(2023) Đề thi thử Hóa học Liên trường THPT Hà Nội có đáp án
-
139 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Nhận định nào sau đây là đúng?
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng → X là xenlulozơ.
Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y → Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
Chọn B
Câu 4:
Cho 0,15 mol Gly-Glu tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol KOH đã phản ứng là
Gly-Glu + 3KOH → GlyK + GluK2 + 2H2O
0,15………….0,45
Chọn D
Câu 5:
Cho các polime: poli(butađien-stiren), poliacrilonitrin, polibutađien, poliisopren, poli(butađien-acrilonitrin), poli(etylen-terephtalat). Số polime dùng làm cao su là
Các polime dùng làm cao su: poli(butađien-stiren), polibutađien, poliisopren, poli(butađien-acrilonitrin)
Chọn C
Câu 6:
Cho sơ đồ các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường:
Hai chất X, T lần lượt là :
NaCl + H2O → NaOH + Cl2 + H2
NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + NaCl
Fe(OH)2 + O2 + H2O → Fe(OH)3
Fe(OH)3 + HCl → FeCl3 + H2O
FeCl3 + Cu → CuCl2 + FeCl2
Hai chất X, T lần lượt là NaOH, FeCl3.
Chọn D
Câu 7:
Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam 1 este đơn chức X mạch hở cần dùng vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 1M, thu được 9,6 gam muối Y và ancol Z. Công thức cấu tạo của X là
nX = nY = nNaOH = 0,1
MX = 8,8/0,1 = 88 → X là C4H8O2
MY = 9,6/0,1 = 96 → Y là C2H5COONa
→ Cấu tạo của X: C2H5COOCH3
Chọn A
Câu 8:
Hòa tan hết 8,4 gam Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được V lít khí SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của V là
nFe = 0,15, bảo toàn electron: 3nFe = 2nSO2
→ nSO2 = 0,225 → V = 5,04 lít
Chọn B
Câu 9:
Isoamyl axetat là este có mùi thơm của chuối chín. Công thức cấu tạo của isoamyl axetat là
Chọn D
Câu 13:
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
Ăn mòn điện hóa xuất hiện khi có cặp điện cực, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li.
→ Chọn A:
Zn + Cu2+ → Cu + Zn2+
Cu sinh ra bám vào Zn tạo cặp điện cực Zn-Cu
Chọn A
Câu 16:
Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic có đặc tính dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt. Tơ nitron được tổng hợp bằng phản ứng :
Chọn D
Câu 18:
Glixerol là sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo. Công thức hóa học của glixerol là
Chọn A
Câu 21:
Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy… chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng
Chọn A
Câu 23:
Cho este X có công thức phân tử là C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được muối Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X. Tên gọi của X là
MY > MX = 88 → Y là C2H5COONa (MY = 96)
→ X là C2H5COOCH3 (metyl propionat)
Chọn C
Câu 24:
Chất không tan trong dung dịch HCl là:
Chất không tan trong dung dịch HCl là BaSO4.
Các chất còn lại:
Ba(OH)2 + HCl → BaCl2 + H2O
BaCO3 + HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
BaCl2 chỉ tan, không phản ứng.
Chọn B
Câu 25:
Loại than có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hoá chất và trong y học gọi là :
Chọn C
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng cách điện phân AlCl3 nóng chảy.
(b) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
(c) Hợp chất NaHCO3 có tính chất lưỡng tính.
(d) Muối Ca(HCO3)2 kém bền với nhiệt.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, kim loại Al được điều chế bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy.
(b) Đúng, kim loại kiềm hoạt động mạnh nên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.
(c) Đúng, NaHCO3 có phản ứng axit – bazơ:
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
(d) Đúng, khi đun nóng nhẹ: Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Chọn B
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(a) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(b) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(c) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Phenylamin tan ít trong nước, nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
Số phát biểu sai là :
(a) Sai, xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất thuốc súng không khói.
(b) Sai, đipeptit không có phản ứng màu biure.
(c) Đúng, các sản phẩm HCOOH, CH3CHO đều tráng bạc.
(d) Đúng, C6H5NH2 tan tốt trong HCl do phản ứng tạo muối tan C6H5NH3Cl.
(e) Sai, do số mắt xích khác nhau nên tinh bột, xenlulozơ có CTPT khác nhau.
Chọn C
Câu 29:
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe
B. Không phản ứng
C. Na + H2O → NaOH + H2
NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
D. Fe + HCl → FeCl2 + H2
Chọn B
Câu 30:
Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng toàn phần?
