BÀI ÔN TẬP RÈN LUYỆN LÝ THUYẾT TỔNG HỢP MÔN HÓA HỌC (P10)
-
2891 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các nhận xét sau:
(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.
(2) Anilin làm quỳ tím ẩm đổi thành màu xanh.
(3) Dung dịch HCl làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ.
(4) Phenol là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
(5)Trong các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit formic thì axit formic có tính axit mạnh nhất.
(6) Oxi có thể phản ứng với Ag ở nhiệt độ cao.
Trong số các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là:
Các trường hợp thoả mãn: 2 – 4 – 6
ĐÁP ÁN D
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
(1) Propan-1,3-điol hoà tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.
(2) Axit axetic không phản ứng được với Cu(OH)2.
(3) Từ các chất CH3OH, C2H5OH, CH3CHO có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
(4) Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl.
(5) Hỗ hợp Fe3O4 của Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
(6) Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước.
(7) Hỗn hợp Al và BaO có thể tan hết trong nước.
(8) FeCl3 chỉ có tính oxi hoá.
Số phát biểu đúng là:
Các trường hợp thoả mãn: 3 – 5 – 6 – 7
ĐÁP ÁN B
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
(1) Hợp chất của cacbon được gọi là hợp chất hữu cơ.
(2) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, hay gặp hiđro, oxi, nitơ, sau đó đến halogen, lưu huỳnh,...
(3) Liên kết hoá học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
(5) Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước.
(6) Các hợp chất hữu cơ thường bền với nhiệt.
Số phát biểu chính xác là:
Các trường hợp thoả mãn: 2 – 3 – 5
ĐÁP ÁN D
Câu 4:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(2) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch chứa HCl và CuCl2.
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng.
(4) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch FeCl2.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá là:
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2 – 4
ĐÁP ÁN A
Câu 5:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Na2O vào nước dư.
(2) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4.
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng dư.
(4) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Nung nóng Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là:
Chỉ có thí nghiệm (3) thoả mãn.
ĐÁP ÁN B
Câu 6:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho bột Fe dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(3) Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2.
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong khí tro.
(5) Cho Na vào dung dịch HCl loãng, sau đó cho vài giọt dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hoá là:
Chỉ có thí nghiệm (1) thoả mãn.
ĐÁP ÁN C
Câu 7:
Cho dãy các chất: CaO, CrO3, Al2O3, BaCO3, Na, K2O. Số chất trong dãy tác dụng với nước ở điều kiện thường là:
ĐÁP ÁN C
Các chất gồm: CaO, CrO3, Na, K2O.
Câu 8:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(2) Đốt cháy HgS trong oxi dùng dư;
(3) Nung nóng Cr(OH)3 ở nhiệt độ cao;
(4) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp;
(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dùng dư.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là?
Chỉ có thí nghiệm 2 thoả mãn.
ĐÁP ÁN B
Câu 9:
Hoà tan hết một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, kết thúc phản ứng thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Trong các chất sau: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, NaOH, Al; số các chất tác dụng với dung dịch X là:
Các chất gồm: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, Al
ĐÁP ÁN C
Câu 10:
Cho các cặp chất có cùng số mol như sau:
(1) Na và Al2O3;
(2) Cu và Fe2(SO4)3;
(3) Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3;
(4) Ba(OH)2 và Al(OH)3;
(5) CuCl2 và Fe(NO3)2;
(6) FeCO3 và AgNO3.
Số cặp chất tan hết trong lượng nước dư, chỉ thu được dung dịch là:
ĐÁP ÁN B
Các cặp chất gồm: (2) Cu và Fe2(SO4)3; (3) Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3;
(4) Ba(OH)2 và Al(OH)3; (5) CuCl2 và Fe(NO3)2;
Câu 11:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl dư.
(2) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư.
(3) Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(4) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được chất rắn là:
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 4
ĐÁP ÁN C
Câu 12:
Thực hiện các phản ứng sau:
(1) Cho bột nhôm tiếp xúc với khí clo.
(2) Cho bột lưu huỳnh vào ống sứ chứa CrO3.
(3) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(5) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi – hoá khử kà:
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2 – 4
ĐÁP ÁN C
Câu 13:
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ nhằm xác định phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.
(2) Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra nhanh, theo một chiều hướng nhất định.
(3) C2H4O2, CH2O, C3H6O3 có công thức đơn giản nhất.
(4) Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các đồng đẳng của nhau.
(5) Các chất trong cùng dãy đồng đẳng có tính chất hoá học tương tự nhau.
