IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 Cánh diều Bài 17. Hình bình hành có đáp án

Giải SGK Toán 8 Cánh diều Bài 17. Hình bình hành có đáp án

Giải SGK Toán 8 Cánh diều Bài 17. Hình bình hành có đáp án

  • 64 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong thiết kế tay vịn cầu thang (Hình 34), người ta thường để các cặp thanh sườn song song với nhau, các cặp thanh trụ song song với nhau, tạo nên các hình bình hành.

Trong thiết kế tay vịn cầu thang (Hình 34), người ta thường để các cặp thanh sườn song song với nhau, các cặp thanh trụ song song với nhau, tạo nên các hình bình hành.   Hình bình hành có những tính chất gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết một tứ giác là hình bình hành?  (ảnh 1)

Hình bình hành có những tính chất gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết một tứ giác là hình bình hành?

Xem đáp án

Sau bài học này, chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

‒ Hình bình hành có:

+ Các cạnh đối song song và bằng nhau;

+ Các góc đối bằng nhau;

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

‒ Dấu hiệu nhận biết hình bình hành:

+ Tứ giác có các cặp cạnh đối song song với nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các cặp góc đối bằng nhau là hình bình hành.


Câu 4:

b) So sánh các cặp góc: DAB^ và BCD^; ABC^ và CDA^.

Xem đáp án

b) Do ΔABD = ΔCDB (câu a) nên DAB^=BCD^ (cặp góc tương ứng)

Chứng minh tương tự câu a ta cũng có ΔABC = ΔCDA (g.c.g)

Suy ra ABC^=CDA^ (cặp góc tương ứng).


Câu 5:

c) Hai tam giác OAB và OCD có bằng nhau hay không? Từ đó, hãy so sánh các cặp đoạn thẳng: OA và OC; OB và OD.

Xem đáp án

c) Xét ΔOAB và ΔOCD có:

OAB^=OCD^ (do AB // CD);

AB = CD (theo câu a);

OBA^=ODC^ (do AB // CD).

Do đó ΔOAB = ΔOCD (g.c.g)

Suy ra OA = OC và OB = OD (các cặp cạnh tương ứng).


Câu 9:

Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O thoả mãn OA = OC và OAD^=OCB^. Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành.

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O thoả mãn OA = OC và (ảnh 1)

• Xét ΔOAD và ΔOCB có:

OAD^=OCB^ (giả thiết);

OA = OC (giả thiết);

AOD^=COB^ (đối đỉnh)

Do đó ΔOAD = ΔOCB (g.c.g)

Suy ra OD = OB (hai cạnh tương ứng)

• Xét tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường

Do đó ABCD là hình bình hành.


Câu 12:

c) Tứ giác ABCD là hình bình hành.

Xem đáp án

c) Xét tứ giác ABCD có: DAB^=BCD^, ABC^=CDA^ (giả thiết)

Do đó tứ giác ABCD là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết).


Câu 14:

Cho hai hình bình hành ABCD và ABMN (Hình 42). Chứng minh:

a) CD = MN;

Cho hai hình bình hành ABCD và ABMN (Hình 42). Chứng minh:  a) CD = MN; (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Vì ABCD là hình bình hành (giả thiết) nên AB = CD (tính chất) (1)

Vì ABMN là hình bình hành (giả thiết) nên AB = MN (tính chất) (2)

Từ (1), (2) suy ra CD = MN.


Câu 17:

Bạn Hoa vẽ tam giác ABC lên tờ giấy sau đó cắt một phần tam giác ở phía góc C (Hình 44). Bạn Hoa đố bạn Hùng: Không vẽ lại tam giác ABC, làm thế nào tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB?

Bạn Hoa vẽ tam giác ABC lên tờ giấy sau đó cắt một phần tam giác ở phía góc C (Hình 44). Bạn Hoa đố bạn Hùng: Không vẽ lại tam giác ABC, làm thế nào tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB?   Bạn Hùng đã làm như sau:  – Qua điểm A kẻ đường thẳng d song song với BC, qua điểm B kẻ đường thẳng d’ song song với AC;  – Gọi E là giao điểm của d và d’;  – Đo độ dài các đoạn thẳng AE, BE và đo góc AEB. Từ đó, tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB (Hình 45).  Em hãy giải thích cách làm của bạn Hùng. (ảnh 1)

Bạn Hùng đã làm như sau:

– Qua điểm A kẻ đường thẳng d song song với BC, qua điểm B kẻ đường thẳng d’ song song với AC;

– Gọi E là giao điểm của d và d’;

– Đo độ dài các đoạn thẳng AE, BE và đo góc AEB. Từ đó, tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB (Hình 45).

Em hãy giải thích cách làm của bạn Hùng.

Xem đáp án

• Vì d // BC (giả thiết) nên AE // BC;

Vì d’ // AC (giả thiết) nên BE // AC.

• Xét tứ giác ACBE có: AE // BC (chứng minh trên) và BE // AC (chứng minh trên)

Do đó tứ giác ACBE là hình bình hành

Suy ra AC=BEBC=AEACB^=AEB^ (tính chất hình bình hành)

Bạn Hùng chứng minh được tứ giác ACBE là hình bình hành có các tính chất trên, đo độ dài các đoạn thẳng BE, AE và đo góc AEB. Từ đó, tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB (Hình 45).


Bắt đầu thi ngay