IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 CTST Bài 3. Phân tích dữ liệu có đáp án

Giải SGK Toán 8 CTST Bài 3. Phân tích dữ liệu có đáp án

Giải SGK Toán 8 CTST Bài 3. Phân tích dữ liệu có đáp án

  • 218 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bà Sáu đã ghi lại số trái sầu riêng bán được theo từng tháng trong năm trước như bảng sau:

Bà Sáu đã ghi lại số trái sầu riêng bán được theo từng tháng trong năm trước như bảng sau:  Từ bảng trên, bà Sáu nhận định rằng: Hằng năm, số trái sầu riêng  (ảnh 1)

Từ bảng trên, bà Sáu nhận định rằng: Hằng năm, số trái sầu riêng bán được vào tháng 5 và tháng 6 nhiều hơn các tháng còn lại. Nhờ vậy, tháng 5 năm nay bà Sáu nhập sầu riêng nhiều hơn và bán được nhiều hơn các năm qua. Hãy thảo luận nhóm để tìm hiểu các lợi ích của việc phân tích dữ liệu thống kê.

Xem đáp án

Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên để tìm hiểu các lợi ích của việc phân tích dữ liệu thống kê.

Chẳng hạn:

• Tăng hiệu quả công việc (chỉ ra những công việc có thể lược bỏ hoặc tối ưu những công việc quan trọng, …);

• Hỗ trợ ra quyết định chiến lược đúng đắn hơn; điều hướng doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn;

• Dự đoán thay đổi những hành vi của khách hàng trong kinh doanh;


Câu 2:

Phân tích bảng thống kê sau để tìm số học sinh nữ và tổng số học sinh của lớp 8A.

Phân tích bảng thống kê sau để tìm số học sinh nữ và tổng số học sinh của lớp 8A. (ảnh 1)
Xem đáp án

Do mỗi học sinh chọn 1 môn nên ta có:

• Số học sinh nữ của lớp 8A là: 4 + 2 + 7 + 4 = 17 (học sinh);

• Số học sinh nam của lớp 8A là: 17 + 3 + 1 + 4 = 25 (học sinh);

• Tổng số học sinh của lớp 8A là: 17 + 25 = 42 (học sinh).


Câu 3:

Hãy phân tích bảng thống kê ở Hoạt động khám phá 1 và cho biết môn thể thao nào có tỉ lệ số học sinh nữ chọn so với số học sinh nam chọn cao nhất.

Xem đáp án

Phân tích bảng thống kê ta thấy:

Môn thể thao

Nam

Nữ

Tỉ lệ số học sinh nữ chọn so với số học sinh nam chọn

Bóng đá

17

4

174.100%=425%

Bóng chuyền

3

2

32.100%=150%

Bóng bàn

1

7

17.100%14%

Cầu lông

4

4

44.100%=100%

Vậy bóng đá là môn thể thao có tỉ lệ số học sinh nữ chọn so với số học sinh nam chọn cao nhất.


Câu 4:

Phân tích biểu đồ thống kê bên dưới và cho biết:

‒ Môn thể thao được yêu thích nhất của học sinh khối 8.

‒ Tỉ lệ học sinh yêu thích môn bóng đá so với các môn thể thao còn lại của học sinh khối 8.

Phân tích biểu đồ thống kê bên dưới và cho biết:  ‒ Môn thể thao được yêu thích nhất của học sinh khối 8. (ảnh 1)
Xem đáp án

‒ Do 17% < 19% < 47% nên bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất của học sinh khối 8.

‒ Phân tích biểu đồ hình quạt tròn ta thấy:

Tỉ lệ học sinh yêu thích môn bóng đá so với các môn thể thao còn lại của học sinh khối 8

So với bóng chuyền

So với bóng bàn

So với cầu lông

47%17%.100%276,5%

47%17%.100%276,5%

47%19%.100%247,4%


Câu 6:

Số lượng giỏ trái cây bán được trong mùa hè vừa qua của sáu cửa hàng được biểu diễn trong biểu đồ sau:

Số lượng giỏ trái cây bán được trong mùa hè vừa qua của sáu cửa hàng được biểu diễn trong biểu đồ sau: (ảnh 1)

Trong tình huống những cửa hàng bán được dưới 200 giỏ trái cây buộc phải đóng cửa hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác, em hãy cho biết đó có thể là cửa hàng nào.

Xem đáp án

Phân tích biểu đồ tranh và chuyển dữ liệu từ biểu đồ tranh sang bảng thống kê ta được:

Số lượng giỏ trái cây bán được trong mùa hè vừa qua của sáu cửa hàng được biểu diễn trong biểu đồ sau: (ảnh 2)

Ta thấy chỉ có cửa hàng Xanh Sạch bán được dưới 200 giỏ trái cây nên cửa hàng này phải đóng cửa hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.


