Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Nghệ An (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Nghệ An (Lần 1) có đáp án
-
763 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào là đồng phân của nhau?
Cặp chất C2H5OH, CH3OCH3 là đồng phân của nhau vì chúng có cùng công thức phân tử là C2H6O.
Chọn A
Câu 2:
Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
Chọn B
Câu 3:
Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
NaOH thuộc loại chất điện li mạnh vì khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion:
NaOH —> Na+ + OH-
Chọn D
Câu 4:
Cho các chất sau: (1) NH3; (2) C2H5NH2; (3) CH3NH2; (4) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất trên là:
Gốc no làm tăng tính bazơ, gốc thơm làm giảm tính bazơ. Gốc no càng lớn, tính bazơ càng mạnh.
—> (4) < (1) < (3) < (2).
Chọn D
Câu 9:
Khí X không màu, có mùi khai. Khí X khan (nguyên chất) được bơm vào đất ở dạng khí, là nguồn phân đạm phổ biến ở Bắc Mỹ do giá thành và tuổi thọ tương đối lâu trong đất so với các dạng phân đạm khác. Do tính ổn định của X khan trên đất lạnh, nông dân trồng ngô thường bón X khan vào mùa thu để bắt đầu hoạt động gieo trồng vào mùa xuân. Chất X là
Chọn C
Câu 11:
Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Gly-Val là
Peptit Gly-Ala-Gly-Val mạch hở và có 4 mắt xích nên có 3 liên kết peptit.
Chọn A
Câu 12:
Cho các este sau: etyl fomat (1); vinyl axetat (2); triolein (3); metyl axetat (4); phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là
(1) HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH
(2) CH3COOCH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH3CHO
(3) (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
(4) CH3COOCH3 + NaOH —> CH3COONa + CH3OH
(5) CH3COOC6H5 + 2NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Chọn B
Câu 13:
Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O?
Ở điều kiện thường, kim loại K tác dụng mạnh với H2O:
2K + 2H2O —> 2KOH + H2↑
Chọn B
Câu 14:
Đồng (II) sufat dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi; dùng để pha chế thuốc trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, cây khoai tây; bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp. Đồng (II) sufat có công thức
Chọn D
Câu 16:
Ancol etylic không phản ứng được với chất nào sau đây?
Ancol etylic không phản ứng được với NaOH. Các chất còn lại:
C2H5OH + Na → C2H5ONa + H2
C2H5OH + HCOOH (H2SO4 đặc, t°) ⇌ HCOOC2H5 + H2O
C2H5OH + CuO, t° → CH3CHO + Cu + H2O
Chọn A
Câu 17:
Trong số các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) tơ nilon-6,6; (4) tơ xenlulozơ axetat; (5) tơ capron; (6) tơ enang. Số tơ nhân tạo là:
(2), (4) là các tơ nhân tạo, chúng đều có nguồn gốc từ xenlulozơ, một loại polime thiên nhiên.
Chọn A
Câu 18:
Kim loại Fe có thể khử được ion nào sau đây?
Kim loại Fe có thể khử được ion Cu2+ thành Cu:
Fe + Cu2+ —> Fe2+ + Cu
Chọn C
Câu 19:
Đun nóng dung dịch chứa 54 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
nC6H12O6 = 0,3 —> nAg = 0,6 —> mAg = 64,8 gam
Chọn C
Câu 20:
Glucozơ và fructozơ đều
A. Sai, dạng mạch hở glucozơ có -CHO, fructozơ có -CO-
B. Đúng, glucozơ và fructozơ đều bị khử bởi H2 (Ni, t°) tạo sobitol.
C. Sai, glucozơ và fructozơ đều có CTPT là C6H12O6
D. Sai, glucozơ và fructozơ đều thuộc loại monosaccarit.
Chọn B
Câu 22:
Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép người ta thường gắn vỏ tàu (phần ngoài ngâm dưới nước) những tấm kim loại:
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép (thành phần chính là Fe) người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại Zn vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn là cực âm và bị ăn mòn, Fe là cực dương và được bảo vệ.
