(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Cần Thơ (Đề 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học Sở giáo dục và đào tạo Cần Thơ (Đề 1) có đáp án
-
164 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Ở nhiệt độ cao, kim loại Al khử được oxit kim loại nào sau đây?
Ở nhiệt độ cao, kim loại Al khử được oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa:
Al + FeO → Al2O3 + Fe
Chọn D
Câu 6:
Chất rắn thu được khi nung Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi là
Chất rắn thu được khi nung Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi là Fe2O3:
Fe(OH)2 + O2 → Fe2O3 + H2O
Chọn A
Câu 8:
Kim loại nào sau đây có thể tan được trong dung dịch NaOH?
Kim loại Al có thể tan được trong dung dịch NaOH:
Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
Chọn C
Câu 14:
Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
Kim loại đứng sau Al có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện → Chọn Ag.
Chọn B
Câu 16:
Khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”?
Chọn A
Câu 18:
Kim loại kiềm thường được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong
Trong phòng thí nghiệm, kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa vì dầu hỏa không tác dụng với kim loại kiềm, không hút ẩm, không hòa tan O2 nên ngăn kim loại kiềm tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Chọn D
Câu 21:
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học?
D xảy ra phản ứng:
HCl + H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaCl
Nếu HCl còn dư: HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + H2O
Chọn D
Câu 22:
Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2, C3H6 và H2. Đốt cháy hoàn toàn 2,464 lít hỗn hợp khí X, thu được 4,928 lít khí CO2 và m gam H2O. Mặt khác, 1,53 gam X phản ứng tối đa với 9,6 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
nX = 0,11; nCO2 = 0,22; nH2O = x; nBr2 làm no 0,11 mol X = y
→ 0,11 = x + y – 0,22
mX/nBr2 = (2x + 0,22.12)/y = 1,53/0,06
→ x = 0,21; y = 0,12
→ mH2O = 18x = 3,78 gam
Chọn D
Câu 23:
Khối lượng muối thu được khi cho 2,92 gam lysin phản ứng với lượng dư dung dịch HCl là
Lys + 2HCl → Lys(HCl)2
nLys(HCl)2 = nLys = 2,92/146 = 0,02
→ mLys(HCl)2 = 4,38 gam
Chọn D
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
B. Sai, cao su thiên nhiên đàn hồi tốt hơn cao su buna.
C. Sai, polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH2.
D. Đúng
Chọn D
Câu 25:
Thí nghiệm nào sau đây không thu được muối sắt (III)?
A. Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + H2O
B. FeO + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
C. Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O
D. Fe + Cl2 → FeCl3
Chọn A
Câu 26:
Nhiệt phân hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3, thu được 0,96 gam chất rắn và V lít khí CO2. Giá trị của V là
nCO2 = (1,84 – 0,96)/44 = 0,02
→ V = 0,448 lít
Chọn B
Câu 27:
Để làm nóng 1 gam nước (khối lượng riêng là 1 gam/ml) thêm 1°C thì cần nhiệt lượng là 4,184 J. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol cacbon thì tỏa ra lượng nhiệt là 393,5 kJ. Để đun sôi 1 lít nước từ 25°C lên 100°C thì cần m gam than (trong đó cacbon chiếm 90% về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ). Biết hiệu suất sử dụng nhiệt là 90% và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Bảo toàn năng lượng:
90%.90%.393,5.10³.m/12 = 4,184.1000.1.(100 – 25)
→ m = 11,81 gam
Chọn A
Câu 28:
Chất nào sau đây phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thì thu được dung dịch chứa hai muối?
Phenyl axetat phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thì thu được dung dịch chứa hai muối:
CH3COOC6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
cHỌN C
Câu 29:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 4,032 lít khí O2, thu được khí CO2 và 3,06 gam H2O. Giá trị của m là
Quy đổi hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ thành C và H2O
nC = nO2 = 0,18 → m = mC + mH2O = 5,22 gam
Chọn D
Câu 30:
Cho 3,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào lượng dư dung dịch HCl, sau khi các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch X và m gam chất rắn. Giá trị của m là
Cu + Fe3O4 + 8HCl → CuCl2 + 3FeCl2 + 4H2O
nCu = 0,02; nFe3O4 = 0,01 → nCu dư = 0,01
→ mCu dư = 0,64 gam
Chọn C
Câu 31:
Cho kim loại Fe vào dung dịch nào sau đây chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học?
