IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa học Cụm Hoàn Kiếm- Hai Bà Trưng, Hà Nội có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học Cụm Hoàn Kiếm- Hai Bà Trưng, Hà Nội có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học Cụm Hoàn Kiếm- Hai Bà Trưng, Hà Nội có đáp án

  • 180 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Để bảo vệ những vật bằng sắt khỏi bị ăn mòn, người ta tráng hoặc mạ lên những vật đó lớp thiếc hoặc lớp kẽm. Làm như vậy để chống ăn mòn kim loại theo phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đây là phương pháp bảo vệ bề mặt, dùng Zn che phủ toàn bộ bề mặt vật bằng sắt, ngăn sắt tiếp xúc với môi trường, qua đó bảo vệ được sắt.

Chọn A


Câu 3:

Cặp kim loại nào sau đây đều có phản ứng với dung dịch HCl?

Xem đáp án

Cặp kim loại Al và Mg đều có phản ứng với dung dịch HCl?:

Al + HCl → AlCl3 + H2

Mg + HCl → MgCl2 + H2

Chọn B


Câu 4:

Chất nào sau đây là một loại phân đạm?


Câu 7:

Công thức phân tử nào sau đây có thể ứng với một este no, đơn chức, mạch hở?

Xem đáp án

Este no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2nO2 (n ≥ 2) → C4H8O2 ứng với este no, đơn chức, mạch hở.

Chọn B


Câu 9:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?


Câu 10:

Chất béo là trieste của axit béo với


Câu 12:

Kim loại nhôm không tan được trong dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Kim loại nhôm không tan được trong dung dịch H2SO4 đặc nguội do bị thụ động hóa.

Chọn C


Câu 13:

Chất nào sau đây là amin bậc hai?


Câu 16:

Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch?


Câu 20:

Chất nào sau đây là tripeptit?


Câu 21:

Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được hai sản phẩm hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

Xem đáp án

Hai sản phẩm hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon → Mỗi chất 2C → X là CH3COOC2H5

Chọn A


Câu 23:

Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là

Xem đáp án

Dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh → Loại A, D

X + Y tạo kết tủa → Chọn X và Y tương ứng là Ba(NO3)2 và Na2CO3.

 Chọn C


Câu 24:

Cho các polime: polietilen, tơ lapsan, poli(vinyl clorua), xenlulozơ axetat, tơ capron, nilon-6,6. Số polime trong phân tử có chứa nguyên tố oxi là

Xem đáp án

Các polime trong phân tử có chứa nguyên tố oxi là:

tơ lapsan, xenlulozơ axetat, tơ capron, nilon-6,6

Chọn C


Câu 25:

Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy khi thủy phân chỉ tạo ra một loại monosaccarit là

Xem đáp án

Các chất trong dãy khi thủy phân chỉ tạo ra một loại monosaccarit là xenlulozơ, tinh bột.

Chọn D


Câu 26:

Lên men 10 kg tinh bột chứa 19% tạp chất trơ. Giả sử phản ứng lên men xảy ra với hiệu suất 75%. Khối lượng ancol etylic thu được là

Xem đáp án

(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH

mC2H5OH = 75%.46.2.10.81%/162 = 3,45 kg

Chọn C


Câu 27:

Xà phòng hóa hoàn toàn 16,12 gam chất béo X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

nC3H5(OH)3 = nNaOH/3 = 0,02

Bảo toàn khối lượng:

mX + mNaOH = m muối + mC3H5(OH)3

→ m muối = 16,68 gam

Chọn A


Câu 29:

Hòa tan hỗn hợp bột gồm x mol Fe và y mol Zn vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch không thay đổi so với dung dịch trước phản ứng. Tỉ lệ x : y là

Xem đáp án

Khối lượng dung dịch không thay đổi so với dung dịch trước phản ứng → mFe + mZn = mCu

⇔ 56x + 65y = 64(x + y) → y = 8x

→ x : y = 1 : 8

Chọn B


Câu 30:

Cho 4 dung dịch riêng biệt: Na2SO4, NaHSO4, AgNO3 và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng với Fe(NO3)2

Xem đáp án

Có 3 dung dịch có khả năng phản ứng với Fe(NO3)2 là NaHSO4, AgNO3 và NaOH.

Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Fe2+ + OH- → Fe(OH)2

Chọn D


Câu 31:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 5 mol HCl hoặc 1 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được x mol CO2, 10,5 mol H2O và y mol N2. Giá trị của x và y tương ứng là

Xem đáp án

nN = nHCl = 5 → nN2 = 2,5

Quy đổi hỗn hợp X thành:

CH4: 2 mol ⇐ Tính từ nX + nY

CH2: a

NH: 5 mol ⇐ Tính từ nHCl

COO: 1 mol ⇐ Tính từ nNaOH

Bảo toàn H → a = 4

Bảo toàn C → nCO2 = 7

Chọn D


Câu 32:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S;

(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4;

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc;

(d) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaOH;

(e) Nhiệt phân Mg(NO3)2;

(g) Cho Na2SiO3 vào dung dịch H2SO4.

Số thí nghiệm sinh ra đơn chất khí ở điều kiện thường là

Xem đáp án

(a) SO2 + H2S → S + H2O

(b) Na + H2O → NaOH + H2

NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

(c) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

(d) CO2 dư + NaOH → NaHCO3

(e) Mg(NO3)2 → MgO + NO2 + O2

(g) Na2SiO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SiO2 + H2O

Chọn A


Câu 33:

Cho các chất hữu cơ no, mạch hở E (C3H4O4) và F (C5H8O5). Từ E, F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:

(1) E + 2NaOH → X + Y + H2O

(2) F + 2NaOH → X + Y + Z + H2O

(3) X + HCl → M + NaCl

(4) Y + HCl → T + NaCl

Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất E là hợp chất hữu cơ tạp chức.

(b) Chất Z có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

(c) Chất X và Z đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) 1 mol chất T khi tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol khí H2.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(3)(4) → X, Y đều có 1Na nên E là HCOO-CH2-COOH

(2) tạo H2O nên F là HCOO-CH2-COO-CHOH-CH3

hoặc HCOO-CH(CH3)-OOC-CH2OH

Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon nên:

X là HCOONa; Y là HO-CH2-COONa; Z là CH3CHO

M là HCOOH; T là HO-CH2-COOH

(a) Đúng, E có chức este và chức axit.

(b) Sai, Z không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

(c) Đúng

(d) Đúng, T có 2H linh động nên 1 mol chất T khi tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol khí H2.

Chọn D


Câu 35:

Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa C3H8, C4H10 theo tỉ lệ mol 1 : 1) được dùng phổ biến làm nhiên liệu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất được cho trong bảng sau:

Chất

CH4

C3H8

C4H10

Nhiệt lượng tỏa ra (kJ)

890

2220

2850

Giả sử hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí biogas để làm nhiên liệu đốt cháy thay thế khí gas thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ

Xem đáp án

Để cung cấp Q kJ nhiệt lượng cho đun nấu:

+ Nếu dùng biogas thì nCH4 = Q/890

nCO2 phát thải = nCH4 = Q/890

+ Nếu dùng gas thì nC3H8 = nC4H10 = x

→ Q = 2220x + 2850x → x = Q/5070

nCO2 phát thải = 3x + 4x = 7Q/5070 > Q/890 nên với cùng 1 nhiệt lượng cung cấp ra thì dùng biogas sẽ phát thải ít CO2 hơn gas.

Lượng CO2 giảm = (7Q/5070 – Q/890) / (7Q/5070) = 18,62%

Chọn B


Câu 38:

Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4, b mol H2SO4, c mol NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A, hiệu suất điện phân là 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

t

2t

2t + 2702

Tổng số mol khí ở 2 điện cực (mol)

0,04

0,07

x

Khối lượng catot tăng (gam)

2,56

y

6,4

Dung dịch sau điện phân

Y

Z

   T

Dung dịch Z có khả năng hòa tan tối đa 2,72 gam CuO. Giá trị của x và b lần lượt là

Xem đáp án

Lúc t giây: nCu = nCl2 = 0,04 → ne = 0,08

Lúc 2t giây: nCu = 0,08; nCl2 = u và nO2 = v

→ u + v = 0,07 và 2u + 4v = 0,08.2

→ u = 0,06; v = 0,01

Khoảng 2702s (tính từ 2t đến 2t + 2702) có ne = 0,14:

