Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
-
486 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa… PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
Chọn C
Câu 5:
Một amin có trong cây thuốc lá rất độc, nó là tác nhân chính gây ra bệnh viêm phổi, ho lao. Amin đó là
Chọn B
Câu 6:
Khi chúng ta ăn chè, bánh trôi, bánh chay,... người bán thường cho thêm vài giọt dung dịch không màu, có mùi thơm được gọi là dầu chuối. Dầu chuối có tên hóa học là.
Chọn B
Câu 7:
Khi hòa tan lòng trắng trứng vào nước sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ bị
Lòng trắng trứng là một loại protein tan được nên sẽ bị đông tụ bởi nhiệt.
Chọn B
Câu 10:
Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
Amin bậc 2 do 2H trong NH3 bị thay thế bởi 2 gốc hiđrocacbon —> CH3-NH-CH3 là amin bậc 2.
Chọn C
Câu 11:
Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào lát cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu gì?
Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào lát cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu xanh tím, đó là phản ứng màu giữa tinh bột có trong khoai lang và I2.
Chọn A
Câu 12:
Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì có trong thành phần chính của nhân tế bào và nguyên sinh chất. Protein cũng là hợp phần chủ yếu trong thức ăn của con người. Trong phân tử protein, các gốc α – aminoaxit được gắn với nhau bằng liên kết nào sau đây?
Chọn C
Câu 13:
Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là
Giấm ăn chứa CH3COOH với nồng độ khoảng 2% đến 5%.
Chọn C
Câu 14:
Polime có thể cho ánh sáng truyền qua đến gần 90%, có ứng dụng làm thủy tinh hữu cơ là polime nào sau đây
Chọn A
Câu 16:
Trong công nghiệp thực phẩm, nguyên liệu nào sau đây được dùng để tạo độ ngọt cho bánh kẹo
Để tạo độ ngọt cho bánh kẹo người ta dùng saccarozơ vì đây là một loại đường phổ biến, giá rẻ.
Chọn D
Câu 17:
Xà phòng hóa 2,64 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH
nCH3COOC2H5 = 0,03; nNaOH = 0,04
—> Chất rắn gồm CH3COONa (0,03) và NaOH dư (0,01)
—> m rắn = 2,86 gam
Chọn A
Câu 18:
Để phân biệt glixerol và ancol etylic, ta có thể dùng hóa chất nào sau đây
Để phân biệt glixerol và ancol etylic, ta có thể dùng Cu(OH)2, khi đó glyxerol (C3H5(OH)3) hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam, ancol etylic (C2H5OH) không có phản ứng gì.
Chọn D
Câu 19:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic; trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch KOH, thu được 8,26 gam muối. Giá trị của m là
nH2O = nKOH = x
—> nO(X) = 2x —> mX = 16.2x/40% = 80x
Bảo toàn khối lượng:
80x + 56x = 8,26 + 18x —> x = 0,07
—> mX = 80x = 5,6 gam
Chọn D
Câu 20:
Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
X đơn chức nên nX = nHCl = 0,1
mX = 25.12,4% = 3,1 gam
—> MX = 31: CH5N
Chọn C
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sai, tinh bột tạo bởi các gốc glucozơ nên thủy phân tinh bột không thu được fructozơ.
B. Sai, cả xenlulozơ và tinh bột đều không có phản ứng tráng bạc.
C. Sai, fructozơ có phản ứng tráng bạc do trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ, một chất có phản ứng tráng bạc.
D. Đúng, xenlulozơ tạo bởi các gốc glucozơ nên thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được glucozơ.
Chọn D
Câu 22:
Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?
H2NCH(CH3)COOH vừa phản ứng được với dung dịch KOH (do có nhóm -COOH), vừa phản ứng được với dung dịch HCl (do có nhóm -NH2)
Còn lại C6H5NH2 phản ứng với HCl, không phản ứng với KOH.
C2H5NH3Cl, CH3COOH phản ứng với KOH, không phản ứng với HCl.
Chọn C
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đúng, vì C, O có hóa trị chẵn nên số H chẵn.
B. Đúng
C. Sai, sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.
D. Đúng, bằng phương pháp hiđro hóa, có thể chuyển hoá chất béo lỏng (chứa gốc không no) thành chất béo rắn (chứa gốc no).
