IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 CTST Bài 5. Hình chữ nhật – Hình vuông có đáp án

Giải SGK Toán 8 CTST Bài 5. Hình chữ nhật – Hình vuông có đáp án

Giải SGK Toán 8 CTST Bài 5. Hình chữ nhật – Hình vuông có đáp án

  • 124 lượt thi

  • 29 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Dùng thước đo góc để đo số đo các góc A^,B^,C^,D^ ở Hình 1 và rút ra nhận xét về số đo của chúng.

Dùng thước đo góc để đo số đo các góc góc A, góc B, góc C, góc D ở Hình 1 và rút ra nhận xét về số đo của chúng. (ảnh 1)
Xem đáp án

Dùng thước đo góc ta xác định được: A^=90°,B^=90°,C^=90°,D^=90°.

Nhận xét: A^=B^=C^=D^=90°.


Câu 3:

Cho ABCD là hình chữ nhật.

a) Chứng minh AB // CD và AD // BC.

Xem đáp án

a) Ta có: AB AD, CD AD nên AB // CD.

               AD AB, BC AB nên AD // BC.


Câu 4:

b) Tam giác ABD và tam giác BAC có bằng nhau không? Vì sao?

b) Tam giác ABD và tam giác BAC có bằng nhau không? Vì sao? (ảnh 1)
Xem đáp án

b) Tứ giác ABCD có AB // CD và AD // BC nên là hình bình hành.

Do đó AD = BC (tính chất hình bình hành).

Xét DABD và DBAC có:

BAD^=ABC^=90°;

AB là cạnh chung;

AD = BC (chứng minh trên)

Do đó DABD = DBAC (hai cạnh góc vuông).


Câu 5:

Cho biết a, b, d lần lượt là độ dài các cạnh và đường chéo của một hình chữ nhật. Thay dấu ? trong bảng sau bằng giá trị thích hợp.

Cho biết a, b, d lần lượt là độ dài các cạnh và đường chéo của một hình chữ nhật. Thay dấu ? trong bảng sau bằng giá trị thích hợp. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hình chữ nhật ABCD có ABC^=90° và AB, BC hai cạnh, AC là một đường chéo.

Áp dụng định lí Pythagore vào DABC vuông tại B, ta có:

AC2 = AB2 + BC2

Do đó d2 = a2 + b2.

Suy ra d=a2+b2;a=d2b2;b=d2a2.

• Với a = 8, b = 6 ta có: d=a2+b2=82+62=10;

• Với a=15,d=24 ta có: b=d2a2=242152=2415=3;

• Với b = 5, d = 13 ta có: a=d2b2=13252=12.

Vậy ta có bảng sau:

Cho biết a, b, d lần lượt là độ dài các cạnh và đường chéo của một hình chữ nhật. Thay dấu ? trong bảng sau bằng giá trị thích hợp. (ảnh 2)

Câu 6:

Tìm bốn ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế.

Xem đáp án

Bốn ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế: mặt chiếc bàn học; mặt bảng viết; mặt bìa quyển vở; hộp đựng bút.

Tìm bốn ví dụ về hình chữ nhật trong thực tế. (ảnh 1)

Câu 7:

Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Giải thích các khẳng định sau:

a) Nếu BAD^ là góc vuông thì ADC^ ABC^ cũng là góc vuông.

Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Giải thích các khẳng định sau:  a) Nếu góc BAD là góc vuông (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Do ABCD là hình bình hành nên AB // CD và AD // BC.

Do BAD^ là góc vuông nên AD AB.

Ta có: AB // CD và AD AB nên AD CD hay ADC^ là góc vuông;

           AD // BC và AD AB nên BC AB hay ABC^ là góc vuông.


Câu 8:

b) Nếu AC = BD thì BAD^ vuông.
Xem đáp án

b) Hình bình hành ABCD có AB // CD nên cũng là hình thang có hai cạnh đáy là AB và CD.

