Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Tuyên Quang (Lần 1) có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Tuyên Quang (Lần 1) có đáp án
-
262 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo X trong dung dịch NaOH dư thu được glixerol; 1 mol natri panmitat; 2 mol natri stearat. Số nguyên tử C trong X là
X là (C15H31COO)(C17H35COO)2C3H5
—> X có 55C
Chọn A
Câu 4:
Ở nhiệt độ thường, kim loại sắt tan được trong dung dịch nào sau đây?
Ở nhiệt độ thường, kim loại sắt tan được trong dung dịch Fe(NO3)3:
Fe + Fe(NO3)3 —> Fe(NO3)2
Chọn B
Câu 6:
Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch FeSO4?
Kim loại Mg tác dụng được với dung dịch FeSO4:
Mg + FeSO4 —> MgSO4 + Fe
Chọn A
Câu 8:
Phản ứng nào chứng minh hợp chất Fe(lll) có tính oxi hóa?
Phản ứng A chứng minh hợp chất Fe(lll) có tính oxi hóa (Số oxi hóa của Fe giảm từ +3 xuống 0)
Chọn A
Câu 9:
Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy là Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên là Fe là bao nhiêu gam?
Fe + CuSO4 —> Cu + FeSO4
—> nFe phản ứng = nCu = x
Δm = 64x – 56x = 1,6
—> x = 0,2 —> mCu = 12,8 gam
Chọn A
Câu 14:
Than gỗ, than xương mới điều chế có tính hấp phụ cao (dùng làm mặt nạ phòng hơi độc, chất khử màu, khử mùi, diệt khuẩn) được gọi là
Chọn A
Câu 16:
Ở điều kiện thường, nhôm không tan được trong dung dịch nào sau đây
Ở điều kiện thường, nhôm không tan được trong dung dịch MgCl2. Còn lại:
Al + HCl —> AlCl3 + H2
Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2
Al + H2SO4 loãng —> Al2(SO4)3 + H2
Chọn A
Câu 17:
Kim loại sắt tác dụng với chất nào sau đây thu được sản phẩm là hợp chất sắt (II) sau phản ứng?
A. Fe + H2SO4 —> FeSO4 + H2
B, D. Fe + H+ + NO3- —> Fe3+ + NO + H2O
C. Fe + AgNO3 dư —> Fe(NO3)3 + Ag
Chọn A
Câu 18:
Cho vài mẩu canxi cacbua vào ống nghiệm đã đựng 1 ml nước và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn. Hiđrocacbon được sinh ra trong thí nghiệm trên là
Khí thoát ra là axetilen (C2H2):
CaC2 + H2O —> Ca(OH)2 + C2H2
Chọn C
Câu 19:
Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lit khí hidro. Giá trị của V là
2Al + 3H2SO4 —> Al2(SO4)3 + 3H2
nAl = 0,2 → nH2 = 0,3 —> VH2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Chọn A
Câu 22:
Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
Na2CO3 và Na3PO4 được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu vì:
CO32- + M2+ —> MCO3
PO43- + M2+ —> M3(PO4)2
(M2+: Mg2+, Ca2+)
Chọn A
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sai, muối mono natri glutamat là thành phần chính của bột ngọt.
B. Sai, ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất rắn.
C. Đúng, phân tử amino axit chứa ít nhất 2 loại nhóm chức NH2, COOH
D. Sai, các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
Chọn C
Câu 25:
Cho 0,9 gam glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
nC6H12O6 = 0,005 —> nAg = 2nC6H12O6 = 0,01
—> mAg = 1,08 gam
Chọn C
Câu 26:
Cho 0,1 mol Gly-Ala tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối khan thu được là
Gly-Ala + 2NaOH —> GlyNa + AlaNa + H2O
—> nGlyNa = nAlaNa = 0,1
—> m muối = 20,8
Chọn D
Câu 27:
Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng?
Chọn D
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sai: AlCl3 + NaOH dư —> NaAlO2 + NaCl + H2O
B. Đúng: Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + CO2 + H2O
C. Đúng
D. Đúng: Cặp điện cực Zn-Cu (Cu tạo ra do Zn khử Cu2+) và có môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa học.
Chọn A
Câu 29:
Cho từng chất Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là
Có 3 phản ứng oxi hóa khử xảy ra (trừ Fe2O3):
Fe(OH)2 + HNO3 đặc nóng → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Fe3O4 + HNO3 đặc nóng → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Fe(NO3)2 + HNO3 đặc nóng → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Với Fe2O3:
Fe2O3 + HNO3 đặc nóng → Fe(NO3)3 + H2O
Chọn A
Câu 30:
Cho các chất gồm: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) nilon-6,6; (4) tơ nitron. Số chất thuộc loại polime tổng hợp là
Có 2 chất thuộc loại polime tổng hợp là nilon-6,6; tơ nitron.
Chọn B
Câu 31:
Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 8,96 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là
Phần 1: Chỉ Fe phản ứng —> nFe = nH2 = 0,1
Phần 2: Cả Fe và Cu phản ứng
Bảo toàn electron: 3nFe + 2nCu = 2nSO2
—> nCu = 0,25
—> mX = 43,2
Chọn C
Câu 32:
Cho 0,1 mol phenyl fomat tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, t°, đến pứ hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
nNaOH = 0,3 > 2nHCOOC6H5 nên NaOH còn dư, este hết
—> nH2O = nHCOOC6H5 = 0,1
Bảo toàn khối lượng:
mHCOOC6H5 + mNaOH = m rắn + mH2O
—> m rắn = 22,4 gam
Chọn B
Câu 33:
Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức phân tử là C5H14O4N2; X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1. Cho các phát biểu sau:
(a) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên.
(b) X1 có phản ứng tráng gương.
(c) X2 và X3 có cùng số nguyên tử cacbon.
(d) X là muối của aminoaxit với amin bậc 1.
Số phát biểu đúng là
X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1 nên X là:
HCOO-NH3-CH2-CH2-NH3-OOC-CH3
Hoặc HCOO-NH3-CH(CH3)-NH3-OOC-CH3
X1 là HCOONa; X2 là CH3COONa
X3 là NH2-CH2-CH2-NH2 hoặc CH3-CH(NH2)2
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Sai, X là muối của axit cacboxylic với amin bậc 1.
Chọn A
Câu 34:
Điện phân 600 ml dung dịch X chứa đồng thời NaCl 0,5M và CuSO4 aM (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) đến khi thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 24,25 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu thì ngừng điện phân. Nhúng một thanh sắt nặng 150 gam vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô cân được 150,4 gam (giả thiết toàn bộ lượng kim loại tạo thành đều bám vào thanh sắt và không có sản phẩm khử của S+6 sinh ra). Giá trị của a là
Y + Fe làm thanh Fe tăng lên nên Y còn Cu2+ dư.
nNaCl = 0,3
Anot: nCl2 = 0,15 và nO2 = x
Catot: nCu = y
Bảo toàn electron: 0,15.2 + 4x = 2y
m giảm = 0,15.71 + 32x + 64y = 24,25
—> x = 0,025 và y = 0,2
—> nH+ = 4x = 0,1
Đặt nCu2+ dư = z, bảo toàn electron:
2nFe = nH+ + 2nCu2+ —> nFe phản ứng = z + 0,05
—> 150 – 56(z + 0,05) + 64z = 150,4
—> z = 0,4
—> nCuSO4 ban đầu = y + z = 0,6
—> a = 1M
Chọn A
Câu 35:
Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl, 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nCu(NO3)2 = 0,0375
Khí T gồm N2 (0,05) và NO (0,1)
Bảo toàn N —> nNH4+ = 0,025
X chứa O (u mol) và kim loại (v gam)
—> mO = 16u = 12,82%(16u + v) (1)
m kim loại trong ↓ = v + 0,0375.64 = v + 2,4
nH+ = 12nN2 + 4nNO + 10nNH4+ + 2nO = 2u + 1,25
Z + Ba(OH)2 —> Dung dịch chứa Cl- (2u + 1,25), Na+ (0,1), K+ (0,05) —> nBa2+ = u + 0,55
—> nOH- = 2u + 1,1
—> nOH- trong ↓ = 2u + 1,1 – nNH4+ = 2u + 1,075
m↓ = v + 2,4 + 17(2u + 1,075) = 56,375 (2)
(1)(2) —> u = 0,25 và v = 27,2
—> mX = 16u + v = 31,2
Chọn D
Câu 36:
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sử nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, tiếp tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tỉnh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ thể tích hỗn hợp không đổi, rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 – 10 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội hỗn hợp
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có chất rắn nổi lên là muối của axit béo.
