5OH (X)
+ Bazơ mạnh nhất (pH cao nhất) là CH3NH2 (Z)
+ Bazơ yếu nhất là C6H5NH2 (Y)
+ Còn lại là NH3 (T)
Chọn B
Câu 13:
Xà phòng hóa este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và ancol không no Z. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
X là HCOOCH2-CH=CH2
HCOOCH2-CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CH-CH2OH
Chọn C
Câu 15:
Hợp chất nào sau đây không thuộc loại đipeptit?
Hợp chất H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH không thuộc loại đipeptit vì mắt xích H2NCH2CH2CO— không tạo bởi α-amino axit.
Chọn B
Câu 16:
Cho Al tác dụng với lần lượt các dung dịch axit sau: HCl; HNO3 loãng; H2SO4 đặc, nguội; HNO3 đặc, nguội; H2SO4 loãng. Số dung dịch có thể hòa tan được Al là :
Có 3 dung dịch có thể hòa tan được Al là HCl; HNO3 loãng; H2SO4 loãng.
Chọn B
Câu 17:
Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, phenol ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng
(b) Đúng, phenol có tính axit nhưng rất yếu
(c) Đúng
(d) Đúng, do có nhóm OH hoạt hóa vòng thơm nên phenol rất dễ thế ở vòng
(e) Đúng
Chọn C
Câu 19:
Một số este có mùi thơm đặc trưng như benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Công thức cấu tạo của benzyl axetat là
Chọn B
Câu 20:
Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá học là
A xảy ra ăn mòn điện hóa học vì có cặp điện cực Fe-C tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li (dung dịch H2SO4 loãng).
Chọn A
Câu 21:
Khí thải của một nhà máy có mùi trứng thối. Sục khí thải đó qua dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Điều này chứng tỏ khí thải trong nhà máy có chứa khí :
Khí thải có chứa khí H2S:
H2S + Pb(NO3)2 → PbS (đen) + HNO3
Chọn A
Câu 22:
Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + 2NaHCO3
B. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
C. Không phản ứng
D. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Chọn A
Câu 23:
Khi đun nóng chất béo lỏng triolein trong nồi kín rồi sục dòng khí hiđro dư (xúc tác Ni), sau đó để nguội thu được khối chất rắn là
Khi đun nóng chất béo lỏng triolein trong nồi kín rồi sục dòng khí hiđro dư (xúc tác Ni), sau đó để nguội thu được khối chất rắn là tristearin:
(C17H33COO)3C3H5 + H2 → (C17H35COO)3C3H5
Chọn D
Câu 24:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch KOH dư.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(d) Cho NH4Cl vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.
(e) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất khí là
(a) NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
(b) Al2O3 + KOH → KAlO2 + H2O
(c) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
(d) NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + NH3 + H2O
(e) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl
Chọn D
Câu 25:
Nung nóng FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
Nung nóng FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là Fe2O3:
FeCO3 + O2 → Fe2O3 + CO2
Chọn B
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đúng
B. Sai, tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Sai, tơ poliamit có nhóm amit -CONH- bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Sai, tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.
Chọn A
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa axit stearic, axit panmitic và triglixerit của axit stearic, axit panmitic) cần vừa đủ 9,408 lít O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hoá m gam X bằng NaOH vừa đủ thì thu được a gam muối. Giá trị của a là
nO2 = 0,42; nCO2 = 0,3; nH2O = 0,29
Bảo toàn khối lượng → mX = 4,98
nTriglixerit = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,005
Bảo toàn O → nAxit béo = 0,01
→ nNaOH = 0,025; nH2O = 0,01 và nC3H5(OH)3 = 0,005
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = m muối + mH2O + mC3H5(OH)3
→ m muối = 5,34 gam
Chọn A
Câu 31:
Hoà tan m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 5A. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:.
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 11580 |
2t |
Tổng số mol khí ở 2 điện cực |
a |
a + 0,35 |
22a/9 |
Số mol Cu ở catot |
0,5 |
0,6 |
0,6 |
Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. % theo khối lượng của NaCl trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị là ?
Trong 11580s (tính từ t đến t + 11580) có ne = 0,6
nCu = 0,1 → nH2 = 0,2 → n khí anot = 0,35 – 0,2 = 0,15 → Chỉ có O2.
Lúc t giây ne = 2nCu = 1, anot có nCl2 = b → nO2 = a – b
→ 2b + 4(a – b) = 1 (1)
Lúc 2t giây có ne = 2
Catot: nCu = 0,6 → nH2 = 0,4
Anot: nCl2 = b → nO2 = 0,5 – 0,5b
n khí tổng = 0,4 + b + 0,5 – 0,5b = 22a/9 (2)
(1)(2) → a = 0,45; b = 0,4
nNaCl = 2b = 0,8 và nCuSO4 = nCu max = 0,6
→ %NaCl = 32,77%
Chọn B
Câu 32:
Đốt cháy m gam kim loại M (có hóa trị không đổi) trong 1,4 lít khí O2 (đktc) đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư thu được 20,025 gam muối và 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
nO2 = 0,0625 → nH2O = 0,125
Bảo toàn H → nHCl phản ứng = 2nH2O + 2nH2 = 0,45
→ m = 20,025 – 0,45.35,5 = 4,05 gam
Chọn C
Câu 33:
Cho 8,24 gam α-amino axit X (phân tử có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2) phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 11,16 gam muối. X là
nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,08
→ MX = 103: C4H9NO2
X là α-amino axit nên chọn cấu tạo H2NCH(C2H5)COOH.