Lại có hai đường chéo AC = BD nên là hình thang cân.

Do đó ABC^=DCB^ BAD^=CDA^.

Tương tự ta cũng có BAD^=ABC^.

Suy ra BAD^=ABC^=DCB^=CDA^

Mà BAD^+ABC^+DCB^+CDA^=360°

Hay 4BAD^=360°, do đó BAD^=90°.


Câu 9:

Chỉ được sử dụng compa, hãy kiểm tra tứ giác ở Hình 6 có phải là hình chữ nhật hay không.

Chỉ được sử dụng compa, hãy kiểm tra tứ giác ở Hình 6 có phải là hình chữ nhật hay không. (ảnh 1)
Xem đáp án

Gọi tứ giác đã cho là ABCD (hình vẽ).

Chỉ được sử dụng compa, hãy kiểm tra tứ giác ở Hình 6 có phải là hình chữ nhật hay không. (ảnh 2)

• Dùng compa kiểm tra được AB = CD; AD = BC và AC = BD.

• Tứ giác ABCD có AB = CD và AD = BC nên là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo AC = BD nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.


Câu 10:

a) Hãy sử dụng êke sao cho chỉ sau ba lần đo ta có thể xác định khung cửa sổ ở Hình 7 có phải là hình chữ nhật hay không.

a) Hãy sử dụng êke sao cho chỉ sau ba lần đo ta có thể xác định khung cửa sổ ở Hình 7 có phải là hình chữ nhật hay không. (ảnh 1)
Xem đáp án

a)

a) Hãy sử dụng êke sao cho chỉ sau ba lần đo ta có thể xác định khung cửa sổ ở Hình 7 có phải là hình chữ nhật hay không. (ảnh 2)

Dùng êke ba lần ta đo ba góc DAB^,ABC^,BCD^ thì được DAB^=90°,ABC^=90°,BCD^=90°.

Xét tứ giác ABCD có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.


Câu 11:

b) Hãy sử dụng một cuộn dây, xác định khung cửa sổ trong Hình 7 có là hình chữ nhật hay không.

Xem đáp án

b) Sử dụng một cuộn dây:

b) Hãy sử dụng một cuộn dây, xác định khung cửa sổ trong Hình 7 có là hình chữ nhật hay không. (ảnh 1)

• Ta đo đoạn thẳng AB bằng cách đánh dấu 2 điểm trên đoạn dây sao cho hai điểm đánh dấu trùng với hai điểm A, B.

• Đặt điểm đánh dấu thứ nhất trùng với điểm D và kiểm tra thấy điểm đánh dấu còn lại trùng với điểm C. Khi đó AB = CD.

• Làm tương tự ta cũng xác định được AD = BC và AC = BD.

Tứ giác ABCD có AB = CD, AD = BC nên là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo AC = BD nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.


Câu 12:

Cho tứ giác ABCD có bốn góc bằng nhau và có bốn cạnh bằng nhau. Hãy chứng tỏ ABCD vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật.

Cho tứ giác ABCD có bốn góc bằng nhau và có bốn cạnh bằng nhau. Hãy chứng tỏ ABCD vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật. (ảnh 1)
Xem đáp án

• Tứ giác ABCD có bốn cạnh bằng nhau nên là hình thoi.

• Tứ giác ABCD có bốn góc bằng nhau nên BAD^=ABC^=DCB^=CDA^.

Mà BAD^+ABC^+DCB^+CDA^=360°

Hay 4BAD^=360°, suy ra BAD^=90°.

Do đó BAD^=ABC^=DCB^=CDA^=90° nên ABCD là hình chữ nhật.

Vậy ABCD vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật.


Câu 13:

Cho hình vuông MNPQ. Chứng minh MNPQ vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.

Xem đáp án
Cho hình vuông MNPQ. Chứng minh MNPQ vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi. (ảnh 1)

MNPQ là hình vuông nên là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.

