Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

BÀI ÔN TẬP RÈN LUYỆN LÝ THUYẾT TỔNG HỢP MÔN HÓA HỌC (P12)

  • 2737 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có các dung dịch riêng biệt sau: NaCl, AgNO3, Pb(NO3)2, NH4NO3, ZnCl2,CaCl2, CuSO4, FeCl2. Khi sục khí H2S vào các dung dịch trên, số trường hợp sinh ra kết tủa là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Số trường hợp sinh ra kết tủa là: AgNO3, Pb(NO3)2, CuSO4

Chú ý: FeS, ZnS, CaS ... tan trong dung dịch axit loãng như HCl, H2SO4 cho sản phẩm là H2S.


Câu 2:

Cho các phản ứng sau:

Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố là phản ứng oxi hoá khử. Gồm:

(1),(3),(5),(6).


Câu 3:

Cho dãy các chất sau đây: Cl2, KH2PO4, C3H8O3, CH3COONa, HCOOH, Mg(OH)2, C6H6, NH4Cl. Số chất điện li trong dãy là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các em chú ý: Chất điện ly với chất tan được trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ Na, Cl2,... lý do là vì các chất này tác dụng với nước tạo thành chất điện ly tương ứng như NaOH, HCl, HClO,...

Chất điện ly mạnh là chất khi các phân tử tan trong nước thì phân li hoàn toàn do đó các chất như BaSO4, CaCO3... là các chất điện ly mạnh!

Vậy các chất điện ly bao gồm: KH2PO4, CH3COONa, HCOOH, Mg(OH)2, NH4Cl.


Câu 4:

Cho dãy các chất: Al2O3, NaHCO3, K2CO3, CrO3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, AlCl3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Chú ý: Chất lưỡng tính nhiều trường hợp là khác với chất vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Ví dụ như Al, Zn ... không phải chất lưỡng tính.

Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: Al2O3, NaHCO3, Zn(OH)2, Sn(OH)2.


Câu 5:

Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là

NaHCO3, Al(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. 


Câu 6:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4


Câu 7:

Cho các chất sau: axetilen, etilen, benzen, buta-1,3-đien, stiren, toluen, anlyl benzen, naphtalen. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các chất có thể tác dụng với nước brom có thể là: Chất có liên kết không bền ngoài nhóm chức, xicloankan với 3 cạnh, chất có chức nhóm – CHO, phenol, anilin.

Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom là: axetilen, etilen, buta-1,3-đien, stiren, anlyl benzen


Câu 8:

Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Số chất trong dãy có thể tham gia phản ứng tráng bạc là: HCHO, HCOOH, HCOOCH3.


Câu 9:

Cho các phát biểu sau:

(1) Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.

(2) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.

(3) Liên kết hoá học giữa một kim loại nhóm IA và một phi kim nhóm IIA luôn là liên kết ion.

(4) Nguyên tử N trong HNO3 cộng hoá trị là 5.

(5) Số oxi hoá của Cr trong K2Cr2O7 là +6.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(1) Đúng. Điện tích tăng dần → sức hút giữa lớp vỏ và hạt nhân tăng → bán kính giảm dần.

(2) Sai. Tính kim loại tăng dần → độ âm điện giảm dần.

(3) Đúng. Liên kết giữa kim loại mạnh và phi kim mạnh luôn có hiệu độ âm điện > 1,7.

(4) Sai. Nguyên tử N trong HNO3 cộng hoá trị là 4 (là hoá trị cao nhất của nitơ)

(5) Đúng.


Câu 10:

Cho các chất: Cu, Mg, FeCl2, Fe3O4. Có mấy chất trong số các chất đó tác dụng được với dd chứa Mg(NO3)2 và H2SO4 ?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Cả 4 chất đều có khả năng tác dụng theo phản ứng oxi hoá khử dạng:

Ngoài ra có thể có các phản ứng phụ khác như với Fe3O4 hoặc có thể cho ra các sản phẩm khác tuỳ thuộc vào điều kiện phản ứng.


Câu 11:

Cho các phản ứng sau:

Những phản ứng đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Chú ý: Không tồn tại muối FeI3


Câu 12:

Cho các chất: KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 có cùng số mol lần lượt phản ứng với dd HCl đặc dư. Các chất tạo ra lượng khí Cl2 (cùng điều kiện) theo chiều tăng dần từ trái qua phải là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có thể tư duy như sau: Cl2 thoát ra càng nhiều khi số oxi hoá của các nguyên tố thay đổi càng lớn. Nhận thấy: MnO2 thay đổi 2 từ +4 suống +2

KMnO4 thay đổi 5 từ +7 xuống +2

K2Cr2O7 thay đổi 6 từ +6.2 xuống +3.2


Câu 13:

Cho các phân tử (1) MgO; (2) Al2O3; (3) SiO2; (4) P2O5. Độ phân cực của chúng được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái qua phải là:

 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Độ phân cực tăng khi hiệu độ âm điện giữa các nguyên tố tăng.


Câu 14:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Người ta căn cứ theo khối lượng phân tử và liên kết hiđro để so sánh nhiệt độ sôi. Trong đó liên kết hiđro trội hơn.


