Tổng hợp minh họa THPTQG 2019 Hóa Học có lời giải (Đề số 12)
-
2512 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Công thức của X là
Chọn đáp án B.
Câu 7:
Ở điều kiện thích hợp, kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây?
Chọn đáp án A.
Câu 9:
Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa?
Chọn đáp án C.
Câu 12:
Thành phần chính của một loại thuốc giảm đau dạ dày là natri hiđrocacbonat. Công thức của natri hiđrocacbonat là
Chọn đáp án D.
Câu 13:
Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
Chọn đáp án C.
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở hai chu kì liên tiếp, MX < MY) vào nước, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
Chọn đáp án A.
Câu 15:
Cho dãy gồm các chất: axit axetic; ancol etylic; axit aminoaxetic, metylamoni clorua. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
Chọn đáp án D.
Câu 16:
Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là
Chọn đáp án A.
Câu 17:
Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là
Chọn đáp án B.
Câu 18:
Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y được mô tả như hình vẽ.
Hai chất X, Y tương ứng là
Chọn đáp án B.
Câu 19:
Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion
Chọn đáp án A
Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion NH4+, Na+, K+.
Lưu ý: Các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch khi chúng không kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
- Chất kết tủa.
- Chất điện li yếu (ví dụ như: H2O; CH3COOH;...)
- Chất khí.
Đối với các đáp án còn lại:
B. Loại vì xảy ra phản ứng:
Mg2+ + CO32- → MgCO3 ít tan.
Lưu ý: Al2(CO3)3 không hiện diện trong nước. Trong nước chúng bị thuỷ phân hoàn toàn tạo hiđroxit kim loại kết tủa và khí CO2.
Ví dụ: Al2(CO3)3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2
C. Loại vì xảy ra phản ứng:
Fe2+ + CO32- → FeCO3 ít tan.
Zn2+ + CO32- → ZnCO3 ít tan.
Al2(CO3)3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2
D. Loại vì xảy ra phản ứng:
Fe2(CO3)3 + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2
Câu 20:
Xenlulozơ điaxetat được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất của xenlulozơ điaxetat là
Chọn đáp án C.
Câu 21:
Cho các nhận định sau:
(a) Các thiết bị máy móc bằng sắt tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.
(b) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối.
(c) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch chứa HCl và FeCl3 sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3 sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
Số nhận định đúng là
Chọn đáp án A.
a, b.
Câu 22:
Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
Chọn đáp án C.
Câu 23:
Cho các dung dịch loãng: CuCl2, HNO3, Fe2(SO4)3, HCl. Số dung dịch phản ứng được với Fe là
Chọn đáp án D.
CuCl2, HNO3, Fe2(SO4)3, HCl
Câu 24:
Cho các polime: poli(vinyl clorua), poli(butađien-stien), policaproamit, polistiren, polietilen, poliisopren. Số polime dùng làm chất dẻo là
Chọn đáp án C.
poli(vinyl clorua), polistiren, polietilen.
Câu 25:
Hòa tan hoàn toàn m gam K vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Chọn đáp án A.
Câu 26:
Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là
Chọn đáp án B.
Câu 27:
Cho chất X có công thức phân tử C4H6O2 và có các phản ứng như sau:
X + NaOH muối Y + Z.
Z + AgNO3 + NH3 + H2O muối T + Ag + ...
T + NaOH Y + ...
Khẳng định nào sau đây sai?
Chọn đáp án D.
Câu 28:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Đốt dây Fe trong khí Cl2 dư.
(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là
Chọn đáp án B.
e, g.
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp chất Fe(NO3)2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
(b) Corinđon có chứa Al2O3 ở dạng khan.
(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa.
(d) Kim loại kiềm dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
(e) Một trong các ứng dụng của Mg là chế tạo dây dẫn điện.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án D.
a, b, c, d.
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 3,78 gam H2O. Mặt khác 3,87 gam X phản ứng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Chọn đáp án B.
Câu 31:
Hòa tan hoàn toàn 14 gam CaO vào H2O thu được dung dịch X. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch X, qua quá trình khảo sát người ta lập được đồ thị như sau:
Giá trị của x là
Chọn đáp án C.
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trước đây người ta hay sử dụng chất fomon để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng.
(b) Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả.
(c) Xenlulozơ là nguyên liệu chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(e) Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
(g) Người ta sản xuất xà phòng bằng cách đun hỗn hợp chất béo và kiềm trong thùng kín ở nhiệt độ cao.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án D.
a, b, c, g.
Câu 33:
Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
Chọn đáp án A.
Câu 34:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một este đơn chức X cần vừa hết 10,08 lít oxi (đktc), thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Mặt khác, m gam X phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng X có dạng CxHyOOCH và khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH không tạo ra anol có mạch vòng. Số đồng phân cấu tạo của X là
Chọn đáp án C.
Câu 35:
Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần:
- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan.
- Phần 2 có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:
Chọn đáp án B.
Câu 36:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Rót thêm 2 ml dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ.
Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng 10%), 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Thí nghiệm 3: Cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau 5 phút lấy đinh sắt ra, thêm từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch vừa thu được.
Cho các phát biểu sau:
(1) Thí nghiệm 1 chứng tỏ glucozơ có chứa nhiều nhóm OH liền kề.
(2) Thí nghiệm 2 thu được sản phẩm màu tím.
(3) Thí nghiệm 3 ion Cr2O72- bị khử thành Cr3+.
(4) Cả ba thí nghiệm đều có sự thay đổi màu sắc.
(5) Cả ba thí nghiệm đều xảy ra phản ứng oxi hoá - khử.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án C.
Câu 37:
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) X1 + H2O X2 + X3 + H2
(2) X2 + X4 BaCO3 + Na2CO3 + H2O
(3) X2 + X3 X1 + X5 + H2O
(4) X4 + X6 BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X2, X5, X6 lần lượt là
Chọn đáp án B.
Câu 38:
X, Y là hai axit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp; Z là ancol hai chức; T là este thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol E gồm X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol O2, thu được CO2 có khối lượng nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác, 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH, thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 bằng 31. Cô cạn G rồi nung với xút có mặt CaO, thu được m gam hỗn hợp khí. Giá trị gần nhất của m là
Chọn đáp án C.
Câu 39:
Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe; Fe3O4; CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là:
Chọn đáp án D.