Chọn C
Câu 25:
Cho m gam bột Al vào 250 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,3M và CuSO4 0,6M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,8 gam kim loại. Giá trị của m là
nCuSO4 = 0,15; nFe2(SO4)3 = 0,075 —> nFe3+ = 0,15
Dễ thấy mCu = 0,15.64 = 9,6 < 13,8 < mCu + mFe = 0,15.64 + 0,15.56 = 18 nên Cu2+ và Fe3+ bị khử hết, Fe2+ bị khử một phần.
nFe = (13,8 – 9,6)/56 = 0,075
Bảo toàn electron: 3nAl = nFe3+ + 2nCu2+ + 2nFe
—> nAl = 0,2 —> mAl = 5,4 gam
Chọn C
Câu 26:
Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no, đơn chức. Trung hòa hết 6,7 gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 8,9 gam muối khan. Còn khi cho 6,7 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 10,8 gam bạc. Công thức 2 axit là
nX = (m muối – mX)/22 = 0,1
X tráng gương nên X có chứa HCOOH.
nHCOOH = nAg/2 = 0,05 —> nRCOOH = 0,1 – 0,05 = 0,05
mX = 0,05.46 + 0,05(R + 45) = 6,7
—> R = 43: -C3H7
Axit còn lại là C3H7COOH
Chọn C
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác.
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Phát biểu đúng là
(1) Đúng
(2) Sai, cả saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân
(3) Đúng: CO2 + H2O —> (C6H10O5)n + O2
(4) Sai: Xenlulozơ là polisaccarit
Chọn D
Câu 28:
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 gam X tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
X là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3
nX = 0,03; nKOH = 0,05 —> Z chứa KNO3 (0,03) và KOH dư (0,02)
—> m rắn = 4,15 gam
Chọn C
Câu 29:
Thực hiện thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước như sau:
Bước 1: Thêm 4 ml ancol isoamylic và 4 ml axit axetic kết tinh và khoảng 2 ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm khô. Lắc đều.
Bước 2: Đưa ống nghiệm vào nồi nước sôi từ 10-15 phút. Sau đó lấy ra và làm lạnh.
Bước 3: Cho hỗn hợp trong ống nghiệm vào một ống nghiệm lớn hơn chứa 10 ml nước lạnh.
Cho các phát biểu sau:
(a) Tại bước 2 xảy ra phản ứng este hoá.
(b) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng tách thành hai lớp.
(c) Có thể thay nước lạnh trong ống nghiệm ở bước 3 bằng dung dịch HCl bão hoà.
(d) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng thu được có mùi chuối chín.
(e) H2SO4 đặc đóng vai trò là chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng theo chiều tạo este.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng:
CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH ⇔ CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
(b) Đúng, este không tan, nhẹ hơn phần dung dịch còn lại nên nổi lên trên.
(c) Sai, HCl đặc dễ bay hơi sẽ lôi cuốn este bay hơi theo, gây hao hụt. HCl đặc tốn kém hơn nước lạnh và thao tác chiết thu lấy este sau đó cũng khó hơn.
(d) Đúng, este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(e) Đúng
Chọn D
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm H2, C2H4, C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình đựng kín có sẵn ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là:
nX = 1 —> mY = mX = 1.9,25.2 = 18,5
MY = 20 —> nY = 0,925
—> nH2 phản ứng = nX – nY = 0,075
Chọn D
Câu 31:
Cho một lượng hỗn hợp X gồm x mol CaC2 và y mol Al4C3 vào H2O dư thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4) và 3a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hoàn toàn Z, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y bằng
nC > 2nCa nên không có kết tủa CaCO3.