Chọn A
Câu 34:
Trên bao bì một loại phân bón NPK của một công ty phân bón nông nghiệp có ghi độ dinh dưỡng là 24 – 24 – 12. Để cung cấp 11,95 kg nitơ, 1,89 kg photpho và 2,89 kg kali cho 1000 m² đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với phân đạm hai lá (độ dinh dưỡng là 35%) và phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Cho rằng mỗi m2 đất trồng đều được bón với lượng phân như nhau, nếu người nông dân sử dụng 420,08 kg phân bón vừa trộn trên thì diện tích đất trồng được bón phân là
Để bón cho 1000 m² đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (x kg) với đạm hai lá (y kg) và phân kali (z kg)
mN = 11,95 = 24%x + 35%y
mP = 1,89 = 24%x.31.2/142
mK = 2,89 = 12%x.39.2/94 + 60%z.39.2/94
→ x = 18; y = 21,8; z = 2,2
→ x + y + z = 42 kg
Với 420,08 kg thì bón được cho 420,08.1000/42 = 10000 m² đất trồng.
Chọn B
Câu 35:
X là amino axit có công thức CnH2n+1NO2, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối Z (gồm 3 muối P, Q, R, trong đó MP < MQ < MR). Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, K2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối Q trong Z là
Quy đổi Z thành C2H4O2NK (x), HCOOK (y) và CH2 (z)
nKOH = x + y = 0,45 → nK2CO3 = 0,225
nO2 = 2,25x + 0,5y + 1,5z = 1,125
mCO2 + mH2O = 44(2x + y + z – 0,225) + 18(2x + 0,5y + z) = 50,75
→ x = 0,3; y = 0,15; z = 0,25
Z gồm AlaK (0,1), GlyK (0,2), HCOOK (0,15) và CH2 (0,15)
⇔ AlaK (0,1), GlyK (0,2), CH3COOK (0,15)
Q là GlyK → mQ = 22,6 gam
Chọn C
Câu 36:
Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,568 lít khí (đktc). Giá trị của m là ?
nH2SO4 = 0,1 và nH2 = 0,07 → nFe = nH2 = 0,07
→ mFe = 3,92 gam
Chọn D
Câu 37:
Hỗn hợp E gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe(NO3)2 và FeCO3 (trong E oxi chiếm 28,07% khối lượng). Nung 13,68 gam E trong chân không thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit của Fe) và 0,06 mol hỗn hợp khí CO2 và NO2. Hòa tan hết X bằng dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 0,06 mol khí H2 và dung dịch Y chứa 21,74 gam muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nO(E) = 13,68.28,07%/16 = 0,24
→ nO(X) = 0,24 – 0,06.2 = 0,12
→ nH2O = 0,12
Bảo toàn H → nHCl = 2nH2O + 2nH2 = 0,36
→ nAgCl = 0,36 và nFe = (21,74 – 0,36.35,5)/56 = 0,16
Bảo toàn electron: 3nFe = 2nO(X) + 2nH2 + nAg
→ nAg = 0,12
→ m↓ = 64,62 gam
Chọn A
Câu 38:
Khí sinh học Biogas được sản xuất bằng cách ủ các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, rác thải sinh hoạt. Khí biogas thường được sử dụng để làm nguồn khí đốt thay thế gas, phục vụ cho nhu cầu đun nấu. Việc sử dụng nước nóng từ bình đun bằng khí biogas đã đem lại lợi ích thiết thực về kinh tế và tiện nghi sinh hoạt cho các hộ gia đình. Thành phần chính của khí biogas là khí metan (chiếm 60% thể tích) và một số khí khác (giả sử không cháy). Khi 1 gam metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Biết rằng muốn nâng 1 gam nước lên 1°C cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước. Cần đốt ít nhất bao nhiêu lít khí biogas (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 8 lít nước trong bình nóng lạnh (D = 1,0 g/cm³) từ 20°C lên 100°C?
mCH4 = 4,18.8000.1.(100 – 20)/(55,6.10³) = 48,115 gam
→ nCH4 = 3,0072 mol
→ V khí biogas = 3,0072.22,4/60% = 112,27 lít
Chọn D
Câu 39:
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 30 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 14,16 gam. Giá trị của m là
Δm = mCO2 – mCaCO3 = -14,16 → nCO2 = 0,36
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nCO2
→ m tinh bột = 0,36.162/2.75% = 38,88 gam
Chọn C
Câu 40:
Thủy phân hoàn toàn 15,0 gam este đơn chức X (phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi) bằng dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam muối Y và b gam ancol Z. Giá trị của a và b lần lượt là
Phân tử X có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi → X là C2H4O2 hay HCOOCH3
nHCOOK = nCH3OH = nHCOOCH3 = 0,25
→ mHCOOK = a = 21 và mCH3OH = b = 8
Chọn A