Giải SGK Toán 8 KNTT Bài 19. Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ có đáp án
-
35 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bảng dưới cho biết số lượng các loài động vật tại Thảo Cầm Viên, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14-7-1869, thời điểm Thảo Cầm Viên chính thức mở cửa đón khách vào xem.
Vuông khẳng định: Tớ sẽ dùng biểu đồ cột để biểu diễn bảng thống kê trên.
Tròn thắc mắc: Biểu diễn bằng biểu đồ tranh được không nhỉ?
Theo em, những loại biểu đồ nào phù hợp để biểu diễn dữ liệu trong Bảng 5.1?Sau khi học bài này, ta sẽ giải quyết bài toán này như sau:
Dữ liệu trong Bảng 5.1 biểu diễn số lượng của các loài động vật.
Để biểu diễn dữ liệu này, ta dùng biểu đồ cột vì biểu đồ cột biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau.
Do đó, ta ủng hộ Tròn.
Câu 2:
Cho biểu đồ Hình 5.1.
Lập bảng thống kê cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ. Nếu biểu diễn dữ liệu này bằng biểu đồ tranh thì nên chọn mỗi biểu tượng biểu diễn cho bao nhiêu vé?
Ta lập bảng thống kê cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ trên như sau:
Loại vé |
100 000 đồng |
150 000 đồng |
200 000 đồng |
Số lượng (nghìn vé) |
10 |
20 |
5 |
Nếu biểu diễn dữ liệu này bằng biểu đồ tranh thì nên chọn mỗi biểu tượng biểu diễn cho 5 nghìn vé vì số liệu 5 nghìn nhỏ nhất trong bảng trên và 10 ⋮ 5; 20 ⋮ 5.
Câu 3:
Trong một trận bóng đá khác, số vé 100 000 đồng, 150 000 đồng, 200 000 đồng bán được lần lượt là 10 300, 22 300, 4 100 vé. Nếu dùng biểu đồ tranh để biểu diễn thì mỗi biểu tượng biểu diễn bao nhiêu vé? Phải vẽ bao nhiêu biểu tượng?
Số vé biểu diễn cho mỗi biểu tượng là số mà cả ba số: 10 300, 22 300, 4 100 đều chia hết và nên chọn số lớn nhất có thể.
Do đó, số vé biểu diễn cho mỗi biểu tượng là:
ƯCLN (10 300, 22 300, 4 100) = 100.
Khi đó:
Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 100 000 đồng là:
10 300 : 100 = 103 (biểu tượng).
Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 150 000 đồng là:
22 300 : 100 = 223 (biểu tượng).
Số biểu tượng cần phải vẽ cho số vé 200 000 đồng là:
4 100 : 100 = 41 (biểu tượng).
Câu 4:
Nên chọn biểu đồ tranh hay biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu Bảng 5.1? Vẽ biểu đồ đó.
Ta lập bảng thống kê cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ trên như sau:
Loại vé |
100 000 đồng |
150 000 đồng |
200 000 đồng |
Số lượng (nghìn vé) |
10 |
20 |
5 |
Để biểu diễn dữ liệu Bảng 5.1, ta nên chọn biểu đồ tranh.
Ta chọn mỗi biểu tượng biểu diễn cho 5 nghìn vé.
Khi đó, số biểu tượng biểu tượng cần biểu diễn số vé 100 000 đồng là:
10 : 5 = 2 (biểu tượng)
Số biểu tượng biểu tượng cần biểu diễn số vé 150 000 đồng là:
20 : 5 = 4 (biểu tượng)
Số biểu tượng biểu tượng cần biểu diễn số vé 200 000 đồng là:
5 : 5 = 1 (biểu tượng)
Ta vẽ biểu đồ tranh như sau:
Loại vé 100 000 đồng |
☺ ☺ |
Loại vé 150 000 đồng |
☺ ☺ ☺ ☺ |
Loại vé 200 000 đồng |
☺ |
(Mỗi ☺ ứng với 5 nghìn vé)
Câu 5:
Biểu đồ Hình 5.2 cho biết cân nặng thai nhi chuẩn tại một số thời điểm trong thai kì.
Ta có thể dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn dữ liệu hay không?
