IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 CTST Bài 3. Hằng đẳng thức đáng nhớ có đáp án

Giải SGK Toán 8 CTST Bài 3. Hằng đẳng thức đáng nhớ có đáp án

Giải SGK Toán 8 CTST Bài 3. Hằng đẳng thức đáng nhớ có đáp án

  • 162 lượt thi

  • 58 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hãy tính nhanh:

               652 – 352 = ?

               102 . 98 = ?

Bạn nữ: “Đáp số là 3 000 và 9 996”.

Bạn nam: “Trời! Bạn làm thế nào mà nhanh vậy?”

Xem đáp án

Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

652 – 352 = (65 + 35) . (65 – 35) = 100 . 30 = 3 000.

102 . 98 = (100 + 2) . (100 – 2) = 1002 – 22 = 10 000 – 4 = 9 996.


Câu 2:

a) Ba bạn An, Mai và Bình viết biểu thức biểu thị tổng diện tích S của các phần tô màu trong Hình 1 như sau:  An: S = (a + b)2. (ảnh 1)

a) Ba bạn An, Mai và Bình viết biểu thức biểu thị tổng diện tích S của các phần tô màu trong Hình 1 như sau:

An: S = (a + b)2.

Mai: S = a2 + b2 + ab + ba.

Bình: S = a2 + 2ab + b2.

Kết quả của mỗi bạn có đúng không? Giải thích.

Xem đáp án

a) Ta xét các cách tính diện tích của các phần tô màu trong Hình 1 như sau:

Cách 1: Tính diện tích của hình vuông được ghép bởi 4 hình:

a) Ba bạn An, Mai và Bình viết biểu thức biểu thị tổng diện tích S của các phần tô màu trong Hình 1 như sau:  An: S = (a + b)2. (ảnh 2)

Cạnh của hình vuông ABCD được tạo thành là: a + b.

Diện tích S của các phần tô màu chính là diện tích của hình vuông ABCD, và bằng:

S = (a + b)2 .

Do đó kết quả của bạn An là đúng.

Cách 2: Tính diện tích mỗi hình:

a) Ba bạn An, Mai và Bình viết biểu thức biểu thị tổng diện tích S của các phần tô màu trong Hình 1 như sau:  An: S = (a + b)2. (ảnh 3)

Diện tích hình vuông màu vàng AEHG là: a2.

Diện tích hình vuông màu xanh HICK là: b2.

Diện tích hình chữ nhật màu hồng EBIH là: ab.

Diện tích hình chữ nhật màu hồng GHKD là: ba.

Diện tích S của các phần tô màu là: a2 + b2 + ab + ba.

Do đó kết quả của bạn Mai là đúng.


Câu 4:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

b) (4x + 5y)2;

Xem đáp án

b) (4x + 5y)2

= (4x)2 + 2.4x.5y + (5y)2

= 16x2 + 40xy + 25y2.


Câu 6:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

d) (–x + 2y2)2.

Xem đáp án

d) (–x + 2y2)2

= (–x)2 + 2.(–x).2y2 + (2y2)2

= x2 – 4xy2 + 4y4.


Câu 8:

Viết các biểu thức sau thành bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

b) 1 + 9a2 – 6a.

Xem đáp án

b) 1 + 9a2 – 6a

= 1 – 6a + 9a2

= 12 – 2.1.3a + (3a)2

= (1 – 3a)2.

Hoặc ta có thể viết như sau:

1 + 9a2 – 6a

= 9a2 – 6a + 1

= (3a)2 – 2.3a.1 + 12

= (3a – 1)2.


Câu 9:

Tính nhanh:

a) 522;

Xem đáp án

a) 522 = (50 + 2)2 = 502 + 2.50.2 + 22 = 2 500 + 200 + 4 = 2 704.


Câu 10:

Tính nhanh:

b) 982.

Xem đáp án

b) 982 = (100 – 2)2 = 1002 – 2.100.2 + 22 = 10 000 – 400 + 4 = 9 604.


Câu 11:

a) Một mảnh vườn hình vuông có cạnh 10 m được mở rộng cả hai cạnh thêm x (m) như Hình 2a. Viết biểu thức (dạng đa thức thu gọn) biểu thị diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng.

a) Một mảnh vườn hình vuông có cạnh 10 m được mở rộng cả hai cạnh thêm x (m) như Hình 2a. Viết biểu thức (dạng đa thức thu gọn) biểu thị diện tích  (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Mảnh vườn hình vuông có cạnh 10 m được mở rộng cả hai cạnh thêm x (m) nên mảnh vườn lúc này có dạng hình vuông với độ dài cạnh là 10 + x (m).

Diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng là:

(10 + x)2 = 102 + 2.10.x + x2 = 100 + 20x + x2 (m2).

Vậy biểu thức biểu thị diện tích mảnh vườn sau khi mở rộng là 100 + 20x + x2 (m2).


Câu 12:

b) Một mảnh vườn hình vuông sau khi mở rộng mỗi cạnh 5 m thì được một mảnh vườn hình vuông với cạnh là x (m) như Hình 2b (ảnh 1)

b) Một mảnh vườn hình vuông sau khi mở rộng mỗi cạnh 5 m thì được một mảnh vườn hình vuông với cạnh là x (m) như Hình 2b. Viết biểu thức (dạng đa thức thu gọn) biểu thị diện tích mảnh vườn trước khi mở rộng.

Xem đáp án

b) Mảnh vườn hình vuông trước khi mở rộng có độ dài cạnh là: x – 5 (m).

Diện tích mảnh vườn hình vuông trước khi mở rộng là:

(x – 5)2 = x2 – 2.x.5 + 52 = x2 – 10x + 25 (m2).

Vậy biểu thức biểu thị diện tích mảnh vườn trước khi mở rộng là x2 – 10x + 25 (m2).


Câu 13:

a) Từ Hình 3a, người ta cắt ghép tạo thành Hình 3b. Viết hai biểu thức khác nhau, mỗi biểu thức biểu thị diện tích (phần tô màu) của một trong hai hình bên.

Xem đáp án

a) Ta đặt tên các điểm trên Hình 3 như hình vẽ dưới đây.

a) Từ Hình 3a, người ta cắt ghép tạo thành Hình 3b. Viết hai biểu thức khác nhau, mỗi biểu thức biểu thị diện tích (phần tô màu) của một trong hai hình bên.  (ảnh 1)

• Diện tích hình vuông ABCD là: a2.

Diện tích hình vuông EGHD là: b2.

Diện tích phần tô màu ở Hình 3a là: a2 – b2.

• Chiều dài của hình chữ nhật trong Hình 3b là: a + b.

Chiều rộng của hình chữ nhật trong Hình 3b là: a – b.

Diện tích hình chữ nhật (phần tô màu) trong Hình 3b là: (a + b)(a – b).


Câu 15:

Thực hiện các phép nhân:

b) (2y + 7z)(2y – 7z);

Xem đáp án

b) (2y + 7z).(2y – 7z) = (2y)2 – (7z)2 = 4y2 – 49z2.


Câu 17:

Tính nhanh:

a) 82 . 78;

Xem đáp án

a) 82 . 78 = (80 + 2).(80 – 2) = 802 – 22 = 6 400 – 4 = 6 396.


Câu 18:

Tính nhanh:b) 87 . 93;

Xem đáp án

b) 87 . 93 = (90 – 3).(90 + 3) = 902 – 32 = 8 100 – 9 = 8 091.


Câu 19:

Tính nhanh:

c) 1252 – 252.

Xem đáp án

c) 1252 – 252 = (125 + 25).(125 – 25) = 150 . 100 = 15 000.


Câu 20:

Giải đáp câu hỏi ở Hoạt động khởi động (trang 18).

Xem đáp án

Ta tính nhanh các phép tính như sau:

652 – 352 = (65 + 35) . (65 – 35) = 100 . 30 = 3 000.

102 . 98 = (100 + 2) . (100 – 2) = 1002 – 22 = 10 000 – 4 = 9 996.


Câu 21:

Hoàn thành các phép nhân đa thức sau vào vở, thu gọn kết quả nhận được:

(a + b)3 = (a + b)(a + b)2

             = (a + b)(…)

             = …

(a – b)3 = (a – b)(a – b)2

             = (a – b)(…)

             = …

Xem đáp án

(a + b)3 = (a + b)(a + b)2

             = (a + b)(a2 + 2ab + b2)

             = a(a2 + 2ab + b2) + b(a2 + 2ab + b2)

             = a.a2 + a.2ab + a.b2 + b.a2 + b.2ab + b.b2

             = a3 + 2a2b + ab2 + a2b + 2ab2 + b3

             = a3 + (2a2b + a2b) + (ab2 + 2ab2) + b3

             = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3.

(a – b)3 = (a – b)(a – b)2

             = (a – b)(a2 – 2ab + b2)

             = a(a2 – 2ab + b2) – b(a2 – 2ab + b2)

             = a.a2 – a.2ab + a.b2 – b.a2 + b.2ab – b.b2

             = a3 – 2a2b + ab2 – a2b + 2ab2 – b3

             = a3 – (2a2b + a2b) + (ab2 + 2ab2) – b3

             = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3.