Hình vuông MNPQ có bốn góc vuông nên là hình chữ nhật.

Hình vuông MNPQ có bốn cạnh bằng nhau nên là hình thoi.

Vậy hình vuông MNPQ vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.


Câu 14:

Tìm hình vuông trong hai hình sau:

Tìm hình vuông trong hai hình sau:  (ảnh 1)
Xem đáp án

Hình 10a):

Tứ giác MNPQ có hai đường chéo cắt nhau MP và NQ tại trung điểm O của mỗi đường nên là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo MP và NQ vuông góc với nhau tại O nên hình bình hành MNPQ là hình thoi (1)

Mặt khác: MP = OM + OP = 2OM

                 NQ = ON + OQ = 2ON

Mà OM = ON nên MP = NQ.

Ta có MNPQ là hình thoi nên cũng là hình bình hành.

Mà hai đường chéo MP và NQ bằng nhau nên hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật (2)

Từ (1) và (2) suy ra MNPQ là hình vuông.

Hình 10b):

Tứ giác RSTU có RS = ST = TU = UR nên là hình thoi (1)

Do đó RSTU cũng là hình bình hành.

Lại có URS^=90° nên hình bình hành RSTU là hình chữ nhật (2)

Từ (1) và (2) suy ra RSTU là hình vuông.


Câu 15:

Tìm bốn ví dụ về hình vuông trong thực tế.

Xem đáp án

Bốn ví dụ về hình vuông trong thực tế: mặt xúc xắc; gạch lát nền hình vuông; mặt bìa hộp bánh pizza hình vuông; mặt kệ gỗ hình vuông.

Tìm bốn ví dụ về hình vuông trong thực tế. (ảnh 1)

Câu 16:

Cho hình chữ nhật ABCD. Giải thích tại sao ABCD là hình vuông trong mỗi trường hợp sau:

Trường hợp 1: AB = BC.

Trường hợp 2: AC vuông góc với BD.

Trường hợp 3: AC là đường phân giác của góc BAD.

Xem đáp án

Trường hợp 1: AB = BC.

Cho hình chữ nhật ABCD. Giải thích tại sao ABCD là hình vuông trong mỗi trường hợp sau:  Trường hợp 1: AB = BC. (ảnh 1)

Do ABCD là hình chữ nhật nên cũng là hình bình hành.

Lại có hai cạnh kề bằng nhau AB = BC nên hình bình hành ABCD là hình thoi.

ABCD vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi nên là hình vuông.

• Trường hợp 2: AC vuông góc với BD.

Cho hình chữ nhật ABCD. Giải thích tại sao ABCD là hình vuông trong mỗi trường hợp sau:  Trường hợp 1: AB = BC. (ảnh 2)

Do ABCD là hình chữ nhật nên cũng là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo vuông góc nên hình bình hành ABCD là hình thoi.

ABCD vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi nên là hình vuông.

• Trường hợp 3: AC là đường phân giác của góc BAD.

Cho hình chữ nhật ABCD. Giải thích tại sao ABCD là hình vuông trong mỗi trường hợp sau:  Trường hợp 1: AB = BC. (ảnh 3)

Do ABCD là hình chữ nhật nên cũng là hình bình hành.

Lại có đường chéo AC là đường phân giác của góc BAD nên hình bình hành ABCD là hình thoi.

ABCD vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi nên là hình vuông.


Câu 17:

Cho hình thoi ABCD. Hãy chứng tỏ:

a) Nếu BAD^ là góc vuông thì ba góc còn lại của hình thoi cũng là góc vuông.

b) Nếu AC = BD thì BAD^ là góc vuông.

Xem đáp án

a)

Cho hình thoi ABCD. Hãy chứng tỏ:  a) Nếu góc BAD là góc vuông thì ba góc còn lại của hình thoi cũng là góc vuông. (ảnh 1)

Ta có hình thoi ABCD cũng là hình bình hành.

