Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 5)

Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 5)

Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 5)

  • 409 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

Cho 4 thí nghiệm như hình vẽ (biết đinh làm bằng thép):

Cho 4 thí nghiệm như hình vẽ (biết đinh làm bằng thép):   Số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa trước là A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3. (ảnh 1)

Số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa trước là

Xem đáp án

Chọn B.

Có 2 thí nghiệm, trong đó sắt bị ăn mòn điện hóa là: Thí nghiệm số 2 và thí nghiệm 3, Fe bị ăn mòn điện hóa. Còn thí nghiệm 4 thì Mg bị ăn mòn điện hóa, thí nghiệm 1 thì không có dung dịch điện li.


Câu 6:

Trong điều kiện không có oxi, sắt không phản ứng với dung dịch nào sau đây?


Câu 8:

Vinyl axetat có công thức là


Câu 9:

Khi điện phân CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại cực dương xảy ra


Câu 11:

Chất nào sau đây là muối axit?


Câu 14:

Tripanmitin là một loại chất béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của tripanmitin là


Câu 17:

Amin nào sau đây là amin bậc 3?


Câu 18:

Màu của CrO3 là


Câu 20:

Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho


Câu 22:

Phát biểu nào sau đây đúng?


Câu 23:

Thực hiện các thí nghiệm sau thí nghiệm thu được muối sắt (II) là


Câu 30:

Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.

Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí, Nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).

Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.

Cho các phát biểu sau:

(a) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng sôi đều và không trào lên khi đun nóng.

(b) Ở bước 1, nếu thay H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng thì trong thí nghiệm vẫn thu được lượng khí etilen không đổi.

(c) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt khí SO2, CO2 sinh kèm theo.

(d) Phản ứng trong ống số 3 thuộc phản ứng oxi hóa - khử.

(e) Nếu thu khí etilen đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

ChọnA.

Phát biểu đúng là (a); (c); (d); (e).

(a) Đúng: trọng lượng của đã bọt cản chở sự trào lên của nước khi sôi

(b) Sai: Vì H2SO4 loãng không có tính háo nước như H2SO4 đặc

(c) Đúng: vì trong thí nghiệm H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh dẫn đến ancol có thể oxi hóa một phần thành SO2; CO2. Hai khí bị hấp thụ trong bông tẩm NaOH.

(d) Đúng: có sự thay đổi số oxi hóa

(e) Đúng: vì etilen không tan trong nước nên thu bằng phương pháp đẩy nước)


Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

(b) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh thu được cao su buna-S.

(c) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.

(d) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.

(e) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch phenol (C6H5OH) xuất hiện kết tủa trắng.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn B

(a) Đúng, Ag+ là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm từ +1 xuống 0).

(b) Sai, đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren thu được cao su buna-S.

(c) Đúng, giấm ăn chứa CH3COOH kết hợp với amin tạo muối tan, dễ bị rửa trôi.

(d) Đúng, chất béo bị thủy phân trong môi trường kiềm.

(e) Đúng, do xảy ra phản ứng thế 3Br vào vòng benzen, sản phẩm thế là chất kết tủa trắng.


Câu 32:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).

(3) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3.

(4) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.

(5) Cho dung dịch chưa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chưa 3a mol H3PO4 và đun nóng.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là

Xem đáp án

Chọn D

(1) 2Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → CaCO3 + Mg(OH)2 + 2H2O

(2) FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 2AgCl + Ag

(3) Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3

Al2(SO4)3 còn dư.

(4) AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

(5) Tỉ lệ nH+/nOH- = 9a/8a → Tạo Ba3(PO4)2 và BaHPO4.


Câu 33:

Một loại phân lân có thành phần chính Ca(H2PO4)2.2CaSO4 và 10% tạp chất không chứa Photpho. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại phân lân đó là

Xem đáp án

Chọn C

Độ dinh dưỡng phân lân được đánh giá qua hàm lượng P2O5

Giả sử có 100 gam phân lân

CInvalid <m:msub> elementa.2CaSO4:90(g)Tap chat:10(g)nCa(H2PO4)2.2CaSO4=0,1779nP=0,3538nP2O5=0,1779%P2O5=25,26%.


Câu 34:

Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 300 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp Y chứa các muối có công thức chung C17HyCOOK. Đốt cháy 0,14 mol E, thu được 3,69 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 0,25 mol Br2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn C

Số C = nCO2/nE = 369/14

Đặt nX = x và n axit béo tổng = y → nC = 57x + 18y = 369(x + y)/14

nKOH = 3x + y = 0,3 → x = 0,045; y = 0,165

Quy đổi E thành (C17H35COO)3C3H5 (0,045), C17H35COOH (0,165) và H2 (-0,25) → mE = 86,41 gam.