(6) Các chất đồng phân của nhau có tính chất khác nhau.
Số phát biểu đúng là:
Các trường hợp thoả mãn: 3 – 5 – 6
ĐÁP ÁN B
Câu 14:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(2) Cho NaCl vào dung dịch H2SO4 loãng.
(3) Đun nóng dung dịch NaHCO3.
(4) Cho thanh nhôm vào dung dịch NaOH.
(5) Cho mẫu Na vào dung dịch KHCO3.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là:
ĐÁP ÁN B
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 3 – 4 – 5
Câu 15:
Cho các chất sau: Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, NaCl, axit glutamic, (CH3COO)2Mg. Số chất vừa tác dụng với dung dịch KOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là:
Các chất gồm: Al, Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3, axit glutamic, (CH3COO)2Mg.
ĐÁP ÁN C
Câu 16:
Cho các nhận định sau:
1. Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp các sản phẩm.
2. Phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới gọi là phản ứng tách.
3. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
4. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.
5. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
Số nhận định đúng là:
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 4 – 5
ĐÁP ÁN B
Câu 17:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(2) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(4) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(6) Cho Al vào dung dịch NaOH.
Sau phản ứng số thí nghiệm thu được kết tủa Al(OH)3 là
Các trường hợp thoả mãn: 2 – 4 – 5
ĐÁP ÁN B
Câu 18:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Al vào dung dịch HCl.
(2) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho Na vào H2O.
(4) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
ĐÁP ÁN D
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2 – 3
Câu 19:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl dư.
(2) Cho dung dịch Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
(3) Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(4) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được chất rắn là:
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 4
ĐÁP ÁN C
Câu 20:
Cho nhận định sau:
(1) Để tách các chất rắn có độ tan khác nhau theo nhiệt độ người ta dùng phương pháp chưng cất.
(2) Cấu tạo hoá học là số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
(3) Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
(4) Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2-, do đó tính chất hoá học khác nhau là những chất đồng đẳng.
(5) Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.
(6) Các hợp chất hữu cơ nhất định phải có 2 nguyên tố cacbon và hiđro.
Số nhận định chính xác là:.
ĐÁP ÁN C
Chỉ có nhận định (2) là đúng.
Câu 21:
Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 và dung dịch chứa (KNO3; H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là:
Các trường hợp thoả mãn: FeCl3, HNO3 loãng, AgNO3, dung dịch chứa (KNO3; H2SO4 loãng).
ĐÁP ÁN D
Câu 22:
Cho các chất: glyxin, tinh bột, phenylamoni clorua, phenol, tripanmitin, Gly – Ala. Số chất tác dụng với dung dịch KOH loãng, nóng là:
Các chất gồm: glyxin, phenylamoni clorua, phenol, tripanmitin, Gly – Ala.
ĐÁP ÁN A
Câu 23:
Cho dãy các chất: phenol, axit acrylic, vinyl axetat, anđehit axetic, triolein. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch Br2:
Các chất gồm: phenol, axit acrylic, vinyl axetat, triolein.
ĐÁP ÁN A
Câu 24:
Trong các chất: m-HOC6H4OH, p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, (CH3NH3)2CO3, HOOCCH2CH(NH2)COOH, ClH3NCH(CH3)COOH.
Có bao nhiêu chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa 2 mol NaOH?
ĐÁP ÁN A
Các chất gồm: m-HOC6H4OH, (CH3NH3)2CO3, HOOCCH2(NH2)COOH, ClH3NCH(CH3)COOH
Câu 25:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột nhôm tiếp xúc với khí clo.
(2) Cho crom (VI) oxi vào nước dư.
(3) Cho dung dịch sắt (III) clorua vào dung dịch bạc nitrat.
(4) Cho bột sắt vào dung dịch crom (III) sunfat.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là:
ĐÁP ÁN A
Câu 26:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 8a mol HCl.
(2) Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol BaCl2.
(4) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(5) Sục 2a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 3a mol Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa hai muối tan là:
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2 – 4
ĐÁP ÁN D
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(1) Hiđrocacbon thơm là các hiđrocacbon có một vòng benzen trong phân tử.
(2) Tất cả các hiđrocacbon đều là chất lỏng ở điều kiện thường.
(3) Các hiđrocacbon thơm ở thể lỏng có mùi đặc trưng.
(4) Benzen có thể tác dụng với brom ở điều kiện thích hợp.
(5) Toluen làm mất màu dung dịch kali pemanganat ở điều kiện thường.