Lại có BAD^=90° nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.

Do đó ABC^=BCD^=CDA^=90°.


Câu 18:

b) Nếu AC = BD thì BAD^ là góc vuông.

Xem đáp án

b)

b) Nếu AC = BD thì  góc BAD là góc vuông. (ảnh 1)

Ta có hình thoi ABCD cũng là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo AC = BD nên hình bình hành ABCD là hình chữ nhật.

Do đó BAD^=90°.


Câu 19:

Trong Hình 12, cho biết ABCD là một hình vuông. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác EFGH có ba góc vuông;

Trong Hình 12, cho biết ABCD là một hình vuông. Chứng minh rằng:  a) Tứ giác EFGH có ba góc vuông;  (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Do ABCD là một hình vuông nên  A^=B^=C^=D^=90° và AB = BC = CD = DA.

Mà AE = BF = CG = DH nên EB = FC = GD = HA.

Xét DAEH và DDGH có:

A^=D^=90°; AE = GH; AH = DG

Do đó DAEH = DDHG (hai cạnh góc vuông)

Suy ra AEH^=DHG^ (hai góc tương ứng).

Xét DAHE có AHE^+AEH^=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Do đó AHE^+DHG^=90° hay EHG^=180°AHE^+DHG^=180°90°=90°.

Khi đó EHG^ là một góc vuông.

Chứng minh tương tự ta cũng có HGF^,GFE^ là một góc vuông.

Vậy tứ giác EFGH có ba góc vuông.


Câu 20:

b) HE = HG;

Xem đáp án

b) Do DAEH = DDHG (câu a)

Suy ra HE = HG (hai cạnh tương ứng).


Câu 21:

c) Tứ giác EFGH là một hình vuông.

c) Tứ giác EFGH là một hình vuông. (ảnh 1)
Xem đáp án

c) Chứng minh tương tự câu b, ta cũng có: HE = EF, HE = FG.

Khi đó tứ giác EFGH có HE = HG = EF = FG nên là hình thoi.

Tứ giác EFGH có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.

Tứ giác EFGH vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật nên là hình vuông.


Câu 22:

Bạn Nam kiểm tra mặt kính của chiếc đồng hồ để bàn và nhận thấy có ba góc vuông và hai cạnh kề bằng nhau (Hình 13). Hãy cho biết mặt kính đồng hồ có hình gì?

Bạn Nam kiểm tra mặt kính của chiếc đồng hồ để bàn và nhận thấy có ba góc vuông và hai cạnh kề bằng nhau (Hình 13). Hãy cho biết mặt kính đồng hồ có hình gì? (ảnh 1)
Xem đáp án

Do mặt kính của chiếc đồng hồ để bàn có ba góc vuông vuông mặt kính có hình chữ nhật.

Mà mặt kính có hai cạnh kề bằng nhau nên mặt kính có hình vuông.


Câu 23:

Cho Hình 14. Tìm x.

Cho Hình 14. Tìm x.  (ảnh 1)
Xem đáp án

Áp dụng định lí Pythagore vào DABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100 = 102

Suy ra BC = 10 (cm).

Xét DABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên AM bằng nửa cạnh huyền BC.

Do đó x=AM=12BC=12.10=5  cm.

Vậy x = 5 cm.


Câu 24:

Cho Hình 15. Vẽ thêm điểm P để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.

Cho Hình 15. Vẽ thêm điểm P để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật. (ảnh 1)
Xem đáp án

Lấy điểm P sao cho H là trung điểm của MP (hình vẽ).

Cho Hình 15. Vẽ thêm điểm P để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật. (ảnh 2)

Giải thích cách vẽ:

Tứ giác MNPQ có H là trung điểm của hai đường chéo MP và NQ nên là hình bình hành.

Lại có NMQ^=90° nên hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật.