Câu 7:

Trong tình huống của Thực hành 2, có thêm thông tin cho biết những cửa hàng bán được từ 500 giỏ trái cây trở lên dự định sẽ đầu tư xây một nhà kho bảo quản. Em hãy cho biết đó có thể là những cửa hàng nào.

Xem đáp án

Phân tích biểu đồ tranh và chuyển dữ liệu từ biểu đồ tranh sang bảng thống kê ta được:

Trong tình huống của Thực hành 2, có thêm thông tin cho biết những cửa hàng bán được từ 500 giỏ trái cây trở lên dự định (ảnh 1)

Ta thấy có hai cửa hàng bán được từ 500 giỏ trái cây trở lên, đó là cửa hàng Bốn Mùa và cửa hàng Quả Ngọt nên hai cửa hàng này sẽ được đầu tư xây một nhà kho bảo quản.


Câu 8:

Hãy phân tích bảng thống kê sau để tìm:

a) Số học sinh bình quân trên một giáo viên;

Hãy phân tích bảng thống kê sau để tìm:  a) Số học sinh bình quân trên một giáo viên;  (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Phân tích bảng thống kê ta thấy:

• Có 17,5 triệu học sinh = 17 500 nghìn học sinh;

• Có 818,0 nghìn giáo viên;

• Số học sinh bình quân trên một giáo viên là: 17  500818,021,4 (học sinh).


Câu 9:

b) Số học sinh bình quân trong một lớp.

Xem đáp án

b) Phân tích bảng thống kê ta thấy:

• Có 17,5 triệu học sinh = 17 500 nghìn học sinh;

• Có 511,6 nghìn lớp học;

• Số học sinh bình quân trong một lớp là: 17  500511,634,2 (học sinh).


Câu 10:

Quan sát biểu đồ tỉ lệ phần trăm số xe đạp một cửa hàng đã bán được theo màu sơn trong tháng sau đây:

Quan sát biểu đồ tỉ lệ phần trăm số xe đạp một cửa hàng đã bán được theo màu sơn trong tháng sau đây:   Theo em, chủ cửa hàng nên đặt hàng  (ảnh 1)

Theo em, chủ cửa hàng nên đặt hàng thêm cho xe đạp màu gì?

Xem đáp án

Phân tích biểu đồ hình quạt tròn trên ta thấy tỉ lệ phần trăm số xe đạp sơn màu xanh dương bán được nhiều nhất (chiếm tỉ lệ 60% nhiều nhất), do đó chủ cửa hàng nên đặt hàng thêm cho xe đạp màu xanh dương.


Câu 12:

b) Trong tình huống những xã có trên 20 máy cày cần đầu tư một trạm bảo trì và sửa chữa riêng, theo em đó có thể là những xã nào?

Xem đáp án

b) Phân tích biểu đồ cột trên ta thấy có 2 xã có trên 20 máy cày, đó là xã B (45 máy cày) và xã C (25 máy cày), do đó hai xã này cần đầu tư một trạm bảo trì và sửa chữa riêng.


Câu 14:

Kết quả thống kê phương tiện đi đến trường của học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Du như sau:

Kết quả thống kê phương tiện đi đến trường của học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Du như sau: (ảnh 1)

Bãi để xe cho học sinh hiện có sức chứa khoảng 100 xe. Theo em, nhà trường có cần bố trí thêm chỗ để xe cho học sinh hay không?

Xem đáp án

Phân tích biểu đồ tranh ta chuyển dữ liệu thành bảng như sau:

Kết quả thống kê phương tiện đi đến trường của học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Du như sau: (ảnh 2)

Số học sinh đi xe đạp điện và xe đạp là: 100 + 80 = 180 (học sinh).

Do đó bãi để xe cho học sinh cần có 180 chỗ để xe.

Vậy nhà trường cần bố trí thêm số chỗ để xe là: 180 – 100 = 80 (chỗ).


Câu 15:

Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ sau để tìm ngày có nhiệt độ chênh lệch nhiều nhất và ngày có nhiệt độ chênh lệch ít nhất giữa hai thành phố.

Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ sau để tìm ngày có nhiệt độ chênh lệch nhiều nhất và ngày có nhiệt độ chênh lệch ít nhất giữa hai thành phố. (ảnh 1)
Xem đáp án

Phân tích biểu đồ đoạn thẳng trên ta có bảng sau:

Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ sau để tìm ngày có nhiệt độ chênh lệch nhiều nhất và ngày có nhiệt độ chênh lệch ít nhất giữa hai thành phố. (ảnh 2)

Vậy ngày 18/02/2021 có nhiệt độ chênh lệch nhiều nhất giữa hai thành phố; hai ngày 21/02/2021 và 22/02/2021 có nhiệt độ chênh lệch ít nhất giữa hai thành phố.


 


Bắt đầu thi ngay