Giải SGK Toán 8 KNTT Bài 2. Đa thức có đáp án
-
138 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy nhớ lại, đa thức một biến là gì? Nêu một ví dụ về đa thức một biến.
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến; mỗi đơn thức trong tổng đó gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Một ví dụ về đa thức một biến: 2x3 – x2 + 1.
Câu 2:
Em hãy viết ra hai đơn thức tùy ý (không chứa biến, hoặc chứa từ một đến ba biến trong các biến x, y, z) rồi trao đổi với bạn ngồi cạnh để kiểm tra lại xem đã viết đúng chưa. Nếu chưa đúng, hãy cùng bạn sửa lại cho đúng.
Học sinh viết ra hai đơn thức theo yêu cầu bài toán rồi trả đổi với bạn bên cạnh.
Sau đó cùng bạn sửa lại (nếu đơn thức đó viết chưa đúng).
Câu 3:
Viết tổng của bốn đơn thức mà em và bạn ngồi cạnh đã viết.
Tùy theo các đơn thức mà em và bạn ngồi cạnh viết, ta có thể tìm được tổng khác nhau.
Chẳng hạn, bốn đơn thức được viết là: .
Tính tổng bốn đơn thức đó ta được:
.
Câu 4:
Biểu thức nào dưới đây là đa thức? Hãy chỉ rõ các hạng tử của mỗi đa thức ấy.
.
Các biểu thức là đa thức gồm: .
• Đa thức 3xy2 – 1 có hai hạng tử 3xy2 và – 1.
• Đa thức có hai hạng tử và .
Câu 5:
Mỗi quyển vở giá x đồng. Mỗi cái bút giá y đồng. Viết biểu thức biểu thị số tiền phải trả để mua:
a) 8 quyển vở và 7 cái bút;
a) Giá tiền 8 quyển vở là: 8x (đồng);
Giá tiền 7 cái bút là: 7y (đồng)
Giá tiền 8 quyển vở và 7 cái bút là: 8x + 7y (đồng)
Câu 6:
b) 3 xấp vở và 2 hộp bút, biết rằng mỗi xấp vở có 10 quyển, mỗi hộp bút có 12 chiếc.
b) Mỗi xấp vở có 10 quyển nên 3 xấp vở có: 3 . 10 = 30 (quyển vở)
Giá tiền của 3 xấp vở là: 30x (đồng);
Mỗi hộp bút có 12 chiếc nên 2 hộp bút có: 12 . 2 = 24 (chiếc bút)
Giá tiền của 2 hộp bút là: 24y (đồng)
Giá tiền mua 3 xấp vở và 2 hộp bút là: 30x + 24y (đồng)
Câu 7:
c) Mỗi biểu thức tìm được ở hai câu trên có phải là đa thức không?
c) Hai đa thức tìm được ở hai câu trên lần lượt là: 8x + 7y; 30x + 24y đều là các đa thức.
Câu 8:
Đa thức nêu trong tình huống mở đầu có phải là đa thức thu gọn không?
Đa thức nêu trong tình huống mở đầu là là đa thức thu gọn.
Câu 9:
Cho đa thức .
a) Thu gọn đa thức N.
a) Thu gọn đa thức N, ta được:
= 3y2z2 − xy2z + x4.
Vậy N = 3y2z2 − xy2z + x4.
Câu 10:
b) Xác định hệ số và bậc của từng hạng tử (tức là bậc của từng đơn thức) trong dạng thu gọn của N.
b) Dạng thu gọn của đa thức N có ba hạng tử gồm:
• Hạng tử 3y2z2 có hệ số là 3 và bậc là 4;
• Hạng tử −xy2z có hệ số là −1 và bậc là 4;
• Hạng tử x4 có hệ số là 1 và bậc là 4.
Câu 11:
Với mỗi đa thức sau, thu gọn (nếu cần) và tìm bậc của nó:
a) Q = 5x2 – 7xy + 2,5y2 – 8,3y + 1;
a) Đa thức Q đã ở dạng thu gọn.
Đa thức Q = 5x2 – 7xy + 2,5y2 – 8,3y + 1 có bậc là 2.
Câu 13:
Bạn Trang nêu vấn đề: Một đa thức bậc hai thu gọn với hai biến (x và y) mà mỗi hạng tử của nó đều có hệ số bằng 1 thì có nhiều nhất là mấy hạng tử? Có ba bạn trả lời như sau:
Anh: Có 3 hạng tử.
Bình: Có 5 hạng tử.
Chung: Có 6 hạng tử.