Tự chọn a = 78 —> nAl(OH)3 tổng = 4
Bảo toàn Al —> nAl4C3 = y = 1
Y + CO2 —> nAl(OH)3 = 1 nên Y chứa Ca(AlO2)2 (0,5 mol)
Bảo toàn Ca —> nCaC2 = x = 0,5
—> x : y = 0,5 : 1 = 1 : 2
Chọn A
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tính khử của Fe mạnh hơn Cu.
(b) Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
(c) Một dây Al nối với dây Cu được thả vào dung dịch HCl sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan được hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Đúng, có đủ điều kiện: cặp điện cực Al-Cu, môi trường điện li (dung dịch HCl) và chúng tiếp xúc với nhau nên có ăn mòn điện hóa.
(d) Đúng: Cu + Fe2O3 + 6HCl —> CuCl2 + 2FeCl2 + 3H2O
Chọn A
Câu 33:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH —> 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
nC17H35COOK = 0,36 —> n(C17H35COO)3C3H5 = 0,12
—> m(C17H35COO)3C3H5 = 106,8
Chọn B
Câu 34:
Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2
—> nFe = nH2 = 0,15 —> mFe = 8,4 gam
Chọn B
Câu 35:
Cho 7,02 gam kim loại M tác dụng với 300 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,98 gam kim loại. Kim loại M là
nFe(NO3)3 = 0,3
mFe = 0,3.56 > 7,98 nên Fe2+ chưa bị khử hết
nFe = 7,98/56 = 0,1425
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
7,02x/M = nFe3+ + 2nFe —> M = 12x
—> x = 2, M = 24: M là Mg
Chọn A
Câu 36:
Cho 24,84 gam hơi nước đi qua than (dư) nung đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Cho X đi qua ống chứa CuO dư đun nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Cho Y vào dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,36M được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cô cạn Z, lấy chất rắn nung nóng đến khối lượng không đổi, sau đó cho nước dư vào thu được dung dịch T và còn lại 1,25m gam chất rắn không tan. Cho từ từ dung dịch HCl vào T đến khi bắt đầu thoát khí thì thấy hết 0,35 mol HCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm thể tích CO trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chất rắn chỉ tan một phần trong nước nên Z chứa Ba2+, mặt khác T + HCl có thoát khí nên Z chứa HCO3-.
nNaOH = x; nBa(OH)2 = 0,36x; nBaCO3 = m/197 = y
Z chứa NaHCO3 (x) và Ba(HCO3)2 (0,36x – y)
Nung Z thu được Na2CO3 (0,5x) và BaO (0,36x – y)
—> nBaCO3 = 0,36x – y = 1,25y (1)
T gồm NaOH (1,25y.2 = 2,5y) và Na2CO3 dư (0,5x – 1,25y)
HCl từ từ vào T đến khi bắt đầu thoát khí:
nHCl = 2,5y + 0,5x – 1,25y = 0,35 (2)
(1)(2) —> x = 0,5; y = 0,08
Bảo toàn C —> nCO2(Y) = y + x + 2(0,36x – y) = 0,78
X chứa nCO2 = u, nCO = v và nH2 = nH2O = 1,38
Bảo toàn C —> u + v = 0,78
Bảo toàn electron —> 4u + 2v = 1,38.2
—> u = 0,6; v = 0,18
—> %V CO = 8,33%
Chọn D
Câu 37:
Este X đơn chức có tỉ khối so với oxi bằng 2,3125. Đun nóng 10,98 gam hỗn hợp E chứa X và este Y (chỉ chứa một loại nhóm chức, mạch hở) cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5 M thu được hỗn hợp Z chứa 2 ancol có cùng số cacbon và hỗn hợp chứa x gam muối A và y gam muối B (MA < MB). Dẫn từ từ toàn bộ Z qua bình đựng Na dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau khi khí thoát ra hết thì thấy khối lượng bình tăng 5,85 gam. Tỉ lệ y : x có giá trị là
MX = 74 —> X là C3H6O2
Z chứa 2 ancol có cùng số cacbon —> Ít nhất 2C
—> X là HCOOC2H5 và Z chứa C2H5OH (u) và C2H4(OH)2 (v)
nNaOH = u + 2v = 0,15
m bình tăng = 45u + 60v = 5,85
—> u = 0,09; v = 0,03
nX = 0,08 —> mY = mE – mX = 4,32
nY = 0,03 —> MY = 144
—> Y là (HCOO)(C2H3COO)C2H4
A là HCOONa (0,12 mol) —> x = 8,16
B là C2H3COONa (0,03) —> y = 2,82
—> y/x = 0,346
Chọn D
Câu 38:
Cho 57,2 gam hỗn hợp gồm NaOH và Na3PO4 (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3) vào 600 ml dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn X. Trong X chất có số mol lớn nhất là
nNaOH = 2x; nNa3PO4 = 3x
—> 40.2x + 164.3x = 57,2 —> x = 0,1
nH2SO4 = 0,3 —> nH+ = 0,6
Sau khi trung hòa NaOH thì nH+ còn lại = 0,4
nH+/nPO43- = 4/3 —> Tạo HPO42- (a) và H2PO4- (b)
—> nPO43- = a + b = 0,3 và nH+ = a + 2b = 0,4
—> a = 0,2; b = 0,1
X chứa Na2SO4 (0,3), Na2HPO4 (0,2) và NaH2PO4 (0,1)
—> Chất có số mol lớn nhất là Na2SO4 (0,3)
Chọn D
Câu 39:
X, Y là 2 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X với một ancol 2 chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 4,494 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng vừa đủ lượng khí O2, thu được 3,6064 lít CO2 (đktc) và 2,898 gam H2O. Mặt khác, 4,494 gam M phản ứng vừa đủ với 280 ml dung dịch KOH 0,2M, đun nóng. Phát biểu nào sau đây đúng?
nCO2 = nH2O = 0,161 nên ancol no, mạch hở.
nKOH = 0,056
Quy đổi M thành HCOOH (0,056), C2H4(OH)2 (a), CH2 (b) và H2O (c)
mM = 46.0,056 + 62a + 14b + 18c = 4,494
nCO2 = 0,056 + 2a + b = 0,161
nH2O = 0,056 + 3a + b + c = 0,161
—> a = 0,028; b = 0,049; c = -0,028
nT = -c/2 = 0,014 nên sau khi quy đổi đều thì nX > 2nT = 0,028
—> Sau quy đổi: C3H6(OH)3 (0,028), CH3COOH (b – a = 0,021), HCOOH (0,056 – 0,021 = 0,035) và H2O.
M gồm:
T là (HCOO)2C3H6: 0,014 mol
X là HCOOH: 0,035 – 0,014.2 = 0,007 mol
Y là CH3COOH: 0,021 mol
Z là C3H6(OH)2: 0,028 – 0,014 = 0,014 mol
A. Sai: HCOOH + Br2 —> CO2 + HBr
B. Sai, %nY = 17,65%
C. Sai, phân tử X, Y có tổng 6H
D. Đúng.
Chọn D
Câu 40:
Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol O2 thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là
E gồm CnH2n+3O2N (u mol) và CmH2m+4O4N2 (v mol)
nE = u + v = 0,1
nO2 = u(1,5n – 0,25) + v(1,5m – 1) = 0,26
nH2O = u(n + 1,5) + v(m + 2) = 0,4
—> u = 0,04; v = 0,06; nu + mv = 0,22
—> 2n + 3m = 11
Do n ≥ 1 và m ≥ 2 nên n = 1 và m = 3 là nghiệm duy nhất.
E + NaOH —> Hỗn hợp khí nên các chất là:
HCOONH4 (0,04) và CH3NH3OOC-COONH4 (0,06 mol)
Muối gồm HCOONa (0,04) và (COONa)2 (0,06)
—> m muối = 10,76
Chọn B