Bài tập: Khi nào thì AM + MB = AB chọn lọc, có đáp án
-
538 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì:
Đáp án là C
Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì: MP + PN = MN
Câu 2:
Cho hai điểm A và B nằm trên tia Ox sao cho OA = 6cm, OB = 2cm. Hỏi trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Đáp án là B
Vì A, B đều thuộc tia Ox và OB < OA (2cm < 6cm) nên B nằm giữa A và O.
Câu 3:
Cho O nằm giữa hai điểm A và B . Điểm I nằm giữa hai điểm O và B. Chọn câu đúng:
Đáp án là D
• Do O nằm giữa hai điểm A và B nên hai tia OA và tia OB đối nhau (1)
Lại có I nằm giữa hai điểm O và B nên suy ra tia OI và tia OB trùng nhau (2)
Từ (1) và (2) suy ra tia OA và tia OI đối nhau.
Vậy điểm O nằm giữa hai điểm A và I. Do đó A đúng.
• Do I nằm giữa hai điểm O và B nên tia IO và tia IB đối nhau (3)
Lại có O nằm giữa hai điểm A và I (chứng minh trên) nên suy ra tia IO và tia IA trùng nhau (4)
Từ (3) và (4) suy ra tia IA và tia IB đối nhau.
Vậy điểm I nằm giữa hai điểm A và B. Do đó C đúng.
Vậy cả A và C đều đúng
Câu 4:
Gọi N là một điểm thuộc đoạn AB. Biết AN = 2cm, BN = 3cm . Độ dài của đoạn AB là:
Đáp án là A
Vì N thuộc đoạn AB nên N nằm giữa A và B
⇒ AN + NB = AB
⇒ AB = 2 + 3 = 5cm
Câu 5:
Gọi M là một điểm thuộc đoạn EF. Biết EM = 3cm, EF = 7cm . Độ dài của đoạn MF là:
Đáp án là B
Vì M là một điểm thuộc đoạn EF nên M nằm giữa E và F
⇒ EM + MF = EF
⇒ MF = EF - EM = 7 - 3 = 4 cm
Câu 6:
Gọi M, N là hai điểm thuộc đoạn AB sao cho AM = BN . Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án là C
Ta có hai trường hợp xảy ra:
TH1:
Vì M nằm giữa A và N nên AN = AM + MN
Vì N nằm giữa M và B nên BM = BN + MN
Mà AM = BN (gt), suy ra AN = BM
TH2:
Vì N nằm giữa A và M nên AN + MN = AM ⇒ AN = AM - MN
Vì M nằm giữa B và N nên BM + MN = BN ⇒ BM = BN - MN
Mà AM = BN (gt), suy ra AN = BM
Câu 7:
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng biết AC + CB = AB . Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Đáp án là C
Ta có: A, B, C thẳng hàng và AC + CB = AB nên điểm C nằm giữa hai điểm A và B
Câu 8:
Cho tia Ot. Trên tia Ot lấy điểm A sao cho OA = 4cm. Trên tia đối của tia Ot lấy điểm B sao cho OB = 7cm. Độ dài của đoạn AB là:
Đáp án là A
Vì A thuộc tia Ot và B thuộc tia đối của tia Ot nên O nằm giữa A và B
⇒ BO + OA = AB
⇒ AB = 7 + 4 = 11cm
Câu 9:
Cho đoạn AB = 12cm. Lấy M, N thuộc đoạn AB sao cho AM = BN = 2cm. Tính độ dài đoạn MN?
Đáp án là B
Vì M nằm giữa A và B nên AM + MB = AB ⇒ MB = AB - AM = 12 - 2 = 10cm
Vì N nằm giữa M và B nên MN + NB = MB ⇒ MN = MB - NB = 10 - 2 = 8cm
Câu 10:
Cho ba điểm A, B, C biết AB = 3cm, BC = 8cm, AC = 5cm . Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án là C
Ta có:
AB + AC = 3 + 5 = 8cm = BC
Suy ra, A nằm giữa B và C