Em hãy nêu ý kiến của mình và cho biết đó là đa thức nào.
Một đa thức bậc hai thu gọn với hai biến (x và y) mà mỗi hạng tử của nó đều có hệ số bằng 1 thì có nhiều nhất là 6 hạng tử, đó là đa thức x2 + y2 + xy + x + y + 1.
Câu 14:
Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đa thức?
−x2 + 3x + 1; ; ; 2024; 3x2y2 – 5x3y + 2,4; .
• Các biểu thức −x2 + 3x + 1; 3x2y2 – 5x3y + 2,4 là các đa thức;
• Ta có .
Các biểu thức ; 2024 là các đơn thức nên ; 2024 cũng là các đa thức.
• Các biểu thức là không phải là đa thức.
Do đó, các biểu thức là đa thức gồm: −x2 + 3x + 1; ; 2024; 3x2y2 – 5x3y + 2,4.
Câu 15:
Xác định hệ số và bậc của từng hạng tử trong đa thức sau:
a) x2y – 3xy + 5x2y2 + 0,5x – 4;
a) Đa thức x2y – 3xy + 5x2y2 + 0,5x – 4 có:
- Hạng tử x2y có hệ số là 1, bậc là 3;
- Hạng tử –3xy có hệ số là –3, bậc là 2;
- Hạng tử 5x2y2 có hệ số là 5, bậc là 4;
- Hạng tử 0,5x có hệ số là 0,5, bậc là 1;
- Hạng tử –4 có hệ số là –4, bậc là 0.
Câu 16:
b) .
b) Đa thức có:
- Hạng tử có hệ số là , bậc là 1;
- Hạng tử −2xy3 có hệ số là −2, bậc là 4;
- Hạng tử y3 có hệ số là 1, bậc là 3;
- Hạng tử −7x3y có hệ số là −7, bậc là 4.
Câu 17:
Thu gọn đa thức:
a) 5x4 – 2x3y + 20xy3 + 6x3y – 3x2y2 + xy3 – y4;
a) 5x4 – 2x3y + 20xy3 + 6x3y – 3x2y2 + xy3 – y4
= 5x4 + (6x3y – 2x3y) + (20xy3 + xy3) – 3x2y2 – y4
= 5x4 + 4x3y + 21xy3 – 3x2y2 – y4.
Câu 18:
b) 0,6x3 + x2z – 2,7xy2 + 0,4x3 + 1,7xy2.
b) 0,6x3 + x2z – 2,7xy2 + 0,4x3 + 1,7xy2
= (0,6x3 + 0,4x3) + x2z + (1,7xy2 – 2,7xy2)
= x3 + x2z – xy2.
Câu 19:
Thu gọn (nếu cần) và tìm bậc của mỗi đa thức sau:
a) x4 – 3x2y2 + 3xy2 – x4 + 1;
a) Đa thức x4 – 3x2y2 + 3xy2 – x4 + 1 có bậc là 4.
Câu 20:
b) 5x2y + 8xy – 2x2 – 5x2y + x2.
b) Ta có: 5x2y + 8xy – 2x2 – 5x2y + x2
= (5x2y – 5x2y) + 8xy + (x2 – 2x2) = 8xy – x2.
Đa thức 8xy – x2 có bậc là 2 nên đa thức 5x2y + 8xy – 2x2 – 5x2y + x2 có bậc là 2.
Câu 21:
Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức:
tại x = 0,5 và y = 1.
Ta có
.
Thay x = 0,5 và y = 1 vào đa thức M, ta được:
.
Vậy tại x = 0,5 và y = 1.
Câu 22:
Cho đa thức P = 8x2y2z – 2xyz + 5y2z – 5x2y2z + x2y2 – 3x2y2z.
a) Thu gọn và tìm bậc của đa thức P;
a) Ta có: P = 8x2y2z – 2xyz + 5y2z – 5x2y2z + x2y2 – 3x2y2z
= (8x2y2z – 3x2y2z – 5x2y2z) + x2y2 – 2xyz + 5y2z
= x2y2 – 2xyz + 5y2z.
Câu 23:
b) Tính giá trị của đa thức P tại x = –4; y = 2 và z = 1.
b) Thay x = –4; y = 2 và z = 1 vào đa thức P, ta được:
(–4)2 . 22 – 2 . (–4) . 2 . 1 + 5 . 22 . 1 = 16 . 4 + 8 . 2 + 5 . 4
= 64 + 16 + 20 = 100.
Vậy P = 100 tại x = –4; y = 2 và z = 1.