K3PO4 được dùng để làm mềm nước có tính cứng toàn phần vì:
Ca2+ + PO43- → Ca3(PO4)2↓
Mg2+ + PO43- → Mg3(PO4)2↓
Chọn D
Câu 31:
Hỗn hợp khí X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10. Lấy 6,32 gam X cho qua bình đựng nước Br2 (dư) thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết 2,24 lít X (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 9,68 gam CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
nX = 0,1 và nCO2 = 0,22
→ Số C = nCO2/nX = 2,2
→ Công thức chung của X là C2,2Hy
C2,2Hy + (3,2 – 0,5y)Br2 → C2,2HyBr(6,4-y)
6,32/(26,4+y)……… 0,12
→ y = 5,2
C2,2H5,2 + 3,5O2 → 2,2CO2 + 2,6H2O
0,1………0,35
→ VO2 = 7,84 lít
cHỌN A
Câu 32:
Khi lên men m gam glucozơ thì thu được C2H5OH và khí CO2. Hấp thụ toàn bộ lượng khí này vào 50 gam dung dịch NaOH 16%, thu được dung dịch chứa 13,7 gam muối (không có kiềm dư). Mặt khác, 2m gam glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 0,4 mol Ag. Hiệu suất của quá trình lên men là
Muối gồm Na2CO3 (x) và NaHCO3 (y)
→ 106x + 84y = 13,7
nNaOH ban đầu = 2x + y = 50.16%/40
→ x = 0,05; y = 0,1
→ nCO2 = x + y = 0,15 → nC6H12O6 phản ứng = 0,075
m gam glucozơ tạo 0,2 mol Ag
→ nC6H12O6 ban đầu = nAg/2 = 0,1
→ H = 0,075/0,1 = 75%
Chọn C
Câu 33:
Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 71,792 lit khí O2 (đo ở đktc) thu được 2,25 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 6,4 gam brom trong CCl4. Nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa hai muối. Phần trăm khối lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là
nBr2 = 0,04
Quy đổi X thành C17H35COOH (a), C3H5(OH)3 (b), H2O (-3b) và H2 (-0,04)
nO2 = 26a + 3,5b – 0,04.0,5 = 3,205
nCO2 = 18a + 3b = 2,25
→ a = 0,12; b = 0,03
→ mX = 35,14
Muối gồm C17H33COONa (0,04) và C17H35COONa (0,08)
→ Y là (C17H35COO)2(C17H33COO)C3H5 (0,03)
→ %Y = 75,81%
Chọn B
Câu 34:
Hòa tan hết 31,36 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và NaNO3, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2, H2) có khối lượng 5,14 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,285 mol NaOH, thu được 46,54 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc). Nếu cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 166,595 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là
nH2SO4 = nBaSO4 = 0,715
Z + NaOH → Dung dịch chứa SO42- (0,715), bảo toàn điện tích → nNa+ = 1,43
Bảo toàn Na → nNaNO3 = 1,43 – 1,285 = 0,145
nNH4+ = nNH3 = 0,025
Đặt nH2 = a, bảo toàn H → nH2O = 0,665 – a
nOH- trong ↓ = 1,285 – 0,025 = 1,26
→ m kim loại trong ↓ = 46,54 – 1,26.17 = 25,12
Bảo toàn khối lượng:
31,36 + 0,715.98 + 0,145.85 = 25,12 + 0,715.96 + 0,145.23 + 0,025.18 + 5,14 + 18(0,665 – a)
→ a = 0,05
X gồm kim loại (25,12 gam), O (b mol) và CO2 (c mol)
→ mX = 25,12 + 16b + 44c = 31,36 (1)
nY = nNO + nN2 + c + 0,05 = 0,2
mY = 30nNO + 28nN2 + 44c + 2.0,05 = 5,14
→ nNO = 0,42 – 8c
và nN2 = 7c – 0,27
Bảo toàn N → (0,42 – 8c) + 2(7c – 0,27) + 0,025 = 0,145 (2)
(1)(2) → b = 0,28 và c = 0,04
Bảo toàn O: 4nFe3O4 + 3nFeCO3 = b + 2c
→ nFe3O4 = 0,06
→ %Fe3O4 = 44,39%
Chọn B
Câu 35:
Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 1,84 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 2,57 mol O2, thu được 1,86 mol CO2 và 1,62 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là
nY = nC3H5(OH)3 = 0,02
nO = 6nY + 2nZ = 2nCO2 + nH2O – 2nO2