Chọn C
Câu 24:
Để phản ứng hết với 17,68 gam triolein (C17H33COO)3C3H5 thì cần bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?
n(C17H33COO)3C3H5 = 0,02
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 —> (C17H35COO)3C3H5
—> nH2 = 0,06 —> V = 1,344 lít
Chọn B
Câu 25:
Khi thủy phân không hoàn toàn một tetrapeptit có công thức Gly-Ala-Val-Lys thu được hỗn hợp X gồm các peptit. Trong X có tối đa bao nhiêu peptit có phản ứng màu biure
Trong X có tối đa 3 peptit có phản ứng màu biure, gồm:
Gly-Ala-Val
Ala-Val-Lys
Gly-Ala-Val-Lys
Chọn D
Câu 26:
Cho 3,1 gam CH3NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là
CH3NH2 + HCl —> CH3NH3Cl
nHCl = nCH3NH2 = 0,1
—> m muối = mCH3NH2 + mHCl = 6,75 gam
Chọn D
Câu 27:
Trùng hợp 42,0 gam propilen trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp X. Hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 250 ml dung dịch Br2 0,4M. Hiệu suất của phản ứng trùng hợp propilen là
nC3H6 ban đầu = 1
nC3H6 dư = nBr2 = 0,1 —> nC3H6 phản ứng = 0,9
—> H = 0,9/1 = 90%
Chọn D
Câu 28:
Một hợp chất cacbohidrat X có đặc điểm phản ứng sau: X + Cu(OH)2/NaOH → dung dịch xanh lam, đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch. Vậy chất X là
Cacbohidrat X vừa có nhiều nhóm OH liền kề (do tạo dung dịch xanh lam), vừa có chức andehit (do tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O khi đun nóng).
—> Chọn X là glucozơ.
Chọn B
Câu 29:
Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C4H8O2 với dung dịch NaOH thu được C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là
C2H3O2Na có cấu tạo thu gọn là CH3COONa
—> X là CH3COOC2H5:
CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH
Chọn A
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây sai
A. Sai, cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian.
B. Đúng, tơ nitron được điều chế bằng phương pháp trùng hợp CH2=CH-CN.
C. Đúng
D. Đúng, trùng ngưng hỗn hợp HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2
Chọn A
Câu 31:
Một α–amino axit no X chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 3,56 gam X tác dụng vừa đủ với HCl tạo ra 5,02 gam muối. Tên gọi của X là
nX = nHCl = (m muối – mX)/36,5 = 0,04
—> MX = 89: X là alanin.
Chọn A
Câu 32:
Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
nC12H22O11 = 0,01
—> nGlucozo = nFructozo = 0,01
—> nAg = 0,01.2 + 0,01.2 = 0,04
—> mAg = 4,32
Chọn A
Câu 33:
Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là:
CH3-CH2-CH2-NH2
(CH3)2CH-NH2
Chọn B
Câu 34:
Cho sơ đồ các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(2) X1 + HCl → X4 + NaCl
(3) X2 + HCl → X5 + NaCl.
(4) X3 + CuO X6 + Cu + H2O
Biết X có công thức phân tử C4H6O4 và chứa hai chức este. Phân tử khối X3 < X4 < X5. Phát biểu nào sau đây đúng?
(2)(3) —> X1, X2 đều là các muối
(4) —> X3 là một ancol đơn. Vậy:
X là HCOO-CH2-COO-CH3
X1 là HCOONa; X4 là HCOOH
X2 là HO-CH2-COONa; X5 là HO-CH2-COOH
X3 là CH3OH, X6 là HCHO
—> Chọn D đúng.
Câu 35:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là
C trung bình của muối = (18.3 + 16.4 + 18.5)/(3 + 4 + 5) = 52/3
—> C trung bình của E = 3.52/3 + 3 = 55
Quy đổi E thành (HCOO)3C3H5 (a), CH2 (49a) và H2 (-b) (Tính nCH2 = 55a – 6a)
mY = 176a + 14.49a = 68,96
nO2 = 5a + 1,5.49a – 0,5b = 6,14
—> a = 0,08; b = 0,28
—> mE = 68,40 gam
Chọn B
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X (gồm axit propionic, vinyl benzoat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 1,035 mol O2, tạo ra 0,87 mol CO2. Mặt khác cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,3M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z thu được 0,525 mol CO2. Nếu cho 0,2 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
Muối gồm C2H5COONa (u) và C6H5COONa (v)
nNaOH = u + v = 0,13 —> nNa2CO3 = 0,065
nC(muối) = 3u + 7v = 0,525 + 0,065
—> u = 0,08; v = 0,05
nNaOH = 0,13 —> nO(X) = 0,26
Bảo toàn O —> nH2O = 0,59
Số C = nCO2/nX = 4,35
Số H = 2nH2O/nX = 5,9
—> k = (2C + 2 – H)/2 = 2,4
Do C2H5COOH (k = 1), C6H5COO- (k = 5) không cộng Br2 nên:
—> nBr2 = 0,2k – u – 5v = 0,15
Chọn C
Câu 37:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,54 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,38 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là:
Gly = NH3 + CH2 + CO2
Ala = NH3 + 2CH2 + CO2
Val = NH3 + 4CH2 + CO2
CH3NH2 = NH3 + CH2
C2H5NH2 = NH3 + 2CH2
Quy đổi X thành NH3 (0,16 mol), CH2 (x mol) và CO2 (y mol)
nO2 = 0,16.0,75 + 1,5x = 0,54 —> x = 0,28
nCO2 = x + y = 0,38 —> y = 0,1
—> nKOH = y = 0,1
Chọn D
Câu 38:
Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để điều chế xà phòng.