Từ biểu đồ trên, ta lập bảng thống kê:
Tuần tuổi |
8 |
12 |
16 |
20 |
24 |
28 |
32 |
36 |
40 |
Cân nặng (gam) |
1 |
14 |
100 |
300 |
600 |
1 000 |
1 700 |
2 600 |
3 500 |
Ta có thể dùng biểu đồ đoạn thẳng để biểu diễn dữ liệu trên.
Câu 6:
Bảng sau cho biết cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi:
a) Ta có nên dùng biểu đồ để biểu diễn bảng số liệu này không? Tại sao?
a) Ta không nên dùng biểu đồ để biểu diễn bảng số liệu này vì số lượng thời điểm quan sát nhiều.
Câu 7:
b) Biểu đồ nào phù hợp để biểu diễn bảng số liệu này?
b) Biểu đồ biểu diễn bảng số liệu phù hợp là biểu đồ đoạn thẳng thì để biểu diễn sự thay đổi một đại lượng theo thời gian và số lượng thời điểm quan sát nhiều.
Câu 8:
Cho biểu đồ Hình 5.3.
a) Lập bảng thống kê cho dữ liệu trong biểu đồ.
a) Dựa vào biểu đồ trên, ta lập bảng thống kê số cơn bão trên toàn cầu như sau:
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Số lượng cơn bão |
99 |
121 |
86 |
130 |
94 |
Câu 9:
b) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn dữ liệu này. Nếu ta có dữ liệu về số cơn bão hằng năm trên toàn cầu từ năm 1970 đến nay thì có nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn không?
b) Biểu đồ cột biểu diễn dữ liệu đã cho là:
Nếu ta có dữ liệu về số cơn bão hằng năm trên toàn cầu từ năm 1970 đến nay thì không nên dùng biểu đồ cột để biểu diễn vì số lượng thời điểm quan sát nhiều.
Câu 10:
Cho bảng thống kê về cỡ áo của học sinh lớp 8A như trong Bảng 5.2.
Nên dùng biểu đồ nào để biểu diễn dữ liệu đã cho và giải thích tại sao trong các trường hợp sau:
a) So sánh tỉ lệ học sinh của lớp 8A theo cỡ áo?
a) Nên dùng biểu đồ hình quạt tròn để so sánh tỉ lệ học sinh của lớp 8A theo cỡ áo, vì biểu đồ hình quạt tròn biểu thị tỉ lệ phần trăm của cùng từng loại so với toàn thể (ở đây ta tính tỉ lệ phần trăm học sinh lớp 8A theo cỡ áo trên tổng số học sinh lớp 8A rồi vẽ biểu đồ hình quạt tròn để so sánh).
Câu 11:
b) So sánh số lượng cỡ áo mỗi loại của nam và nữ?
b) Nên dùng biểu đồ cột kép để so sánh số lượng cỡ áo mỗi loại của nam và nữ vì biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại (ở đây ta vẽ biểu đồ cột kép để so sánh số lượng học sinh nam và nữ chọn trong mỗi cỡ áo).
Câu 12:
Bảng thống kê sau cho biết mật độ dân số (người/km2) tại ba vùng kinh tế xã hội trong hai năm 2009 và 2019.
Muốn biết sau 10 năm mật độ dân số thay đổi thế nào ở mỗi vùng, ta nên sử dụng biểu đồ nào?
Muốn biết sau 10 năm mật độ dân số thay đổi thế nào ở mỗi vùng, ta nên sử dụng biểu đồ cột kép vì biểu đồ cột kép để so sánh hai tập dữ liệu với nhau (ở đây ta so sánh mật độ dân số của năm 2009 và năm 2019 của mỗi vùng).
Câu 13:
Trở lại bài toán mở đầu, với dữ liệu trong Bảng 5.1.
Tròn khẳng định: Tớ sẽ dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu trong Bảng 5.1.
Vuông cho rằng: Tớ sẽ dùng biểu đồ tròn để biểu diễn.
Em ủng hộ Vuông hay Tròn?Dữ liệu trong Bảng 5.1 biểu diễn số lượng của các loài động vật.
Để biểu diễn dữ liệu này, ta dùng biểu đồ cột vì biểu đồ cột biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau.
Do đó, ta ủng hộ Tròn.