Số phát biểu chính xác là:
ĐÁP ÁN D
Các trường hợp thoả mãn: 3 – 4
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(1) Benzen và toluen không gây hại cho sức khoẻ.
(2) Benzen và toluen tuỳ thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.
(3) Benzen dễ thế, khó cộng và kém bền với các chất oxi hoá.
(4) Benzen và toluen đều không phản ứng với KMnO4 đun nóng.
Số phát biểu đúng là:
ĐÁP ÁN A
Câu 29:
Cho các nhận định sau:
(1) Alanin làm quỳ tím hoá xanh.
(2) Axit glutamic làm quỳ tím hoá đỏ.
(3) Lysin làm quỳ tím hoá xanh.
(4) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6.
(5) Methionin là thuốc bổ gan.
Số nhận định đúng là:
Các trường hợp thoả mãn: 2 – 3 – 4 – 5
ĐÁP ÁN D
Câu 30:
Trong các phát biểu sau:
(1) Các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(3) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(4) Kim loại Mg có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ cao.
(5) Cs là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(6) Thêm HCl dư vào dung dịch Na2CrO4 thì dung dịch chuyển sang màu da cam.
Số phát biểu đúng là:
Các trường hợp thoả mãn: 2 – 4
ĐÁP ÁN B
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(2) Kim loại Magie không thể tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao.
(3) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(4) Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
(5) Thạch cao sống dùng bó bột, nặn tượng.
(6) Kim loại Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu không đúng là:
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2 – 4 – 5
ĐÁP ÁN D
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(1) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.
(2) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
(3) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thuỷ tinh.
(4) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
Số phát biểu đúng là:
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 3 – 4
ĐÁP ÁN B
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(2) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.
(3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 và số mol H2O bằng nhau.
(4) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là:
ĐÁP ÁN B
Câu 34:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(3) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(5) Nhiệt phân AgNO3.
(6) Đốt Fe2S trong không khí.
(7) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:
ĐÁP ÁN B
Các trường hợp thoả mãn: 3 – 5 – 7
Câu 35:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(2) Cho khí H2 đi qua bột CuO nung nóng.
(3) Cho CH3COOCH=CH2 vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(7) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(8) Cho Al vào dung dịch NaOH đặc, nóng.
(9) Cho Cr vào dung dịch KOH loãng.
(10) Nung NaCl ở nhiệt độ cao.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi – hoá khử là:
ĐÁP ÁN C
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 8
Câu 36:
Cho các cặp dung dịch sau:
(1) NaAlO2 và AlCl3;
(2) NaOH và NaHCO3;
(3) BaCl2 và NaHCO3;
(4) NH4Cl và NaAlO2;
(5) Ba(AlO2)2 và Na2SO4;
(6) Na2CO3 và AlCl3;
(7) Ba(HCO3)2và NaOH;
(8) CH3COONH4 và HCl;
(9) KHSO4 và NaHCO3;
(10) FeBr3 và K2CO3.
Số cặp trong đó có phản ứng xảy ra là:
ĐÁP ÁN A
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các ancol đều có thể tách nước thu được anken.
(2) Cho ancol bậc III tác dụng với CuO thu được kết tủa Cu màu đỏ.
(3) Người ta có thể tổng hợp ancol bằng các thuỷ phân dẫn xuất halogen trong dung dịch kiềm.
(4) Người ta tổng hợp glixerol từ propilen.
(5) Ở điều kiện thường, phenol là chất lỏng, không màu, dễ nóng chảy.
Số phát biểu đúng là:
ĐÁP ÁN A
Các trường hợp thoả mãn: 3 – 4
Câu 38:
Cho các phát biểu sau:
(1) Dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ.
(2) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hoá cho nhau.
(3) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(4) Thuỷ phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
(5) Saccarozơ thể hiện tính khử trong phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là:
ĐÁP ÁN B
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2
Câu 39:
Cho các phát biểu sau:
(1) Muối clorua quang trọng nhất là NaCl.
(2) NaCl là nguyên liệu để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven,...
(3) BaCl2 dùng để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp.
(4) AlCl3 có tác dụng diệt khuẩn,
(5) ZnCl2 làm chất xúc tác trong phản ứng tổng hợp hữu cơ.
Số phát biểu đúng là:
ĐÁP ÁN C
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 2 – 3
Câu 40:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Ca(HCO2)2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(2) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch Al2(SO4)3.
(4) Cho khí CO2 (dư) vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
(5) Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch NaAlO2.
(6) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2.
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là:
ĐÁP ÁN C
Các trường hợp thoả mãn: 1 – 3 – 6