(2023) Đề thi thử Hoá học THPT Chu Văn An - Yên Bái (Lần 2 - Đề 2) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hoá học THPT Chu Văn An - Yên Bái (Lần 2 - Đề 2) có đáp án
-
167 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là:
Chọn C
Chất làm mềm mẫu nước cứng trên là Na3PO4:
3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2
3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2
Câu 2:
Chọn B
Kim loại Al tác dụng với dung dịch HCl sinh ra AlCl3:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Câu 5:
Chọn D
Câu 9:
Chọn A
Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ ở anot thu được Cl2:
NaCl (đpnc) → Na (catot) + Cl2 (anot)
Câu 10:
Chọn D
Thí nghiệm D chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học do không có 2 điện cực.
Các thí nghiệm còn lại có ăn mòn hóa học xảy ra đồng thời với ăn mòn điện hóa do có đủ điều kiện: cặp điện cực + môi trường điện li + tiếp xúc nhau.
Câu 11:
Chọn D
Khi thay thế 2H trong NH3 bằng 2 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc II.
→ CH3NHCH3 là amin bậc II.
Câu 15:
Gần đây, rất nhiều trường hợp tử vong do uống phải rượu giả được pha chế từ cồn công nghiệp. Một trong những hợp chất độc hại trong cồn công nghiệp chính là metanol (CH3OH). Tên gọi khác của metanol là:
Chọn A
Câu 19:
Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, làm trong nước,…Công thức phèn chua là
Chọn D
Câu 20:
Chọn A
Câu 21:
Cho 13,50 gam một amin mạch hở, đơn chức X tác dụng hết với dung địch HCl, thu được 24,45 gam muối. Số nguyên tử hidro trong amin X trên là:
Chọn A
nX = nHCl = (24,45 – 13,5)/36,5 = 0,3
→ MX = 45: C2H7N
Câu 22:
Xà phòng hóa hoàn toàn 10,88 gam phenyl axetat (CH3COOC6H5) bằng 200ml dung dịch KOH 1,0M thu được dung dịch X. Cô cạn X ta thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Chọn B
CH3COOC6H5 + 2KOH → CH3COOK + C6H5OK + H2O
nCH3COOC6H5 = 0,08; nKOH = 0,2 → nH2O = 0,08
Bảo toàn khối lượng:
mCH3COOC6H5 + mKOH = m rắn + mH2O
→ m rắn = 20,64 gam
Câu 23:
Chọn B
A. Sai, tơ nitron được điều chế từ phản ứng trùng hợp vinyl xianua (acrylonitrin).
B. Đúng, tơ poliamit chứa -CONH- bị thủy phân nên kém bền trong môi trường axit.
C. Sai, cao su lưu hóa được tạo thành từ phản ứng giữa cao su và S.
D. Sai, trùng ngưng axit adipic với etilenglicol thu được tơ nilon-6,6.
Câu 24:
Thuỷ phân hoàn toàn 2,565 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Chọn D
Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ → 4Ag
→ mAg = 2,565.4.108/342 = 3,24 gam
Câu 25:
Chọn A
Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X → X là xenlulozơ (C6H10O5)n.
Thủy phân X, thu được monosaccarit Y → Y là glucozơ.
Phát biểu đúng: Y có tính chất của ancol đa chức.
Câu 26:
Khử hoàn toàn m gam Fe3O4 bằng H2 dư thu được chất rắn X và H2O. Hòa tan hết chất rắn X trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
Chọn D
H2 dư nên X là Fe.
nFe = nH2 = 0,045 → nFe3O4 = 0,015 → m = 3,48 gam
Câu 27:
Chọn B
B xảy ra phản ứng:
Cu + HNO3 loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Câu 28:
Hòa tan hoàn toàn Fe trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X. Cho các chất sau: Cu, Fe(NO3)2, NaOH, KCl, có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch X là:
Chọn C
X chứa Fe(NO3)3 và HNO3 dư. Có 3 chất tác dụng với dung dịch X là: Cu, Fe(NO3)2, NaOH
Câu 29:
Một hỗn hợp gồm 2 este đều đơn chức. Lấy hai este này phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thì thu được dung dịch chỉ chứa 3 muối. Công thức cấu tạo của 2 este có thể là:
Chọn C
Công thức cấu tạo của 2 este có thể là: HCOOC6H5; CH3COOC6H5
HCOOC6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
CH3COOC6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Câu 30:
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, CuO và Fe3O4 bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 18) gam kết tủa. Biết trong X, nguyên tố oxi chiếm 25% khối lượng. Giá trị của m là
Chọn B
Từ X tạo kết tủa: Mỗi O sẽ được thay thế bởi 2OH
→ nO = 18/(17.2 – 16) = 1
→ m = 1.16/25% = 64 gam
Câu 31:
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
Chọn B
n1 < n2 nên có 1 hiđroxit đã tan trong NaOH dư → Loại A, C.