Cho kim loại Fe vào dung dịch FeCl3 chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học do không có cặp điện cực:
Fe + FeCl3 → FeCl2
Chọn C
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây sai?
B. Sai, phân tử xenlulozơ gồm nhiều mắt xích β–glucozơ liên kết với nhau.
Chọn B
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.
(b) Hỗn hợp gồm Na và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) có thể tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxit rất mỏng và bền bảo vệ.
(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2 thì xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.
(đ) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Sai, Al2O3 không tan hết:
2Na + H2O + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2
(c) Đúng
(d) Sai, NaHCO3 không phản ứng với BaCl2 ở nhiệt độ thường.
(đ) Đúng
Chọn B
Câu 34:
Thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.
(b) X1 + X3 → X5 + H2O.
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.
Biết các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol. Các chất X2 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
(d) → X4 là BaCO3 và X6 là H2SO4 (do X4 không tan, theo phản ứng (a)).
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.
KOH + Ba(HCO3)2 dư → KHCO3 + BaCO3 + H2O
(b) X1 + X3 → X5 + H2O.
KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.
Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KHCO3
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
→ X2 là Ba(HCO3)2 và X6 là H2SO4.
Chọn D
Câu 35:
Hỗn hợp E chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác), trong E nguyên tố oxi chiếm 10,9777% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 133,38 gam hỗn hợp các muối C15H31COONa, C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 11,04 gam glixerol. Để đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 11,625 mol O2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
nC3H5(OH)3 = 0,12
Quy đổi E thành HCOOH (x), CH2 (y), H2 (z), C3H5(OH)3 (0,12) và H2O (-0,12.3 = -0,36)
m muối = 68x + 14y + 2z = 133,38
nO2 = 0,5x + 1,5y + 0,5z + 3,5.0,12 = 11,625
mO = 16.2x = 10,9777%(46x + 14y + 2z + 0,12.92 – 0,36.18)
→ x = 0,44; y = 7,44; z = -0,35
→ a = -z = 0,35
Chọn D
Câu 36:
Hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Mg và MgO. Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), đun nóng thì thu được dung dịch Y và 1,12 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 48,274 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng 80 gam dung dịch HCl 10,95%, thu được 0,672 lít khí H2 và dung dịch E chỉ chứa các muối. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của FeCl3 trong E là
nHCl = 80.10,95%/36,5 = 0,24; nH2 = 0,03
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O
→ nO(X) = nH2O = 0,09
nSO2 = 0,05
Quy đổi X thành Mg (a), Fe (b) và O (0,09)
Bảo toàn electron: 2a + 3b = 2.0,09 + 0,05.2 (1)
nH2SO4 phản ứng = 2nSO2 + nO = 0,19
→ nH2SO4 dư = 0,19.20% = 0,038
→ nSO42-(Y) = a + 1,5b + 0,038
m rắn = 40a + 160b/2 + 233(a + 1,5b + 0,038) = 48,274 (2)
(1)(2) → a = 0,05; b = 0,06
T gồm MgCl2 (0,05), FeCl2 (u) và FeCl3 (v)
Bảo toàn Cl → 0,05.2 + 2u + 3v = 0,24
Bảo toàn Fe → u + v = 0,06
→ u = 0,04; v = 0,02
mddE = mX + mddHCl – mH2 = 85,94
→ C%FeCl3 = 162,5v/85,94 = 3,78%
Chọn D
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(a) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(b) Dung dịch axit glutamic có thể làm quỳ tím hóa màu đỏ.