Câu 22:

Tính:

a) (x + 2y)3;

Xem đáp án

a) (x + 2y)3

= x3 + 3.x2.2y + 3.x.(2y)2 + (2y)3

= x3 + 6x2y + 12xy2 + 8y3.


Câu 23:

Tính:

b) (3y – 1)3.

Xem đáp án

b) (3y – 1)3

= (3y)3 – 3.(3y)2.1 + 3.3y.12 – 13

= 27y3 – 27y2 + 9y – 1.


Câu 24:

Một thùng chứa dạng hình lập phương có độ dài cạnh bằng x (cm). Phần vỏ bao gồm nắp có độ dày 3 cm. Tính dung tích (sức chứa) của thùng, viết kết quả dưới dạng đa thức.

Một thùng chứa dạng hình lập phương có độ dài cạnh bằng x (cm). Phần vỏ bao gồm nắp có độ dày 3 cm. Tính dung tích (sức chứa) của thùng, (ảnh 1)
Xem đáp án

Phần lòng trong của thùng chứa có dạnh hình lập phương với độ dài cạnh là x – 3 – 3 = x – 6 (cm).

Thể tích phần lòng trong của thùng là:

(x – 6)3 = x3 – 3.x2.6 + 3.x.62 – 63

             = x3 – 18x2 + 108x – 216 (cm3).

Vậy dung tích (sức chứa) của thùng là x3 – 18x2 + 108x – 216 (cm3).


Câu 25:

Sử dụng quy tắc chuyển vế và các tính chất của phép toán, hoàn thành các biến đổi sau vào vở:

(a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

a3 + b3 = (a + b)3 – 3a2b – 3ab2

           = (a + b)3 – 3ab(a + b)

           = (a + b)(…)

           = …

(a – b)3 = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3

a3 – b3 = (a – b)3 + 3a2b – 3ab2

           = (a – b)3 + 3ab(a – b)

           = (a – b)(…)

           = …

Xem đáp án

(a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

a3 + b3 = (a + b)3 – 3a2b – 3ab2

           = (a + b)3 – 3ab(a + b)

           = (a + b)[(a + b)2 – 3ab]

           = (a + b)(a2 + 2ab + b2 – 3ab)

           = (a + b)(a2 – ab + b2).

(a – b)3 = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3

a3 – b3 = (a – b)3 + 3a2b – 3ab2

           = (a – b)3 + 3ab(a – b)

           = (a – b)[(a – b)2 + 3ab]

           = (a – b)(a2 – 2ab + b2 + 3ab)

           = (a – b)(a2 + ab + b2).


Câu 26:

Viết các đa thức sau dưới dạng tích:

a) 8y3 + 1;

Xem đáp án

a) 8y3 + 1 = (2y)3 + 1

                = (2y + 1)[(2y)2 – 2y.1 + 12]

                = (2y + 1)(4y2 – 2y + 1)


Câu 27:

Viết các đa thức sau dưới dạng tích:

b) y3 – 8.

Xem đáp án

b) y3 – 8 = y3 – 23

              = (y – 2)(y2 + y.2 + 22)

              = (y – 2)(y2 + 2y + 4).


Câu 28:

Tính:

a) (x + 1)(x2 – x + 1);

Xem đáp án

a) (x + 1)(x2 – x + 1)

= x3 + 13

= x3 + 1.


Câu 29:

Tính:

b) .2x124x2+1+14

Xem đáp án

b) 2x124x2+1+14

=2x122x2+2x.12+122

=2x3123

=8x318


Câu 30:

Từ một khối lập phương có cạnh bằng 2x + 1, ta cắt bỏ một khối lập phương có cạnh bằng x + 1 (xem Hình 5). Tính thể tích phần còn lại, viết kết quả dưới dạng đa thức.

Từ một khối lập phương có cạnh bằng 2x + 1, ta cắt bỏ một khối lập phương có cạnh bằng x + 1 (xem Hình 5). Tính thể tích phần còn lại, (ảnh 1)
Xem đáp án

Thể tích của khối lập phương có cạnh bằng 2x + 1 là: (2x + 1)3.

Thể tích của khối lập phương có cạnh bằng x + 1 là: (x + 1)3.