(b) Thêm dung dịch NaCl nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thuỷ phân không xảy
(d) Trong thí nghiệm này có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng
(b) Sai, thêm NaCl bão hòa để tách xà phòng do xà phòng không tan trong nước muối.
(c) Đúng, phản ứng thủy phân nên cần phải có mặt H2O.
(d) Sai, dầu bôi trơn máy là hiđrocacbon.
Chọn C
Câu 37:
Chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4, thỏa mãn các phản ứng có phương trình hóa học sau:
(1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O
(2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z
(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + 3H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp.
(b) Chất T vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(c) Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Dung dịch Y tác dụng được với khí CO2.
Số phát biểu đúng là
(2) —> Z là axit
(3) —> Z là HCOOH; T là (NH4)2CO3.
(2) —> X là HCOONa
(1) —> X có 2 gốc HCOO- nhưng chỉ có 1 chức este của phenol.
—> E là HCOO-C6H4-CH2-OOC-H
—> Y là NaO-C6H4-CH2OH
(a) Đúng, E có o, m, p.
(b) Đúng:
(NH4)2CO3 + HCl —> NH4Cl + CO2 + H2O
(NH4)2CO3 + NaOH —> Na2CO3 + NH3 + H2O
(c) Đúng, E và X đều có HCOO- nên có tráng bạc.
(d) Đúng
NaO-C6H4-CH2OH + CO2 + H2O —> HO-C6H4-CH2OH + NaHCO3
Chọn D
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
Z là Gly-Gly, không tạo khí với NaOH, vậy hỗn hợp khí đều tạo ra từ Y.
M khí > 29 nên không có NH3. Vậy Y là:
CH3NH3-OOC-COO-NH3-C2H5
n khí = 0,1 —> nCH3NH2 = nC2H5NH2 = 0,05
—> nY = 0,05
—> nZ = 0,1
CH3NH3-OOC-COO-NH3-C2H5 + 2HCl —> HOOC-COOH + CH3NH3Cl + C2H5NH3Cl
Gly-Gly + H2O + 2HCl —> 2GlyHCl
—> m hữu cơ = mX + mH2O + mHCl = 34,25 gam
Chọn D
Câu 39:
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng X khử vừa hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong X là
X gồm CO2 (a), CO (b) và H2 (2a + b)
—> nH2O = 2a + b = 0,6
nFe2O3 = 0,3 —> nO = b + (2a + b) = 0,3.3
—> a = 0,15 và b = 0,3
—> %VCO2 = 14,286%
Chọn A
Câu 40:
Hỗn hợp E gồm 2 triglixerit X và Y (cho biết MY > MX > 820 đvC). Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được ba muối natri panmitat, natrioleat và natri stearat theo đúng thứ tự về tỉ lệ mol là 2 : 2 : 1. Mặt khác m gam E tác dụng với H2 (xt Ni, t°) thu được 42,82 gam hỗn hợp G. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với
Quy đổi E thành C15H31COOH (2e), C17H33COOH (2e), C17H35COOH (e); C3H5(OH)3 (5e/3), H2O (-5e)
mG = 256.2e + 284.3e + 92.5e/3 – 18.5e = 42,82
—> e = 0,03
nE = 5e/3 = 0,05 và C15H31COOH (0,06), C17H33COOH (0,06), C17H35COOH (0,03)
MY > MX > 820 nên không có (C15H31COO)3C3H5.
nC17H35COOH < nE nên C17H35COOH không thể xuất hiện ở cả X và Y.
Nếu C17H35COOH chỉ xuất hiện 1 lần ở 1 chất thì số mol các chất là 0,03 và 0,02:
—> X là (C17H35COO)(C15H31COO)2 (0,03)
và Y là (C17H33COO)3C3H5 (0,02)
—> %X = 58,59%
Nếu C17H35COOH xuất hiện 2 lần ở 1 chất thì số mol các chất là 0,015 và 0,035: Loại vì không xếp gốc axit vào chất béo 0,035 mol được.
Nếu C17H35COOH xuất hiện 3 lần ở 1 chất thì số mol các chất là 0,01 và 0,04: Loại, giống như trên.
Chọn A