Catot: nCu = 0,02 → nH2 = 0,05

Anot: nO2 = 0,14/4 = 0,035

→ x = 0,05 + 0,035 + 0,07 = 0,155

Thời điểm 2t: nNa+ = 2u = 0,12; nCu2+ = 0,02; nH+ = 2nCuO = 0,068, bảo toàn điện tích → nSO42- = 0,114

→ nH2SO4 = b = 0,114 – a = 0,014

Chọn C


Câu 39:

Hỗn hợp E gồm este X ba chức và este Y hai chức với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3. Xà phòng hóa hoàn toàn a mol E cần dung dịch chứa 3,25a mol NaOH, đun nóng thu được dung dịch F và a mol một ancol duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn ancol cần 0,24 mol O2. Cô cạn F được hỗn hợp rắn G, đốt cháy hoàn toàn G cần 0,66 mol O2 thu được Na2CO3, 0,57 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

nX = 0,25a; nY = 0,75a; tỉ lệ các phản ứng nX : nNaOH = 1 : k và nY + nNaOH = 1 : g

→ nNaOH = 0,25ka + 0,75ga = 3,25a

→ k + 3g = 13

Với 6 ≥ k ≥ 3 và 4 ≥ g ≥ 2 → k = 4; g = 3 là nghiệm duy nhất.

X dạng P-OOC-A-COO-B-COO-R: 0,25a

Y dạng P’-OOC-A’-COO-R: 0,75a

Quy đổi F thành C6H5ONa (a), (COONa)2 (a), HO-CH2-COONa (0,25a), CH2 (b) và H2 (c)

nO2 = 7a + 0,5a + 1,5.0,25a + 1,5b + 0,5c = 0,66

nCO2 = 6a + 2a + 2.0,25a + b – 3,25a/2 = 0,57

nH2O = 2,5a + 1,5.0,25a + b + c = 0,25

→ a = 0,08; b = 0,02; c = 0

F gồm C6H5ONa (0,08), (COONa)2 (0,08), HO-C2H4-COONa (0,02)

Ancol duy nhất là CxHyO (0,08 mol)

CxHyO + (x + 0,25y – 0,5)O2 → xCO2 + 0,5yH2O

nO2 = 0,08(x + 0,25y – 0,5) = 0,24

→ 4x + y = 14 → x = 2, y = 6 là nghiệm duy nhất.

X là C6H5-OOC-COO-C2H4-COO-C2H5: 0,02

Y là C6H5-OOC-COO-C2H5: 0,06

→ %X = 31,37%

Chọn D


Câu 40:

Hòa tan hết 5,26 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa 0,21 mol HCl và a mol NaNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa 11,06 gam hỗn hợp muối clorua và 0,67 gam hỗn hợp Z gồm 4 khí không màu (trong đó 3 khí có số mol bằng nhau). Dung dịch Y phản ứng tối đa với 0,205 mol KOH thu được 6,8 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của khí có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là

Xem đáp án

Y + KOH → Dung dịch chứa Na+ (a), K+ (0,205), Cl- (0,21), bảo toàn điện tích → a = 0,005

Bảo toàn khối lượng → nH2O = 0,09

Y chứa Mg2+, Fe2+, Fe3+ (tổng u gam), NH4+ (v mol)

→ u + 18v + 0,005.23 + 0,21.35,5 = 11,06

m↓ = u + 17(0,205 – v) = 6,8

→ u = 3,4; v = 0,005

nNO3-(X) = (5,26 – u)/62 = 0,03

Bảo toàn H → nH2 = 0,005

Bảo toàn N → nN(Z) = 0,03

→ nO(Z) = (mZ – mN – mH2)/16 = 0,015

Z gồm NO, N2, N2O, H2

nO = nNO + nN2O = 0,015; nH2 = 0,005 và 3 khí có cùng số mol → nN2O = nH2 = nN2 = 0,005; nNO = 0,01

%VH2 = 0,005/0,025 = 20%

Chọn D


Bắt đầu thi ngay