Tự chọn nX = nY = 1
Xét B → n3 = nAg = 1 < n1 = 2: Loại
Xét D → n3 = nAgCl + nAg = 3 > n1 = 2: Thỏa mãn
→ X, Y là FeCl2, Al(NO3)3.
Câu 32:
HCl là một chất được phát hiện trong dịch vị dạ dày có nồng độ 0,0001 – 0,001 mol/l và độ pH duy trì ở mức 3 – 4 đối với người bình thường. Nếu thiếu HCl trong dạ dày thì thức ăn không chuyển hóa được lâu dần gây suy nhược cơ thể, nếu dư lâu ngày HCl sẽ phá hùy đường ruột gây viêm loét dạ dày. Khi cơ thể dư HCl, người ta cần uống thuốc giảm đau dạ dày (có tên gọi là thuốc muối - tên khác là baking soda). Giả sử dịch vị dạ dày người bệnh chứa 1,5 lít dung dịch hỗn hợp thức ăn lỏng, trong đó chứa 0,09125 gam HCl. Nếu khả năng tiêu thụ baking soda của cơ thể người bệnh là 65% thì khối lượng baking soda người đó cần đưa vào cơ thể để duy trì độ pH trong dạ dày ở mức 3 là?
Chọn A
nHCl trong dạ dày khi chưa uống thuốc = 0,09125/36,5 = 0,0025
pH = 3 → [H+] = 0,001 → nH+ mong muốn = 0,0015
→ nHCl cần được loại bỏ bởi thuốc = 0,0025 – 0,0015 = 0,001
→ nNaHCO3 phản ứng = 0,001
→ mNaHCO3 cần uống = 0,001.84/65% = 0,129 gam
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Amilopectin là polime có mạch không phân nhánh.
(b) Đường glucozơ ngọt hơn đường saccarozơ.
(c) Dùng phản ứng màu biure phân biệt được Gly-Ala với Gly-Ala-Gly.
(d) Cồn 70° có tác dụng diệt virut nên được dùng làm nước rửa tay ngăn ngừa COVID-19.
(e) Trong cơ thể người, chất béo bị oxi hoá chậm thành CO2, H2O và cung cấp năng lượng.
Số phát biểu đúng là
Chọn A
(a) Sai, amilopectin có mạch phân nhánh.
(b) Sai, đường saccarozơ ngọt hơn glucozơ
(c) Đúng, Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biurê (tạo màu tím với Cu(OH)2), Gly-Ala không có phản ứng này.
(d) Đúng
(e) Đúng
Câu 34:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.
(d) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp AlCl3 và CuCl2.
(e) Cho từ từ dung dịch chứa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 3a mol H3PO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là
Chọn C
(a) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CaCO3 + H2O
(b) FeCl2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl + Ag
(c) nOH- = 4x và nAl3+ = 2x → Kết tủa gồm Al(OH)3 và BaSO4.
(d) NaOH + AlCl3 → NaAlO2 + NaCl + H2O
NaOH + CuCl2 → NaCl + Cu(OH)2
(e) nOH-/nH3PO4 = 8/3 → Kết tủa gồm Ba3(PO4)2 và BaHPO4
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit thu được 47,52 gam CO2 và 18,342 gam nước. Mặt khác, m gam X làm mất màu tối đa 3,36 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho m gam X xà phòng hóa bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được x gam muối. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn C
nCO2 = 1,08; nH2O = 1,019; nBr2 = 0,021
nX = [nCO2 – (nH2O + nBr2)]/2 = 0,02
→ mX = mC + mH + mO = 16,918 (với nO = 6nX)
nKOH = 3nX = 0,06 và nC3H5(OH)3 = nX = 0,02
Bảo toàn khối lượng → m muối = 18,438
Câu 36:
Cho m gam hỗn hợp E (gồm este đơn chức X và este hai chức Y mạch hở) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Z chứa hai muối và một ancol T duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 1,08 mol O2, thu được 14,84 gam Na2CO3; tổng số mol CO2 và H2O bằng 1,36 mol. Cho T tác dụng với Na dư, thoát ra 1,792 lít khí (đktc). Biết để đốt cháy hết m gam E cần vừa đủ 1,4 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn A
nNa2CO3 = 0,14 → nNaOH = 0,28
nH2 = 0,08 → nOH trong ancol = 0,16
→ X là este của phenol và nX = (0,28 – 0,16)/2 = 0,06
X là RCOOP (0,06); Y là (RCOO)2A (0,08)
Muối gồm RCOONa (0,22) và PONa (0,06). Đốt muối → nCO2 = u và nH2O = v
→ u + v = 1,36
Bảo toàn O → 2u + v + 0,14.3 = 0,22.2 + 0,06 + 1,08.2
→ u = 0,88 và v = 0,48
Bảo toàn khối lượng:
mZ = 0,22(R + 67) + 0,06(P + 39) = mCO2 + mH2O + mNa2CO3 – mO2
→ 11R + 3P = 528
Do R ≥ 1 và P ≥ 77 → R = 27 và P = 77 là nghiệm duy nhất.