(b) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.
(c) Tơ tằm bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
(e) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(f) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành hoặc nấu canh cua có xảy ra sự đông tụ protein
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, mỡ lợn hoặc dầu dừa đều có thành phần chính là chất béo nên có thể dùng làm nguyên liệu để điều chế xà phòng.
(b) Đúng, nước ép nho chín chứa glucozơ nên có phản ứng tráng bạc.
(c) Sai, tơ tằm chứa -CONH- nên kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(d) Đúng
(e) Sai, anilin có tính bazơ nhưng rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím.
(f) Đúng
Chọn C
Câu 39:
Đốt cháy hoàn toàn 6,72 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X, Y và este đơn chức Z (MX < MY < MZ) cần vừa đủ 0,29 mol O2, thu được 3,24 gam H2O. Mặt khác, 6,72 gam E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được 2,32 gam hai ancol no, cùng số nguyên tử cacbon, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T thì thu được Na2CO3, H2O và 0,155 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với?
Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,29
Bảo toàn O —> nO(E) = 0,18
nNaOH = 0,11 và nCOO = 0,18/2 = 0,09 nên Z là este của phenol
nCOO trong Z = a
nCOO trong X, Y = b
—> a + b = 0,09
nNaOH = 2a + b = 0,11
—> a = 0,02 và b = 0,07
—> nOH trong ancol = 0,07
Đặt ancol là R(OH)n (0,07/n mol)
—> M = R + 17n = 2,32n/0,07
—> R = 113n/7
Vì 2 gốc cùng C nên các ancol là C2H5OH (0,01 mol) và C2H4(OH)2 (0,03 mol) (Bấm hệ m ancol và nOH)
X là RCOOC2H5 (0,01 mol)
Y là (RCOO)2C2H4 (0,03 mol)
Z là RCOOR’ (R’ là gốc phenol) (0,02 mol)
—> T chứa RCOONa (0,09 mol) và R’ONa (0,02 mol). Đặt u, v là số C tương ứng của 2 muối này.
nNa2CO3 = nNaOH/2 = 0,055
—> nC(T) = 0,055 + 0,155 = 0,21
—> 0,09u + 0,02v = 0,21
—> 9u + 2v = 21
Do u ≥ 1 và v ≥ 6 —> u = 1 và v = 6 là nghiệm duy nhất.
Các chất trong T:
X: HCOOC2H5 (0,01)
Y: (HCOO)2C2H4 (0,03) —> %Y = 52,68%
Z: HCOOC6H5 (0,02)
Chọn C
Câu 40:
Thực hiện thí nghiệm theo các bước như sau:
Bước 1: Thêm 4 ml ancol isoamylic, 4 ml axit axetic kết tinh và khoảng 2 ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm khô. Lắc đều.
Bước 2: Đưa ống nghiệm vào nồi nước sôi từ 10 - 15 phút. Sau đó lấy ra và làm lạnh ống nghiệm.
Bước 3: Cho hỗn hợp trong ống nghiệm vào một ống nghiệm lớn hơn chứa 10 ml nước lạnh.
Cho các phát biểu sau:
(a) Tại bước 2 xảy ra phản ứng este hóa.
(b) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng tách thành hai lớp.
(c) Có thể thay nước lạnh trong ống nghiệp lớn ở bước 3 bằng dung dịch NaCl bão hòa.
(d) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng thu được có mùi chuối chín.
(e) H2SO4 đặc đóng vai trò chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Đúng, este tạo ra không tan, nhẹ hơn nên phân lớp và nổi ở phía trên
(c) Đúng, dung dịch NaCl bão hòa làm tăng khối lượng riêng phần dung dịch, thuận tiện cho việc chiết tách este.
(d) Đúng, sản phẩm isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(e) Đúng
Chọn B