→ nZ = 0,04
Z là CxHyCOOH (0,04) và Y là (CxHyCOO)3C3H5 (0,02)
nC = 0,04(x + 1) + 0,02(3x + 6) = 1,86 → x = 17
nH = 0,04(y + 1) + 0,02(3y + 5) = 1,62.2 → y = 31
→ mZ = 11,2 gam
Chọn A
Câu 36:
Đốt cháy 5 gam kim loại kiềm M với oxi, sau khi oxi hết thu được 9,8 gam hỗn hợp gồm oxit và M dư. Phần trăm khối lượng M bị oxi hóa là
nO2 = (9,8 – 5)/32 = 0,15 → nM phản ứng = 4nO2 = 0,6
→ nM ban đầu > 0,6 → M < 5/0,6 = 8,33
→ M = 7: M là Li
%Li phản ứng = 0,6.7/5 = 84%
Chọn D
Câu 37:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối CuSO4 và NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 3377,5 |
2t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) |
x |
x + 0,035 |
2,0625x |
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (mol) |
y |
y + 0,025 |
y + 0,025 |
Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với:
Trong khoảng thời gian 3377,5 tính từ t đến t + 3377,5 thì ne = 2.3377,5/F = 0,07
nCu = 0,025 → nH2 = 0,01
nCl2 = u, nO2 = v → u + v + 0,01 = 0,035
và 2u + 4v = 0,07
→ u = 0,015; v = 0,01
Trong t giây đầu chỉ thoát Cu và Cl2 nên x = y
ne trong t giây = 2x → ne trong 2t giây = 4x
Sau 2t giây:
Catot: nCu = x + 0,025 → nH2 = x – 0,025
Anot: nCl2 = x + 0,015 → nO2 = 0,5x – 0,0075
n khí tổng = (x – 0,025) + (x + 0,015) + (0,5x – 0,0075) = 2,0625x
→ x = 0,04
nCuSO4 = x + 0,025 = 0,065
nNaCl = 2(x + 0,015) = 0,11
→ m = 16,835
Chọn A
Câu 38:
Có hỗn hợp FeO + Al2O3 được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tan vừa đủ trong dung dịch có 0,9 mol HCl
Phần 2: Đem nung nóng rồi thổi H2 qua, sau một thời gian được 20,2 gam hỗn hợp gồm ba chất rắn và sinh ra 0,9 gam nước.
Phần trăm khối lượng Al2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
Mỗi phần chứa FeO (a) và Al2O3 (b)
Phần 1 → nHCl = 2a + 6b = 0,9
Phần 2 → nO bị lấy = nH2O = 0,05
→ m = 72a + 102b = 20,2 + 0,05.16
→ a = 0,15; b = 0,1
→ %Al2O3 = 48,57%
Chọn D
Câu 39:
Cho 100 ml dung dịch H3PO4 vào 100 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch chứa 20,2 gam hỗn hợp muối. Nồng độ mol/l của dung dịch H3PO4 là
nH2O = nNaOH = 0,25
Bảo toàn khối lượng:
mH3PO4 + mNaOH = m muối + mH2O
→ nH3PO4 = 0,15 → CM H3PO4 = 1,5M
Chọn B
Câu 40:
Cho E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở và thỏa mãn sơ đồ các phản ứng:
E + NaOH → X + Y + Z
X + HCl → F + NaCl
Y + HCl → T + NaCl
Biết: E chỉ chứa nhóm chức este và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi; ME < 168; MZ < MF < MT.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Trong phân tử Z và T đều không có liên kết pi.
(c) Chất F được dùng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
(d) 1 mol chất T phản ứng với kim loại Na thu được tối đa 1 mol H2.
(e) Nhiệt độ sôi của F cao hơn nhiệt độ sôi của Z.
(f) T là hợp chất hữu cơ đơn chức.
Số phát biểu đúng là
(2)(3) → X, Y là các muối
(1) → E là este, mặt khác ME < 168 nên E là este 2 chức.
E có 4 oxi → E có 4C → E là C4H6O4
MZ < MF < MT nên:
E là HCOO-CH2-COO-CH3
X là HCOONa
Y là HO-CH2-COONa
Z là CH3OH
F là HCOOH
T là HO-CH2-COOH
(a) Sai, E có 1 cấu tạo thỏa mãn
(b) Sai, Z không có liên kết pi, T có 1 liên kết pi C=O
(c) Đúng, dùng H2SO4 đặc xúc tác: HCOOH → CO + H2O
(d) Đúng: HO-CH2-COOH + 2Na → NaO-CH2-COONa + H2
(e) Đúng, 2 chất cùng C nên axit có nhiệt độ sôi cao hơn ancol
(f) Sai, T là hợp chất tạp chức.
Chọn C