(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
(đ) Thủy phân vinyl fomat thì thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, gốc thơm làm giảm tính bazơ nên phenylamin có lực bazơ yếu hơn amoniac.
(b) Đúng, do Glu có 2COOH và 1NH2
(c)(d) Đúng
(đ) Đúng: HCOOCH=CH2 + H2O → HCOOH + CH3CHO (HCOOH và CH3CHO đều có phản ứng tráng bạc).
Chọn B
Câu 38:
Cho axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y. Tiến hành các thí nghiệm với hỗn hợp E gồm X, Y, Z (nX < nY):
• Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 0,15 mol khí CO2.
• Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
• Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol E, thu được 7,3 mol khí CO2 và 5,7 mol H2O. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Số nguyên tử hiđro có trong Z là
(Chia đôi số liệu TN3: Đốt cháy 0,5 mol E bằng O2 dư thu được 3,65 mol CO2 và 2,85 mol H2O.)
TN1 → nX = nCO2 = 0,15
Quy đổi E thành axit, ancol và H2O.
nAncol = nE – nX = 0,35 → M ancol = 32,2/0,35 = 92: Ancol là C3H5(OH)3
Bảo toàn C → nC của axit = 3,65 – 0,35.3 = 2,6
→ Số C của axit = 2,6/0,65 = 4
Vậy sau quy đổi E gồm C4HyO2 (0,65), C3H5(OH)3 (0,35) và H2O
→ nH2O = 0,5 – 0,65 – 0,35 = -0,5
nH2O đốt E = 0,65y/2 + 0,35.4 – 0,5 = 2,85
→ y = 6: Axit là C3H5COOH
Z có dạng (C3H5COO)xC3H5(OH)3-x (0,5/x mol)
E ban đầu gồm:
C3H5COOH (0,15)
C3H5(OH)3 (0,35 – 0,5/x)
(C3H5COO)xC3H5(OH)3-x (0,5/x mol)
nX < nY ⇔ 0,15 < 0,35 – 0,5/x → x > 2,5
→ x = 3 là nghiệm duy nhất
Z là (C3H5COO)3C3H5 → Z có 20H
Chọn B
Câu 39:
Dẫn khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3, đun nóng thì thu được hỗn hợp khí X và 5,44 gam hỗn hợp chất rắn Y. Dẫn toàn bộ X vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của m là
nO bị lấy = nCO2 = nBaCO3 = 0,06
→ mFe2O3 = 0,06.16 + 5,44 = 6,4 gam
Chọn C
Câu 40:
Dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A, hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Số khí sinh ra từ bình điện phân, khối lượng catot tăng, khối lượng dung dịch giảm theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
Khối lượng catot tăng (gam) |
Khí thoát ra ở hai cực |
Khối lượng dung dịch giảm (gam) |
t |
m |
Hai đơn chất khí |
a |
1,5t |
1,5m |
Hai đơn chất khí |
a + 5,6 |
2t |
1,5m |
Ba đơn chất khí |
2a - 7,64 |
Số mol NaCl có trong X là
Trong khoảng thời gian 0,5t giây (tính từ t đến 1,5t), catot thoát ra 0,5m gam Cu → Anot thoát nO2 = nCu/2 = m/256
→ m giảm = 0,5m + 32m/256 = 5,6
→ m = 8,96
Đặt nNaCl = 2x
Tại thời điểm t giây (ne = 2m/64 = 0,28)
Catot: nCu = 0,14
Anot: nCl2 = x, bảo toàn electron → nO2 = 0,07 – 0,5x
m giảm = 8,96 + 71x + 32(0,07 – 0,5x) = a (1)
Tại thời điểm 2t giây (ne = 0,56)
Catot: nCu = 0,21; nH2 = 0,07
Anot: nCl2 = x, bảo toàn electron → nO2 = 0,14 – 0,5x
m giảm = 0,21.64 + 0,07.2 + 71x + 32(0,14 – 0,5x) = 2a – 7,64 (2)
(1)(2) → x = 0,06; a = 14,5
→ nNaCl = 2x = 0,12
Chọn B