Cách 1: Thể tích phần còn lại là:

(2x + 1)3 – (x + 1)3

= (2x)3 + 3.(2x)2.1 + 3.2x.12 + 13 – (x3 + 3.x2.1 + 3.x.12 + 13)

= 8x3 + 12x2 + 6x + 1 – x3 – 3x2 – 3x – 1

= (8x3 – x3) + (12x2 – 3x2) + (6x – 3x) + (1 – 1)

= 7x3 + 9x2 + 3x.

Cách 1: Thể tích phần còn lại là:

(2x + 1)3 – (x + 1)3

= [(2x + 1) – (x + 1)].[(2x + 1)2 + (2x + 1).(x + 1) + (x + 1)2]

= [2x + 1 – x – 1].[(2x)2 + 2.2x.1 + 12 + (2x.x + 2x.x + 1.x + 1.1) + x2 + 2.x.1 + 12]

= x.[4x2 + 4x + 1 + 2x2 + 3x + 1 + x2 + 2x + 1]

= x.[(4x2 + 2x2 + x2) + (4x + 3x + 2x) + (1 + 1 + 1)]

= x.[7x2 + 9x + 3]

= 7x3 + 9x2 + 3x.


Câu 31:

Tính:

a) (3x + 4)2;

Xem đáp án

a) (3x + 4)2

= (3x)2 + 2.3x.4 + 42

= 9x2 + 24x + 16.


Câu 32:

Tính:

b) (5x – y)2;

Xem đáp án

b) (5x – y)2

= (5x)2 – 2.5x.y + y2

= 25x2 – 10xy + y2.


Câu 33:

Tính:

c) xy12y2 .

Xem đáp án

c)xy12y2

=xy22.xy.12y+12y2.

=x2y2xy2+14y2


Câu 35:

Viết các biểu thức sau thành bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

b) 9 – 24x + 16x2;

Xem đáp án

b) 9 – 24x + 16x2

= 32 – 2.3.4x + (4x)2

= (3 – 4x)2.

Ta cũng có thể viết như sau:

9 – 24x + 16x2

= 16x2 – 24x + 9

= (4x)2 – 2.4x.3 + 32

= (4x – 3)2.


Câu 40:

a) Viết biểu thức tính diện tích của hình vuông có cạnh bằng 2x + 3 dưới dạng đa thức.

Xem đáp án

a) Biểu thức tính diện tích của hình vuông có cạnh bằng 2x + 3 là:

(2x + 3)2 = (2x)2 + 2.2x.3 + 32 = 4x2 + 12x + 9.


Câu 41:

b) Viết biểu thức tính thể tích của khối lập phương có cạnh bằng 3x − 2 dưới dạng đa thức.

Xem đáp án

b) Biểu thức tính thể tích của khối lập phương có cạnh bằng 3x − 2 là:

(3x – 2)3 = (3x)3 – 3.(3x)2.2 + 3.3x.22 – 23

               = 27x3 – 54x2 + 36x – 8.


Câu 42:

Tính nhanh:

a) 38 . 42;

Xem đáp án

a) 38 . 42 = (40 – 2).(40 + 2) = 402 – 22 = 1 600 – 4 = 1 596.


Câu 43:

Tính nhanh:

b) 1022;

Xem đáp án

b) 1022 = (100 + 2)2 = 1002 + 2.100.2 + 22 = 10 000 + 400 + 4 = 10 404.


Câu 44:

Tính nhanh:

c) 1982;

Xem đáp án

c) 1982 = (200 – 2)2 = 2002 – 2.200.2 + 22 = 40 000 – 800 + 4 = 39 204.


Câu 45:

Tính nhanh:

d) 752 – 252.

Xem đáp án

d) 752 – 252 = (75 + 25).(75 – 25) = 100 . 50 = 5 000.


Câu 46:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

a) (2x – 3)3;

Xem đáp án

a) (2x – 3)3

= (2x)3 – 3.(2x)2.3 + 3.2x.32 – 33

= 8x3 – 36x2 + 54x – 8.


Câu 47:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

b) (a + 3b)3;

Xem đáp án

b) (a + 3b)3

= a3 + 3.a2.3b + 3.a.(3b)2 + (3b)3

= a3 + 9a2b + 27ab2 + 27b3.


Câu 48:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

c) (xy –1)3.

Xem đáp án

c) (xy –1)3

= (xy)3 – 3.(xy)2.1 + 3.xy.12 – 13

= x3y3 – 3x2y2 + 3xy – 1.


Câu 49:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

a) (a – 5)(a2 + 5a + 25);

Xem đáp án

a) (a – 5)(a2 + 5a + 25)

= (a – 5)(a2 + a.5 + 52)

= a3 – 53

= a3 – 125.

b) (x + 2y)(x2

Câu 50:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

b) (x + 2y)(x2 – 2xy + 4y2).