Câu 35:

Theo TCVN 5502: 2003, dựa vào độ cứng của nước (được xác định bằng tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng CaCO3, có trong 1 lít nước), người ta có thể phân nước thành 4 loại:

Phân loại nước

Mềm

Hơi cứng

Cứng

Rất cứng

Độ cứng (mg CaCO3/lít)

0 - dưới 50

50 - dưới 150

150 - 300

> 300

Từ một mẫu nước có chứa các ion (Mg2+, Ca2+, SO42- 0,0004M, HCO3- 0,00042M, Cl- 0,0003M), người ta có thể tính được giá trị độ cứng của mẫu nước. Hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau

Xem đáp án

Chọn A

Bảo toàn điện tích (mỗi Mg2+ được thay bằng 1Ca2+):

CM (Ca2+) = (0,0004.2 + 0,00042 + 0,0003)/2 = 7,6.10^-4 mol/l = 0,76 mmol/l

Độ cứng = mCaCO3/lít = 0,76.100 = 76 mg/l


Câu 37:

Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đa chức, no, mạch hở (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 8,55 gam E cần vừa đủ 8,232 lít khí O2, thu được 5,13 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 8,55 gam E với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được muối T (có mạch cacbon không phân nhánh) và hỗn hợp hai ancol (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 1,08 gam H2O. Khối lượng của 0,12 mol Y là

Xem đáp án

Chọn C

Muối T không nhánh nên tối đa 2 chức, mặt khác các ancol đều đơn chức nên T và E đều 2 chức.

nO2 = 0,3675; nH2O = 0,285

Bảo toàn khối lượng → nCO2 = 0,345

→ nT = nE = nCO2 – nH2O = 0,06

Đốt T → nH2O = 0,06

→ Số H của T = 2nH2O/nT = 2 → T là CH2(COONa)2

nAncol = 2nE = 0,12 và nC(ancol) = nC(E) – nC(T) = 0,165

→ Số C = nCO2/nAncol = 1,375 → CH3OH và C2H5OH

X là CH2(COOCH3)2

Y là CH2(COOCH3)(COOC2H5)

Z là CH2(COOC2H5)2

Khi nY = 0,12 thì mY = 17,52.


Câu 38:

Giấm được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm.

Giấm được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm.    Thành phần chính của giấm là axit axetic có vị cay nồng. Một mẫu giấm có nồng độ axit axetic là 4%. Khối lượng riêng của dung dịch axit axetic đó là 1,05 g.ml-1.Độ pH của mẫu giấm ở trên, cho biết Ka (axit axetic) = 1,8.10-5. A. 2,45.	B. 3,125.	C. 0,7.	D. 3,54. (ảnh 1)

Thành phần chính của giấm là axit axetic có vị cay nồng. Một mẫu giấm có nồng độ axit axetic là 4%. Khối lượng riêng của dung dịch axit axetic đó là 1,05 g.ml-1.Độ pH của mẫu giấm ở trên, cho biết Ka (axit axetic) = 1,8.10-5.

Xem đáp án

Chọn A

Nồng độ mol của axit axetic = 10.1,05.4/60 = 0,7 M

Giấm được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm.    Thành phần chính của giấm là axit axetic có vị cay nồng. Một mẫu giấm có nồng độ axit axetic là 4%. Khối lượng riêng của dung dịch axit axetic đó là 1,05 g.ml-1.Độ pH của mẫu giấm ở trên, cho biết Ka (axit axetic) = 1,8.10-5. A. 2,45.	B. 3,125.	C. 0,7.	D. 3,54. (ảnh 2)
Từ Ka => [H+] = 3,54.10-3M => pH = 2,45

Câu 39:

Thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:

(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.

(b) X1 + X3 → X5 + H2O.

(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.

(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.

Biết các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol. Các chất X2 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

Xem đáp án

Chọn B

(d) => X4 là BaCO3 và X6 là H2SO4 (do X4 không tan, theo phản ứng (a)).

(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.

KOH + Ba(HCO3)2 dư → KHCO3 + BaCO3 + H2O

(b) X1 + X3 → X5 + H2O.

KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O

(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.

Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KHCO3

(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O

=> X2 là Ba(HCO3)2 và X6 là H2SO4.


Câu 40:

Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu được muối Y và hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức là Z và T có cùng số nguyên tử hiđro (MZ < MT). Axit hóa Y thu được hợp chất hữu cơ E đa chức. Cho các phát biểu sau đây:

a) Đề hiđrat hóa Z (xúc tác H2SO4 đặc, 170°C), thu được anken.

b) Nhiệt độ sôi của chất T cao hơn nhiệt độ sôi của etanol.

c) Phân tử chất E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.

d) X có hai công thức cấu tạo thoả mãn.

e) Từ Z có thể tạo ra T bằng một phản ứng.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn A

X + NaOH → Y + Z + T với Y là muối và Z, T cùng H nên:

TH1: X là CH3 - OOC - CH2 – COO - CH2 – C ≡ CH

=> Y là CH2(COONa)2; Z là CH3OH; T là C3H3OH; E là CH2(COOH)2

TH2: X là CH3 – OOC - C2H2 – COO – CH = CH2

=> Y là C2H2(COONa)2; Z là CH3OH; T là CH3CHO; E là C2H2(COOH)2

Trong đó -C2H2- là -CH=CH- hoặc -C(=CH2)-

(a) Sai, Z có 1C nên không tạo anken.

(b) Sai, tùy theo cấu tạo của T, CH3CHO sôi thấp hơn C2H5OH, C3H3OH sôi cao hơn C2H5OH.

(c) Đúng, E có 4H và 4 oxi.

(d) Sai, X có 3 cấu tạo thỏa mãn.

(e) Sai


Bắt đầu thi ngay