Muối gồm CH2=CH-COONa và C6H5ONa.
nO2 đốt T = nO2 đốt E – nO2 đốt Z = 0,32
T có dạng CxHyO2 (0,08 mol)
CxHyO2 + (x + 0,25y – 1)O2 → xCO2 + 0,5yH2O
nO2 = 0,08(x + 0,25y – 1) = 0,32
→ 4x + y = 20
Do y ≤ 2x + 2 nên x = 3 và y = 8 là nghiệm duy nhất. T là C3H6(OH)2.
X là CH2=CH-COO-C6H5 (0,06)
Y là (CH2=CH-COO)2C3H6 (0,08)
→ %Y = 62,37%
Câu 37:
Ngô là loại cây trồng “phàm ăn”, để đảm bảo độ dinh dưỡng trong đất, với mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cần cung cấp 86 kg N; 40 kg P2O5 và 210 kg K2O. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 hecta đất trồng ngô là
Chọn D
m phân hỗn hợp = a kg
m phân kali = b kg
m phân urê = c kg
mN = 20%a + 46%c = 86
mP2O5 = 20%a = 40
mK2O = 15%a + 60%b = 210
→ a = 200; b = 300; c = 100
→ a + b + c = 600 kg
Câu 38:
Este E là este no, mạch hở và có công thức phân tử C7HmOm-4. Cho E tác dung với dung dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thu được hai muối X, Y (đều là muối của axit cacboxylic, MX < MY) và một ancol Z. Cho các phát biểu sau:
(a) Có 2 công thức cấu tạo phù hợp tính chất của E.
(b) X là muối của axit cacboxylic có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong phân tử Z thì số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH.
(d) Nung muối Y với hỗn hợp vôi tôi-xút thu được khí H2.
(e) Phân tử Y hơn phân tử X một nhóm CH2.
Số phát biểu đúng là
Chọn B
E là este no, mạch hở nên k = số chức este = (m – 4)/2
→ (m – 4)/2 = (7.2 + 2 – m)/2 → m = 10
→ E là C7H10O6
Cấu tạo: (HCOO)2(CH3COO)C3H5
X là HCOONa, Y là CH3COONa, Z là C3H5(OH)3
(a) Đúng, gồm:
CH3COOCH2-CH(OOCH)-CH2(OOCH)
CH3COOCH(CH2OOCH)2
(b) Đúng, HCOOH hay HO-CHO có tráng bạc.
(c) Đúng, Z có 3C, 3OH
(d) Sai: CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3
(e) Đúng
Câu 39:
Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 0,4 A, hiệu suất điện phân là 100%. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 9650 |
3,75.t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) |
a |
a + 0,015 |
0,1205 |
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (gam) |
1,792 |
2,752 |
2,752 |
Giá trị của a là
Chọn A
Mol Cu ứng với 1,792 gam (0,028 mol); 2,752 gam (0,043 mol)
ne trong t giây = 0,028.2 = 0,056 → ne trong 3,75t giây = 0,21
Catot: nCu = 0,043 → nH2 = 0,062
Anot: nCl2 = u và nO2 = v
→ 2u + 4v = 0,21 và u + v + 0,062 = 0,1205
→ u = 0,012; v = 0,0465
Lúc t giây, tại anot: nCl2 = 0,012 → nO2 = 0,008
→ a = 0,012 + 0,008 = 0,02
Câu 40:
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Chọn B
T gồm 3 kim loại là Cu (x), Ag (2x) và Fe dư (y)
mT = 64x + 108.2x + 56y = 61,6
Bảo toàn electron: 2x + 2x + 3y = 0,55.2
→ x = 0,2; y = 0,1
Bảo toàn electron:
2(a – y) + 0,25.2 = 2x + 2x → a = 0,25