Câu 15:

Cho các phát biểu sau:

(a) Kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối và nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs.

(b) Vận dụng phản ứng giữa bột nhôm và sắt oxit (hỗn hợp tecmit) để hàn đường ray.

(c) Trong nhóm IA, từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần.

(d) Có thể điều chế Ba, Ca, Mg bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng của chúng.

(e) Tất cả các muối cacbonat đều kém bền với nhiệt.

(f) Tất cả dung dịch muối của kim loại kiềm, kiềm thổ đều có pH > 7.

Số phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(a) Sai. Nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ Li đến Cs.

(b) Đúng. Theo SGK lớp 12.

(c) Sai. Tính khử tăng dần nên khả năng phản ứng với nước tăng dần.

(d) Đúng.

(e) Sai. Các muối cacbonat của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3 rất bền với nhiệt.

(f) Sai. Các muối như CaCl2, NaNO3 ... có PH = 7 (môi trường trung tính)


Câu 18:

Cho các chất: Na2CO3, Na3PO4, NaOH, Ca(OH)2, HCl, K2CO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Định nghĩa: Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+.

Do đó muốn làm mềm nước ta sẽ làm cho các ion Ca2+ hoặc Mg2+ biến mất khỏi dung dịch muối các chất thoả mãn là: Na2CO3, Na3PO4, NaOH, Ca(OH)2, K2CO3.

Lưu ý: Ca(OH)2 với 1 lượng vừa đủ có thể làm mềm được nước cứng tạm thời.


Câu 19:

Cacbon có thể khử bao nhiêu chất trong số các chất sau: Al2O3; CO2; Fe3O4; ZnO; H2O; SiO2, MgO

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cacbon có thể khử được CO2; Fe3O4; ZnO; H2O; SiO2.


Câu 22:

Cho các phát biu sau:

(1) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ ta thu được hỗn hợp khí gọi là khí than ướt.

(2) Tro thực vật có chứa KNO3 là một loại phân kali.

(3) Phân bón NPK là một loại phân phức hợp gồm các nguyên tố nito, photpho, kali.

(4) Khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch muối silicat tạo thành silicagen.

(5) Khi cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng thấy có khí không màu bay lên.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(1) Chuẩn theo SGK 11.

(2) Sai. Tro thực vật có chứa K2CO3.

(3) Sai. Phân bón NPK là một loại phân hỗn hợp chứ không phải phân phức hợp.

(4) Sai. Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch muối silicat thu được chất ở dạng keo là axit silicic (H2SiO3).

(5) Sai. SiO2 chỉ tác dụng được với dung dịch kiềm đặc không tác dụng với kiềm loãng.


Câu 23:

A có công thức phân tử C7H8O. Cho phản ứng với dd Br2 tạo thành sản phẩm B có MB – MA = 237. Số chất A thoả  mãn là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vì MB – MA = 237 nên A có khả năng thế 3 nguyên tử Brom.

Có hai CTCT của A thoả mãn là:


Câu 24:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một đinh Fe vào dung dịch HCl.    

(2) Thả một đinh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một đinh Fe vào dung dịch FeCl3.

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một đinh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hoá học là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chú ý: Để có ăn mòn điện hoá thì phải thoả mãn 3 điều kiện

Điều kiện 1: Có 2 cực (2 kim loại khác nhau hoặc 1 kim loại 1 phi kim).

Điều kiện 2: 2 cực này phải tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Điều kiện 3: Cùng được nhúng vào dung dịch chất điện ly.

Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hoá học là:

(1) Thiếu 1 điện cực.

(3) Thiếu 1 điện cực.

(5) Xảy ra ăn mòn hoá học.


Câu 25:

Cho các phát biểu sau:

(1) Teflon, thuỷ tinh hữu cơ, poli propilen và tơ capron được điều chế từ phản ứng trùng hợp các monome tương ứng.

(2) Amilopeptit và Glicogen đều có cấu trúc mạch phân nhánh.

(3) Nilon-6, vinylclorua, poli (vinyl axetat) và benzylpropanoat đều bị thuỷ phân khi tác dụng với dd NaOH loãng, đung nóng.

(4) Bông, tơ visco, tơ tằm và thuốc súng không khói đều có nguồn gốc từ xenlulozơ.

(5) Có thể dùng dung dịch HCl nhận biết các chất lỏng và dung dịch: ancol etylic, benzen, anilin, natriphenolat.

(6) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là 0,1%, muối mononatri glutamat là thành phần chính của bột ngọt.

(7) Dùng nước và Cu(OH)2 đ phân biệt triolein, etylen glycol và axit axetic.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(1) Đúng. Các ng là monome tương ứng: CF2=CF2, CH2=C(CH3)-COOCH3, CH2=CH-CH3. Caprolactam là hợp chất vòng có CTPT là C6H11ON.

(2) Đúng.

(3) Sai. Vinylclorua tác dụng với NaOH (đặc) trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao.

(4) Sai. Bông và tơ tằm là polime thiên nhiên.

