Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Sở giáo dục đào tạo Hưng Yên (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Sở giáo dục đào tạo Hưng Yên (Lần 1) có đáp án
-
347 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Không xảy ra ăn mòn điện hóa do chỉ có 1 điện cực là Al:
Al + HCl → AlCl3 + H2
B. Không xảy ra ăn mòn điện hóa do chỉ có 1 điện cực là Cu:
Cu + HNO3 loãng → Cu(NO3)2 + NO + H2O
C. Có xảy ra ăn mòn điện hóa, cặp điện cực Fe-Cu:
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
D. Không xảy ra ăn mòn điện hóa do chỉ có 1 điện cực là Mg, không có môi trường điện li:
Mg + O2 → MgO
Câu 6:
Sắt (III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt (III) hidroxit là
Chọn C
Câu 9:
Khi đốt rơm rạ trên các cánh đồng sau những vụ thu hoạch lúa sinh ra nhiều khói bụi, trong đó có khí X. Khí X nặng hơn không khí và gây hiệu ứng nhà kính. Khí X là
Chọn B
Câu 11:
Etyl fomat là este có tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của etyl fomat là
Chọn D
Câu 15:
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III) sau khi phản ứng kết thúc?
A. Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
B. FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
C. Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + H2O
D. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Câu 16:
Trong công nghiệp kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
Chọn A
Câu 17:
Hòa tan 28,0 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO bằng một lượng vừa đủ 250 ml dung định H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
H2O = nH2SO4 = 0,5, bảo toàn khối lượng:
m muối = 28 + 0,5.98 – 0,5.18 = 68 gam
Câu 18:
Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng thu được sản phẩm gồm ancol metylic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
Thủy phân X (C4H8O2) tạo CH3OH nên X là C2H5COOCH3
→ Y là C2H5COOH.
Câu 19:
Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là?
X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho → X là Glucozơ
X + H2 → Y nên Y là sobitol.
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, tơ nitron (olon) được điều chế từ phản ứng trùng hợp vinyl xianua.
B. Sai, đồng trùng ngưng axit adipic với hexametylenđiamin thu được tơ nilon-6,6.
C. Đúng
D. Sai, PS (polistiren) được tạo thành từ phản ứng trùng hợp stiren.
Câu 21:
Hòa tan hết 1,785 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 7,545 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là
nH2 = nSO42- = (7,545 – 1,785)/96 = 0,06
→ V = 1,344 lít
Câu 23:
Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột thành glucozơ. Cho toàn bộ glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc (hiệu suất 100%), thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m là
C6H10O5 → C6H12O6 → 2Ag
nAg = 0,3 → nC6H10O5 = 0,15 → m = 24,3 gam
Câu 24:
Cho dãy các chất: metyl axetat, benzyl axetat, tristearin, vinyl acrylat, phenyl fomat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là
metyl axetat
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
benzyl axetat
CH3COOCH2C6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5CH2OH
tristearin
(C17H35COO)3C3H5 + NaOH → C17H35COONa + C3H5(OH)3
vinyl acrylat
CH2=CHCOOCH=CH2 + NaOH → CH2=CH-COONa + CH3CHO
phenyl fomat
HCOOC6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
Câu 25:
Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 không sinh khí thì sản phẩm khử của N+5 là
Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 không sinh khí thì sản phẩm khử của N+5 là NH4NO3:
4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Câu 26:
Phản ứng của nhôm với chất nào sau đây ở nhiệt độ cao gọi là phản ứng nhiệt nhôm?
Phản ứng của nhôm với oxit kim loại ở nhiệt độ cao gọi là phản ứng nhiệt nhôm → Chọn CuO:
Al + CuO → Al2O3 + Cu
Câu 27:
Cho Alanin tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được m gam muối. Giá trị của m là
nAlaHCl = nHCl = 0,03
→ mAlaHCl = 3,765 gam
Câu 28:
Cho từng chất gồm: FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
Cả 4 chất đều phản ứng với HNO3 đặc nóng, trong đó có 3 phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử, gồm:
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Fe(NO3)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Câu 29:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(2) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng.
(3) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH.
(4) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 2 : 1) vào nước dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
(1) KHSO4 + NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O
(2) NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
(3) nNa/nP = 1,5 → Tạo Na2HPO4 và NaH2PO4
(4) Na + H2O → NaOH + H2
NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
(5) BaO + H2O → Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
Câu 30:
Cho m gam một loại quặng photphorit (chứa 7% là tạp chất trơ không chứa photpho) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat đơn thu được khi làm khan hỗn hợp sau phản ứng là?
Trong quặng chứa 0,93m gam Ca3(PO4)2 và 0,07m gam tạp chất.
→ nCa3(PO4)2 = 0,93m/310 = 0,003m (mol)
→ nP2O5 = 0,003m
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
0,003m……….0,006m
→ mSuppephotphat đơn = m quặng + mH2SO4 = 1,588m
→ Độ dinh dưỡng = 0,003m.142/1,588m = 26,83%
Câu 31:
Chất béo X gồm các triglixerit. Phần trăm khối lượng của cacbon và oxi trong X lần lượt là 80,479% và 11,497%. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được a gam muối. Mặt khác, 2m gam X phản ứng tối đa với 0,10 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Số O = 6 → MX = 16.6/11,497% = 835
→ Số C = 835.80,479% = 56
→ X là C56H103O6 → k = (56.2 + 2 – 103)/2 = 5,5
m gam X phản ứng tối đa 0,05 mol Br2
nBr2 = nX(5,5 – 3) = 0,05 → nX = 0,02
→ nNaOH = 0,06 và nC3H5(OH)3 = 0,02
Bảo toàn khối lượng:
m muối = 0,02.835 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,26
Câu 32:
Một bình kín chỉ chứa hỗn hợp X gồm các chất sau: axetilen (0,2 mol), vinylaxetilen (0,3 mol), hidro (0,25 mol), và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 17,75. Khi Y phản ứng vừa đủ với 0,54 mol AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa và 4,704 lít hỗn hợp khi Z (điều kiện tiêu chuẩn). Khí Z phản ứng tối đa với 0,23 mol brom trong dung dịch. Giá trị của m là:
mY = mX = 21,3 → nY = 0,6
→ nH2 phản ứng = nX – nY = 0,15
Y gồm CH≡CH (a), CH≡C-CH=CH2 (b), CH≡C-C2H5 (c) và Z (0,21)
nY = a + b + c + 0,21 = 0,6
nAgNO3 = 2a + b + c = 0,54
Bảo toàn pi: 2a + 3b + 2c + 0,23 + 0,15 = 0,2.2 + 0,3.3
→ a = 0,15; b = 0,14; c = 0,1
Kết tủa gồm CAg≡CAg (a), CAg≡C-CH=CH2 (b), CAg≡C-C2H5 (c)
→ m↓ = 74,36
Câu 33:
Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) NaAlO2 + X + H2O → Al(OH)3 + Y
(2) Y + AgNO3 → Z + T
(3) Z (as) → Ag + P
(4) HCl (đặc) + KMnO4 → P + MnCl2 + KCl + H2O
Các chất X, T, Z lần lượt là
(4) → P là Cl2
(3) → Z là AgCl
(2) → Y là NaCl; T là NaNO3
(1) → X là HCl
→ Các chất X, T, Z lần lượt là HCl, NaNO3, AgCl.
Câu 34:
Cho 9,97 gam hỗn hợp X gồm lysin và alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,73 gam muối. Mặt khác 9,97 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Đặt a, b là số mol Ala, Lys
mX = 89a + 146b = 9,97
nX = a + b = (11,73 – 9,97)/22
→ a = 0,03; b = 0,05
nHCl = nN = a + 2b = 0,13
→ m muối = mX + mHCl = 14,715 gam
Câu 35:
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,48 gam. Giá trị của V là
nCO + nH2 = nO bị lấy = 0,48/16 = 0,03
→ V = 0,672 lít
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(2) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
(3) Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím.
(4) Quần áo dệt bằng tơ tằm không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm.
(5) Nước ép của quả chuối chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
(1) Sai, mật ong chứa nhiều fructozơ, glucozơ.
(2) Đúng, CH3COOH có phân tử khối lớn hơn và liên kết H liên phân tử bền hơn C2H5OH nên nhiệt độ sôi cao hơn.
(3) Sai, dung dịch Lys (C6H14N2O2) làm quỳ tím hóa xanh.
(4) Đúng, tơ tằm chứa -CONH- dễ bị thủy phân trong kiềm.
(5) Đúng, chuối chín chứa glucozơ nên nước ép của quả chuối chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 37:
Cho 8,934 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,36 mol HCl và 0,03 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,045 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,015 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 53,28 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là
Thêm AgNO3 vào Y thấy xuất hiện khí NO chứng tỏ Y chứa Fe2+, H+ dư và không có NO3-.
nAgCl = 0,36 → nAg = 0,015
Bảo toàn electron: nFe2+ = 3nNO + nAg = 0,06
nH+ dư = 4nNO = 0,06
Dung dịch Y chứa Fe2+ (0,06), H+ dư (0,06), Cl- (0,36), bảo toàn điện tích → nFe3+ = 0,06
Ban đầu đặt a, b, c là số mol Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2
mX = 56a + 232b + 180c = 8,934 (1)
nFe = a + 3b + c = 0,06 + 0,06 (2)
Bảo toàn H → nH2O = 0,165
Bảo toàn O:
4b + 6c + 0,03.3 = 0,045 + 0,165 (3)
(1)(2)(3) → a = 0,06675; b = 0,01425; c = 0,0105
→ %Fe(NO3)2 = 21,16%
Câu 38:
Cho E là hợp chất hữu cơ mạch hở được tạo từ axit cacboxylic và ancol, có công thức phân tử C5H8O3. Từ E thực hiện sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) E + NaOH → X + Y
(2) X + HCl → Z + NaCl
(3) Y + 2Z (xt, t°) ⇋ T + 2H2O
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, trong đó Y cộng HCl tạo ra một sản phẩm duy nhất, Z có phản ứng tráng bạc. Cho các phát biểu sau:
(a) E có khả năng tham gia phản ứng cộng Br2.
(b) Phân tử chất E chứa đồng thời nhóm -OH và nhóm –COOH.
(c) Tổng số các nguyên tử trong một phân tử chất T bằng 16.
(d) 1 mol chất Y tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
Z tráng bạc nên Z là HCOOH → X là HCOONa
Y + HCl tạo sản phẩm duy nhất nên Y có C=C và đối xứng → Y là HOCH2-CH=CH-CH2OH
E là HCOO-CH2-CH=CH-CH2OH
T là HCOO-CH2-CH=CH-CH2-OOCH
(a) Đúng: HCOO-CH2-CH=CH-CH2OH + Br2 → HCOO-CH2-CHBr-CHBr-CH2OH
(b) Sai, E chứa đồng thời chức este và ancol.
(c) Sai, T là C6H8O4 có tổng 18 nguyên tử
(d) Đúng: HOCH2-CH=CH-CH2OH + Na → NaOCH2-CH=CH-CH2ONa + H2
Câu 39:
Cho 67,95 gam hỗn hợp chứa 3 este đều mạch hở gồm X, Y, Z (trong đó MX < MY < MZ) với số mol lần lượt là x, y, z. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 0,225 mol. Đun nóng 67,95 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và 72,15 gam hỗn hợp gồm 2 muối của 2 axit có mạch không phân nhánh. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 36,75 gam. Phần trăm khối lượng este Z trong E là
nNaOH = a → nOH(T) = a → nH2 = 0,5a
→ mT = m tăng + mH2 = a + 36,75
Bảo toàn khối lượng:
67,95 + 40a = 72,15 + a + 36,75 → a = 1,05
Đốt E → nCO2 = u và nH2O = v
→ u – v = 0,225.3
mE = 12u + 2v + 16.1,05.2 = 67,95
→ u = 2,55 và v = 1,875
nT = 1,05 và mT = a + 36,75 = 37,8 → MT = 36
→ T gồm CH3OH (0,75) và C2H5OH (0,3)
Bảo toàn C → nC(muối) = 1,2
Bảo toàn H → nH(muối) = 0
→ Các muối đều không có H, mặt khác các muối không nhánh nên đều 2 chức.
→ nE = n muối = a/2 = 0,525
Số C trung bình của E = u/0,525 = 4,857 → X là (COOCH3)2 (0,225 mol)
→ nY + nZ = 0,3 và nC của Y và Z = u – 0,225.4 = 1,65
→ C trung bình của Y, Z = 5,5
→ Y là CH3-OOC-COO-C2H5 (0,225 mol)
Còn lại nZ = 0,075 và nC của Z = 0,525 → Số C của Z = 7
Trong Z còn lại nCH3OH = 0,75 – 0,225.2 – 0,225 = 0,075 và nC2H5OH = 0,3 – 0,225 = 0,075 nên Z là CH3-OOC-C≡C-COO-C2H5 (0,075 mol)
→ %Z = 17,22%
Câu 40:
Điện phân dung dịch X gồm các chất Cu(NO3)2, CuSO4 và x gam NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn, cường độ dòng điện không đổi 5A. Lượng khí và kim loại thu được trong quá trình điện phân theo thời gian như sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 7720 |
t + 15440 |
Lượng khí thoát ra (mol) |
a |
a + 0,3 |
4a |
Lượng kim loại bám vào catot (gam) |
b |
b + 6,4 |
19,2 |
Biết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của x là
ne trong 7720s = 7720.5/96500 = 0,4
Trong 7720s (tính từ t đến t + 7720)
Catot: nCu = 0,1 → nH2 = 0,1
→ n khí anot = 0,3 – 0,1 = 0,2 = ne/2 nên anot chỉ có Cl2.
→ a = b
Trong suốt quá trình điện phân: nCu = 0,3 và nH2 = 0,1 + 0,2 = 0,3 → ne tổng = 1,2
→ 5(t + 15440)/96500 = 1,2 → t = 7720
→ a = b = 0,2
Thời điểm t + 15440, tại anot: nCl2 = 0,5u; nO2 = v
→ 2.0,5u + 4v = 1,2 và 0,5u + v + 0,3 = 4a
→ u = 0,8; v = 0,1
→ x = 58,5u = 46,8