Câu 14:
Biểu đồ Hình 5.6 biểu diễn số lượng các bạn lớp 8A tham gia các câu lạc bộ.
a) Cho biết đây là biểu đồ gì? Mỗi biểu tượng ứng với bao nhiêu học sinh?
a) Biểu đồ đã cho là biểu đồ tranh. Mỗi biểu tượng ứng với 3 học sinh.
Câu 15:
b) Lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ cột biểu diễn dữ liệu này.
b) Bảng thống kê số lượng các bạn lớp 8A tham gia các câu lạc bộ là:
Tên câu lạc bộ |
Tiếng Anh |
Võ thuật |
Nghệ thuật |
Số lượng (học sinh) |
6 |
9 |
6 |
Biểu đồ cột biểu diễn số lượng các bạn lớp 8A tham gia các câu lạc bộ.
Câu 16:
Bảng thống kê bên cho biết số lượng khách đánh giá chất lượng dịch vụ của một khách sạn.
a) Vẽ biểu đồ tranh, biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê trên.
a) Dựa vào bảng thống kê trên, ta có:
Biểu đồ tranh:
Rất tốt |
☺ |
Tốt |
☺ ☺ ☺ ☺ |
Trung bình |
☺ ☺ |
Kém |
☺ |
(Mỗi ☺ ứng với 5 khách)
Biểu đồ cột:
Câu 17:
b) Nếu muốn biểu diễn tỉ lệ khách hàng đánh giá theo các mức đánh giá trên, ta cần dùng biểu đồ nào để biểu diễn?
b) Nếu muốn biểu diễn tỉ lệ khách hàng đánh giá theo các mức đánh giá trên, ta cần dùng biểu đồ hình quạt tròn vì biểu đồ hình quạt tròn biểu thị tỉ lệ phần trăm của cùng từng loại so với toàn thể.
Câu 18:
Cho biểu đồ Hình 5.7.
Hãy lập bảng thống kê biểu diễn số lượng huy chương các loại của đoàn thể thao Mỹ và vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê này.
Bảng thống kê biểu diễn số lượng huy chương các loại của đoàn thể thao Mỹ là:
Huy chương |
Vàng |
Bạc |
Đồng |
Số lượng |
39 |
41 |
33 |
Biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê số lượng huy chương các loại của đoàn thể thao Mỹ:
Câu 19:
Bảng sau cho biết khối lượng giấy vụn các lớp khối 8 đã thu gom được.
Lựa chọn biểu đồ phù hợp biểu diễn bảng thống kê này. Vẽ biểu đồ đó.
Để khối lượng giấy vụn các lớp khối 8 đã thu gom được, ta chọn biểu đồ cột.
Biểu đồ cột biểu diễn khối lượng giấy vụn các lớp khối 8 đã thu gom được:
Câu 20:
Bảng thống kê sau biểu diễn số huy chương vàng trong hai kì SEA Games năm 2017 và 2019 của đoàn thể thao Việt Nam, Thái Lan.
a) Vẽ biểu đồ để so sánh số huy chương của mỗi quốc gia đạt được qua hai kì SEA Games.
a) Biểu đồ để so sánh số huy chương của mỗi quốc gia đạt được qua hai kì SEA Games, ta vẽ biểu đồ cột kép như sau:
Câu 21:
b) Vẽ biểu đồ so sánh số huy chương của Việt Nam và Thái Lan trong mỗi kì SEA Games.
Câu 22:
Biểu đồ Hình 5.8 cho biết tỉ lệ mỗi loại quả bán được của một cửa hàng. Giả sử cửa hàng bán được 200 kg quả các loại. Lập bảng thống kê cho biết số lượng mỗi loại quả cửa hàng bán được. Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê này.
Lời giải:
Theo đề bài, cửa hàng bán được 200 kg quả các loại. Khi đó:
• Số quả lê cửa hàng đó bán được là: 200 . 20% = 40 (quả);
• Số quả táo cửa hàng đó bán được là: 200 . 30% = 60 (quả);
• Số quả nhãn cửa hàng đó bán được là: 200 . 40% = 80 (quả);
• Số quả nho cửa hàng đó bán được là: 200 . 10% = 20 (quả);
Bảng thống kê số lượng mỗi loại quả cửa hàng bán được:
Loại quả |
Lê |
Táo |
Nhãn |
Nho |
Số lượng (quả) |
40 |
60 |
80 |
20 |
Biểu đồ cột số lượng mỗi loại quả cửa hàng bán được: