Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án
-
372 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra khí H2. Oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ cao. Kim loại X là
Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra khí H2 —> Loại A.
Oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ cao —> Loại B, C (Al2O3 và MgO không bị khử).
—> Kim loại X là Fe.
Chọn D
Câu 2:
Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện?
C12H22O11 là chất không điện ly nên dung dịch C12H22O11 không có hạt mang điện chuyển động tự do —> Không dẫn điện.
Chọn B
Câu 4:
Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nóng?
Au có tính khử rất yếu, không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nóng. Còn lại:
Fe + HNO3 —> Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
S + HNO3 —> H2SO4 + NO2 + H2O
Cu + HNO3 —> Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Chọn C
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, saccarozơ có nhiều OH kề nhau nên có tính chất của ancol đa chức: hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.
B. Sai, tinh bột thuộc loại polisaccarit.
C. Đúng
D. Sai, khử glucozơ bằng hiđro thu được sobitol.
Chọn C
Câu 6:
Thủy phân peptit Gly-Ala-Phe-Gly-Ala-Val thu được tối đa bao nhiêu đipeptit chứa Gly?
Các đipeptit chứa Gly thu được: Gly-Ala; Phe-Gly
Chọn D
Câu 7:
Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
CH3COOH có nhiệt độ sôi cao nhất vì phân tử khối lớn nhất và liên kết H liên phân tử bền vững nhất.
Chọn D
Câu 8:
Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 + 3KOH —> Al(OH)3 + 3KCl
B. Na2S + FeCl2 —> FeS + 2NaCl
C. NH4Cl + AgNO3 —> AgCl + NH4NO3
D. Không phản ứng, cặp này cùng tồn tại.
Chọn D
Câu 12:
Thủy phân este X trong môi trường axit thu được metanol và axit etanoic. Công thức cấu tạo của X là
Công thức cấu tạo của X là CH3COOCH3:
CH3COOCH3 + H2O ⇔ CH3COOH + CH3OH
Chọn A
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây sai?
D sai, quặng photphorit có thành phần chính là Ca3(PO4)2.
Chọn D
Câu 16:
Cho các ion sau: Cu2+, Ag+, Al3+ và Fe2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
Chọn B
Câu 18:
Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 20,9 gam muối. Số nguyên tử hiđro có trong phân tử X là
nX : nKOH = 1 : 2 nên muối có dạng (NH2)xR(COOK)2
M muối = R + 16x + 166 = 20,9/0,1
—> R + 16x = 43
—> x = 1 và R = 27
X là NH2-C2H3(COOH)2
—> X có 7H.
Chọn C
Câu 19:
Cho 13,2 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 (tỉ lệ số mol 2 : 1) vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
nMg = 2x; nMgCO3 = x —> 24.2x + 84x = 13,2
—> x = 0,1
Mg + H2SO4 —> MgSO4 + H2
MgCO3 + H2SO4 —> MgSO4 + CO2 + H2O
Khí gồm H2 (0,2) và CO2 (0,1)
—> V = 6,72 lít
Chọn A
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
nCO2 = nH2O = 0,45 —> Este no, đơn chức, mạch hở.
Số C = nCO2/nX = 3 —> X là C3H6O2.
Chọn C
Câu 22:
Mô tả ứng dụng của polime nào sau đây sai?
B sai, cao su có tính đàn hồi nên không dùng để sản xuất chất dẻo, mặt khác cao su không dẫn điện nên không sản xuất được chất dẫn điện.
Chọn B
Câu 23:
Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 4,48 lít (đktc) khí Cl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng muối thu được là
2Fe + 3Cl2 —> 2FeCl3
nFe = 0,1 và nCl2 = 0,2 → nFeCl3 = 0,1
—> mFeCl3 = 16,25 gam
Chọn C
Câu 24:
Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A có ăn mòn điện hóa vì:
Al + Zn2+ —> Al3+ + Zn
Zn bám vào Al tạo cặp điện cực (Al-Zn) tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa.
Các trường hợp còn lại chỉ có 1 điện cực nên không có ăn mòn điện hóa.
Chọn A
Câu 25:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(2) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(5) Cho Mg(NO3)2 vào dung dịch KHSO4 dư.
(6) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi các phân xưng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
(1) H2S + Fe2(SO4)3 —> FeSO4 + S + H2SO4
(2) H2S + Pb(NO3)2 —> PbS + HNO3
(3) CO2 dư + Ca(OH)2 —> Ca(HCO3)2
(4) AgNO3 + Fe(NO3)2 —> Fe(NO3)3 + Ag
(5) Không phản ứng
(6) CO2 + NaAlO2 + H2O —> NaHCO3 + Al(OH)3
Chọn D
Câu 26:
Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 vào dung dịch FeCl3 0,2M và CuCl2 0,3M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa hai muối và 15,52 gam rắn Y. Cho Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 3,136 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
Chất rắn Y chứa nFe = nH2 = 0,14 —> nCu = 0,12
—> nCuCl2 = 0,12 —> nFeCl3 = 0,08
Đặt nMg = 3a và nFe = 2a
Dung dịch X chứa 2 muối gồm các ion Mg2+ (3a), Cl- (0,48) —> nFe2+ = 0,24 – 3a
Bảo toàn Fe —> 2a + 0,08 = (0,24 – 3a) + 0,14
—> a = 0,06
Vậy X chứa Mg2+ (0,18), Fe2+ (0,06) và Cl- (0,48)
—> nAgCl = 0,48 và nAg = 0,06
—> m↓ = 75,36
Chọn D
Câu 27:
Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(a) X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân dung dịch có màng ngăn).
(b) X2 + X4 → BaCO3 + K2CO3 + H2O
(c) X2 + X3 → X1 + X5
(d) X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X5 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
(a) KCl + H2O —> KOH + Cl2 + H2
(b) KOH + Ba(HCO3)2 —> BaCO3 + K2CO3 + H2O
(c) KOH + Cl2 —> KCl + KClO + H2O
(d) Ba(HCO3)2 + KHSO4 —> BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
—> X5 và X6 là KClO và KHSO4.
Chọn B
Câu 28:
Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
Bảo toàn electron —> nBa = nH2 = a
Dung dịch X chứa Ba2+ (a), Cl- (a) —> nOH- = a
Các chất tác dụng với X: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, NaHCO3.
Ba2+ + SO42- —> BaSO4
Ba2+ + CO32- —> BaCO3
OH- + H2O + Al —> AlO2- + H2
OH- + Al2O3 —> AlO2- + H2O
OH- + Al3+ —> Al(OH)3
OH- + HCO3- —> CO32- + H2O
Chọn B
Câu 29:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
(a) CH3NH2 + CH3COOH —> CH3COONH3CH3
(b) (C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
(c) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5
(d) C6H5NH2 + 3Br2 —> C6H2Br3-NH2 + 3HBr
(e) H2NC3H5(COOH)2 + HCl —> ClH3NC3H5(COOH)2
(g) HCOOCH3 + AgNO3 + NH3 + H2O —> CH3-O-COONH4 + NH4NO3 + Ag
Chọn C
Câu 30:
Este X mạch hở, có công thức phân tử C6H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai hợp chất hữu cơ Y và Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc cho Z tác dụng với nước brom đều thu được hợp chất hữu cơ T. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
X là CH3CH2COOCH=CHCH3
CH3CH2COOCH=CHCH3 + NaOH —> C2H5COONa + C2H5CHO
C2H5COONa + HCl —> C2H5COOH + NaCl
C2H5CHO + Br2 + H2O —> C2H5COOH + 2HBr
Chọn C
Câu 31:
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), thu được 3 muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5 : 1,75 : 1 và 6,44 gam glixerol. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 47,488 gam E cần vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là
nC3H5(OH)3 = 0,07
nC15H31COONa = 2,5e; nC17H33COONa = 1,75e; nC17H35COONa = e
—> nNaOH = 2,5e + 1,75e + e = 0,07.3
—> e = 0,04
Quy đổi E thành C3H5(OH)3 (0,07), HCOOH (0,21), CH2 (2,5e.15 + 1,75e.17 + 17e = 3,37), H2 (-1,75e = -0,07) và H2O (-0,21)
—> mE = 59,36 và nO2 = 0,07.3,5 + 0,21.0,5 + 3,37.1,5 – 0,07.0,5 = 5,37
—> Đốt 47,488 gam E cần nO2 = 5,37.47,488/59,36 = 4,296
Chọn D
Câu 32:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ, xenlulozơ và metyl fomat cần dùng vừa đủ 28 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là
Các chất trong X có cùng CTĐGN là CH2O nên nCO2 = nO2 = 1,25
Ba(OH)2 dư —> nBaCO3 = nCO2 = 1,25
—> mBaCO3 = 246,25
Chọn D
Câu 33:
Kết quả thí nghiệm các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Dung dịch I2 |
Có màu xanh tím |
Y |
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm |
Có màu tím |
Z |
Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, t° |
Kết tủa Ag trắng sáng |
T |
Dung dịch NaOH |
Tách thành hai lớp sau một thời gian |
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
Chọn B
Câu 34:
Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là
Kim loại không tan là Cu (0,05 mol) nên Y chứa FeCl2 (u) và CuCl2 (v)
—> nAgCl = 2u + 2v và nAg = nFe2+ = u
—> m↓ = 143,5(2u + 2v) + 108u = 132,85 (1)
nHCl = 2u + 2v và nH2 = 0,05
Bảo toàn H —> nH2O = u + v – 0,05
—> nO = u + v – 0,05
mX = 56u + 64v + 16(u + v – 0,05) + 3,2 = 28 (2)
(1)(2) —> u = 0,3 và v = 0,05
nCuO = v + nCu = 0,1
Bảo toàn O —> nFe3O4 = 0,05
—> mFe3O4 = 11,6 gam
Chọn A
Câu 35:
Dẫn V lít hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro (đktc) qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y gồm các hiđrocacbon có tỉ khối so với He là 7. Cho Y qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng, sau khi phản ứng hòa tan, thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 14,5. Giá trị của V là
nC2H2 dư = nC2Ag2 = 0,1
Y chứa C2H6, C2H4, C2H2 dư có MY = 28 —> nC2H6 = nC2H2 dư = 0,1
Z gồm C2H6 và C2H4 có MZ = 29 —> nC2H4 = nC2H6 = 0,1
—> Ban đầu có nC2H2 = 0,3 và nH2 = nC2H4 + 2nC2H6 = 0,3
—> V = 13,44 lít
Chọn C
Câu 36:
Nhiệt phân hoàn toàn 13,55 gam hỗn hợp E gồm KNO3 và muối X (của kim loại có một hóa trị duy nhất) thu được hỗn hợp Y (gồm hai khí có số mol bằng nhau). Cho Y phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 0,25M, thu được dung dịch chỉ chứa 4,25 gam muối Z. Phần trăm khối lượng của KNO3 trong E là
nNaOH = 0,05
Muối Z có k nguyên tử Na —> nZ = 0,05/k
—> MZ = 4,25k/0,05 = 85k
—> k = 1; MZ = 85: Z là NaNO3 (0,05 mol)
—> Y gồm NO2 (0,05) và O2 (0,05)
Vậy X là muối nitrat và nhiệt phân X tạo NO2.
TH1: X có phản ứng
2R(NO3)n —> R2On + 2nNO2 + 0,5nO2
0,05/n…………………………0,05…..0,0125
—> nO2 của KNO3 = 0,05 – 0,0125 = 0,0375
—> nKNO3 = 0,0375.2 = 0,075
mE = (R + 62n).0,05/n + 0,075.101 = 13,55
—> R = 57,5n: Loại
TH2: X có phản ứng
R(NO3)n —> R + nNO2 + 0,5nO2
0,05/n………………0,05…..0,025
—> nO2 của KNO3 = 0,05 – 0,025 = 0,025
—> nKNO3 = 0,025.2 = 0,05
mE = (R + 62n).0,05/n + 0,05.101 = 13,55
—> R = 108n —> n = 1, R = 108: X là AgNO3
%AgNO3 = 0,05.170/13,55 = 62,73%
Chọn D
Câu 37:
X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất trong M là
Z, T, E cùng C nên mỗi chất 2C
—> X là C2H5-OOC-COO-NH3C2H5
nNaOH = 0,6; nC2H5NH2 = 0,3 và nC2H5OH = 0,2
Dung dịch Q chứa 3 chất cùng C (trong đó phải có (COONa)2) nên các chất đều 2C
Do nC2H5NH2 > nC2H5OH nên C2H5NH2 còn sinh ra từ Y.
—> Y là CH3COO-CH2-COO-NH3C2H5
—> nX = 0,2 và nY = 0,1
Q gồm (COONa)2 (0,2), CH3COONa (0,1) và HO-CH2-COONa (0,1)
—> %CH3COONa = 18,30%
Chọn C
Câu 38:
Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có ba loại nhóm chức.
(b) Chất X làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
(c) Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 4 mol.
(d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 (trong dung dịch) thu được 1 mol khí.
(e) 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol HCl.
(f) Khối lượng chất Y thu được là 364 gam.
Số phát biểu đúng là
%O = 16.5/(12n + 90) > 29% —> n < 15,5
X + NaOH —> 2 mol chất Y
—> X là HO-C6H4-COO-C6H4-COOH
Y là NaO-C6H4-COONa
(a) Đúng: chức phenol, este, axit
(b) Đúng
(c) Đúng: HO-C6H4-COO-C6H4-COOH + 4NaOH —> 2NaO-C6H4-COONa + 3H2O
(d) Đúng HO-C6H4-COO-C6H4-COOH + NaHCO3 —> HO-C6H4-COO-C6H4-COONa + CO2 + H2O
(e) Đúng NaO-C6H4-COONa + 2HCl —> HO-C6H4-COOH + 2NaCl
(f) Đúng
Chọn D
Câu 39:
Điện phân dung dịch Cu(NO3)2, CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi 2A, hiệu suất 100%. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) |
t |
t + 2895 |
2t |
Tổng số mol khí ở hai điện cực |
a |
a + 0,03 |
2,125a |
Số mol Cu ở catot |
b |
b + 0,02 |
b + 0,02 |
Giá trị của t là
Trong t giây đầu chỉ thoát Cu và Cl2 nên a = b
Trong khoảng thời gian từ t đến t + 2895 giây:
ne = 2.2895/96500 = 0,06
Catot: nCu = 0,02 —> nH2 = 0,01
Anot: nCl2 = u và nO2 = v
—> u + v + 0,01 = 0,03
ne = 2u + 4v = 0,06
—> u = v = 0,01
ne trong t giây = 2a —> ne trong 2t giây = 4a
Sau 2t giây:
Catot: nCu = a + 0,02 —> nH2 = a – 0,02
Anot: nCl2 = a + 0,01 —> nO2 = 0,5a – 0,005
n khí tổng = (a – 0,02) + (a + 0,01) + (0,5a – 0,005) = 2,125a
—> a = 0,04
ne = 2a = It/F —> t = 3860s
Chọn D
Câu 40:
Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa (không chứa Fe3+) và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Trong khí Z: nNO = 0,1 và nH2 = 0,075
Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,55
Bảo toàn H —> nNH4+ = 0,05
Bảo toàn N —> nFe(NO3)2 = 0,075
nH+ = 4nNO + 10nNH4+ + 2nH2 + 2nO trong oxit
—> nO trong oxit = 0,2 —> nZnO = 0,2
Đặt a, b là số mol Mg và Al
—> mX = 24a + 27b + 0,2.81 + 0,075.180 = 38,55
ne = 2a + 3b = 0,1.3 + 0,075.2 + 0,05.8
—> a = 0,2 và b = 0,15
—> %nMg = 0,2/(0,2 + 0,15 + 0,2 + 0,075) = 32%
Chọn A