Câu 25:

Cho tam giác ABC có đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của HC, CE. Các đường thẳng AM, AN cắt HE tại G và K.

a) Chứng minh tứ giác AHCE là hình chữ nhật.

Xem đáp án

a)

Cho tam giác ABC có đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của HC, C (ảnh 1)

Do E là điểm đối xứng với H qua I nên I là trung điểm của HE.

Tứ giác AHCE có hai đường chéo AC và HE cắt nhau tại trung điểm I của mỗi đường nên là hình bình hành.

Lại có AHC^=90° nên hình bình hành AHCE là hình chữ nhật.


Câu 26:

b) Chứng minh HG = GK = KE.

Xem đáp án

b) Xét DAHC có AM, HI là hai đường trung tuyến cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của DAHC.

Suy ra HG=23HI IG=12HG.

Chứng minh tương tự đối với DAEC có K là trọng tâm của DAEC.

Suy ra EK=23EI IK=12EK.

Ta có: HG=23HI, EK=23EI và HI = EI nên HG=EK=23EI.

Lại có: IG=12HG IK=12EK nên IG=IK=12HG

Mặt khác GK=IG+IK=12HG+12HG=HG.

Vậy HG = GK = KE.


Câu 27:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Gọi D là trung điểm của BC. Vẽ DE // AB, vẽ DF // AC (E AC, F AB). Chứng minh rằng:

a) Tứ giác AEDF là hình chữ nhật.

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Gọi D là trung điểm của BC. Vẽ DE // AB, vẽ DF // AC (E ∈ AC, F ∈ AB). Chứng minh rằng: (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Tam giác ABC vuông tại A nên BAC^=90° hay AB AC.

Do DE // AB và AB AC nên DE AC hay DEA^=90°.

Do DF // AC và AB AC nên DF AB hay DFA^=90

Tứ giác AEDF có BAC^=90°, DEA^=90° DFA^=90 nên là hình chữ nhật.


Câu 28:

b) Tứ giác BFED là hình bình hành.

Xem đáp án

b) Do AEDF là hình chữ nhật nên AF = ED và AD = EF (tính chất hình chữ nhật).

Xét DABC có AD là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên bằng nửa cạnh huyền BC, do đó AD=DB=DC=12BC.

Từ đó suy ra AD=EF=DB=DC=12BC

Xét DBDF và DEFD có:

BFD^=EDF^=90°;

BD = EF (chứng minh trên);

DF là cạnh chung.

Do đó DBDF = DEFD (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra FB = DE (hai cạnh tương ứng).

Xét tứ giác BFED có FB = DE và FB // DE (do AB // DE) nên là hình bình hành.


Câu 29:

Lấy một tờ giấy, gấp làm tư để có một góc vuông như trong Hình 16, dùng kéo cắt theo đường MN sao cho OM = ON. Mở phần giấy cắt được ra ta được một tứ giác.

Tứ giác đó là hình gì? Giải thích kết luận của em.

Lấy một tờ giấy, gấp làm tư để có một góc vuông như trong Hình 16, dùng kéo cắt theo đường MN sao cho OM = ON. Mở phần giấy cắt được ra  (ảnh 1)
Xem đáp án
Lấy một tờ giấy, gấp làm tư để có một góc vuông như trong Hình 16, dùng kéo cắt theo đường MN sao cho OM = ON. Mở phần giấy cắt được ra  (ảnh 2)

Mở phần giấy cắt được ra ta được một tứ giác MNPQ như hình vẽ trên.

Ta có OM = ON = OP = OQ nên:

• O là trung điểm của MP và NQ;

• MP = OM + OP = 2OM và NQ = ON + OQ = 2ON

Suy ra MP = NQ.

Xét tứ giác MNPQ có hai đường chéo MP và NQ cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường nên là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo bằng nhau MP = NQ nên là hình chữ nhật.

Mặt khác MP NQ nên hình chữ nhật MNPQ có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Do đó MNPQ là hình vuông.


Bắt đầu thi ngay