Xem đáp án

b) (x + 2y)(x2 – 2xy + 4y2)

= (x + 2y).[x2 – x.2y + (2y)2]

= x3 + (2y)3

= x3 + 8y3.


Câu 51:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

a) (a – 1)(a + 1)(a2 + 1);

Xem đáp án

a) (a – 1)(a + 1)(a2 + 1)

= (a2 – 1)(a2 + 1)

= (a2)2 – 12

= a4 – 1.


Câu 52:

Viết các biểu thức sau thành đa thức:

b) (xy + 1)2 – (xy – 1)2.

Xem đáp án

b) (xy + 1)2 – (xy – 1)2

= [(xy + 1) + (xy – 1)].[(xy + 1) – (xy – 1)]

= [xy + 1 + xy – 1].[xy + 1 – xy + 1]

= 2xy.2

= 4xy.


Câu 53:

a) Cho x + y = 12 và xy = 35. Tính (x − y)2.

Xem đáp án

a) Ta có: (x − y)2 = x2 – 2xy + y2

                           = x2 + 2xy + y2 – 4xy

                           = (x + y)2 – 4xy

Thay x + y = 12 và xy = 35 vào biểu thức trên ta có:

(x − y)2 = 122 – 4.35 = 144 – 140 = 4.


Câu 54:

b) Cho x – y = 8 và xy = 20. Tính (x + y)2.

Xem đáp án

b) Ta có: (x + y)2 = x2 + 2xy + y2

                           = x2 – 2xy + y2 + 4xy

                           = (x – y)2 + 4xy

Thay x – y = 8 và xy = 20 vào biểu thức trên ta có:

(x + y)2 = 82 + 4.20 = 64 + 80 = 144.


Câu 55:

c) Cho x + y = 5 và xy = 6. Tính x3 + y3.

Xem đáp án

c) Ta có: x3 + y3 = (x + y).(x2 – xy + y2)

                           = (x + y).(x2 + 2xy + y2 – 3xy)

                           = (x + y).[(x + y)2 – 3xy]

Thay x + y = 5 và xy = 6 vào biểu thức trên ta có:

x3 + y3 = 5.(52 – 3.6) = 5.(25 – 18) = 5.7 = 35.


Câu 56:

d) Cho x – y = 3 và xy = 40. Tính x3 – y3
Xem đáp án

d) Ta có: x3 – y3 = (x – y).(x2 + xy + y2)

                           = (x – y).(x2 – 2xy + y2 + 3xy)

                           = (x – y).[(x – y)2 + 3xy]

Thay x – y = 3 và xy = 40 vào biểu thức trên ta có:

x3 – y3 = 3.(32 – 3.40) = 3.(9 – 120) = 5.(–111) = –555.


Câu 57:

Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao đều bằng 5 cm. Thể tích của hình hộp chữ nhật sẽ tăng bao nhiêu nếu:

a) Chiều dài và chiều rộng tăng thêm a cm?

Xem đáp án

Thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao đều bằng 5 cm là:

53 = 125 (cm3).

a) Chiều dài của hình hộp chữ nhật sau khi tăng thêm a cm là: 5 + a (cm).

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật sau khi tăng thêm a cm là: 5 + a (cm).

Thể tích hình hộp chữ nhật lúc sau là:

(5 + a).(5 + a).5 = (5 + a)2.5

                          = (52 + 2.5.a + a2).5

                          = (25 + 10a + a2).5

                          = 25.5 + 10a.5 + a2.5

                          = 125 + 50a + 5a2 (cm3).

Khi đó thể tích của hình hộp chữ nhật đã tăng thêm là:

125 + 50a + 5a2 – 125 = 5a2 + 50a (cm3).


Câu 58:

b) Chiều dài, chiều rộng, chiều cao đều tăng thêm a cm?
Xem đáp án

b) Chiều cao của hình hộp chữ nhật sau khi tăng thêm a cm là: 5 + a (cm).

Thể tích hình hộp chữ nhật lúc sau là:

(5 + a).(5 + a).(5 + a) = (5 + a)3

                                   = 53 + 3.52.a + 3.5.a2 + a3

                                   = 125 + 75a + 15a2 + a3 (cm3).

Khi đó thể tích của hình hộp chữ nhật đã tăng thêm là:

125 + 75a + 15a2 + a3 – 125 = a3 + 15a2 + 75a (cm3).


Bắt đầu thi ngay