(5) Đúng. Với ancol etylic tạo dung dịch đồng nhất ngay, Benzen thì tách lớp, Anilin lúc đầu tách lớp sau tạo dung dịch đồng nhất, natriphenolat có kết tủa C6H5OH xuất hiện.

(6) Đúng. Theo SGK lớp 12.

(7) Đúng. Với triolein không có phản ứng và không tan trong nhau, etylen glycol tạo phức xanh thẫm, axit axetic tạo dung dịch màu xanh.


Câu 26:

Cho các chất: Al2O3, Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3, CH3COONH4, NaHSO4, axit glutamic, Sn(OH)2, Pb(OH)2. Số chất lưỡng tính là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Số chất lưỡng tính là: Al2O3, Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3, CH3COONH4, axit glutamic, Sn(OH)2, Pb(OH)2.


Câu 28:

Phát biểu nào sau đây đúng:

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 30:

Loại quặng nào sau đây không phù hợp với tên gọi:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cao lanh là Al2O3.2SiO2.2H2O.


Câu 32:

Cho các cặp chất phản ứng với nhau

(1) Li + N2                

(2) Hg + S                 

(3) NO + O2

(4) Mg + N2              

(5) H2 + O2               

(6) Ca + H2O

(7) Cl2(k) + H2(k)      

(8) Ag + O3

Số phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các cặp chất phản ứng với nhau ở nhệt độ thường là:

(1) Li + N2        (2) Hg + S                  (3) NO + O2 + H2O    (6) Ca + H2O

(7) Cl2(k) + H2(k)           (8) Ag + O


Câu 33:

Cu(OH)2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (ở điều kiện thích hợp)?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cu(OH)2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (ở điều kiện thích hợp)?

A. Không thoả mãn vì có (C6H10O5)n.

B. CH3CHO; C3H5(OH)3; CH3COOH đều tác dụng được với Cu(OH)2.

C. Không thoả mãn vì có Fe(NO3)3; CH3COOC2H5.

D. Không thoả mãn vì có CH3COOH; C6H12O6.


Câu 34:

Cho các nguyên tố X (Z = 11); Y (Z = 13); T (Z = 17). Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dễ thấy X (Z = 11) là Na;                                       

Y (Z = 13) là Al;              T (Z = 17) là Clo.

A. Sai. Bán kính của các nguyên tử tương ứng giảm dần theo chiều tăng của số hiệu Z.

B. Sai. Vì AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị.

C. Đúng. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, T ở trạng thái cơ bản đều có 1 electron độc thân.

D. Sai. Oxit và hiđroxit của X, Y, T đều là chất lưỡng tính.


Câu 37:

Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hoá trị phân cực là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O.

Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hoá trị phân cực là: NH3, HCl, H2O.

N2, H2 phân tử chỉ chứa liên kết cộng hoá trị không phân cực.


Câu 38:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết X, Y, Z, T, K đều là sản phẩm chính của từng giai đoạn. Công thức cấu tạo thu gọn của K là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 40:

Cho các dãy chất: C6H5OH, C6H5NH2, H2NCH2COOH, C2H5COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là:

C6H5NH2;                  H2NCH2COOH          CH3CH2CH2NH2.


Câu 41:

Nhiệt phân các muối: KClO3, KNO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, KMnO4, Fe(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2 đến khi tạo thành chất rắn có khối lượng không đổi, thu được bao nhiêu oxit kim loại?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

KMnO4,Ca(HCO3)2Cu(NO3)2Fe(NO3)2


Câu 44:

Có các qui trình sản xuất các chất như sau:

Có bao nhiêu qui trình sản xuất ở trên là qui trình sản xuất các chất trong công nghiệp:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(Cả 5 TH đều đúng)


Câu 46:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(a) Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HF (đặc) thu được khí F2.

(b) Dùng phương pháp sunfat điều chế được: HF, HCl, HBr, HI,

(c) Amophot (hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4) là phân phức hợp.

(d) Trong phòng thí nghiệm, khí CO2 được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic và đun nóng.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(a) Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HF (đặc) thu được khí F2.

Sai 

(b) Dùng phương pháp sunfat điều chế được: HF, HCl, HBr, HI.

Sai vì H2SO4 tác dụng với HBr và HI

(c) Amophot (hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4) là phân phức hợp.

Đúng. Theo SGK lớp 11

(d) Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic và đun nóng.

Đúng. Theo SGK lớp 11 


Câu 48:

Cho các chất đơn chức có công thức phân tử C3H6O2 lần lượt phản ứng với Na, NaO, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 50:

Cho các chất: C2H4(OH)2, CH2OH-CH2-CH2OH, CH3CH2CH2OH, C3H5(OH)3, (COOH)2, CH3COCH3, CH2(OH)CHO. Có bao nhiêu chất đều phản ứng được với Na và Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Để phản ứng được với Na cần có nhóm OH hoặc COOH.

Để phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cần có các nhóm OH kề nhau. Hoặc là axit.

Các chất thoả mãn: C2H4(OH)2      C3H5(OH)3      HOOC-COOH.


Bắt đầu thi ngay