Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất có đáp án ( Nhận biết )

Trắc nghiệm Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất có đáp án ( Nhận biết )

Trắc nghiệm Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất có đáp án ( Nhận biết )

  • 614 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Số x là bội chung của số a và số b nếu:
Xem đáp án

Theo lý thuyết: Số x là bội chung của số a và số b nếu x vừa là bội của a vừa là bội của b.

Chọn đáp án A.


Câu 2:

 Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

Nếu 50 ⁝ a và 50 ⁝ b thì 50 là …….. của a và b.

Xem đáp án

Nếu 50 ⁝ a thì 50 là bội của a, tương tự 50 ⁝ b thì 50 là bội của b.

Do đó 50 vừa là bội của a vừa là bội của b.

Vậy 50 là bội chung của a và b.

Do đó: Nếu 50 ⁝ a và 50 ⁝ b thì 50 là bội chungcủa a và b.

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

Nếu 20 là số tự nhiên nhỏ nhất mà 20 ⁝ a và 20 ⁝ b thì 20 là …….. của a và b.

Xem đáp án

Nếu 20 ⁝ a thì 20 là bội của a, tương tự 20 ⁝ b thì 20 là bội của b.

Do đó 20 vừa là bội của a vừa là bội của b.

Vậy 20 là bội chung của a và b.

Mà 20 là số nhỏ nhất, nên 20 là bội chung nhỏ nhất của a và b.

Vậy: Nếu 20 là số tự nhiên nhỏ nhất mà 20 ⁝ a và 20 ⁝ b thì 20 là bội chung nhỏ nhấtcủa a và b.

Chọn đáp án C.


Câu 4:

Sắp xếp các bước dưới đây để được các bước đúng để tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

1. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và các thừa số nguyên tố riêng

2. Với mỗi thừa số nguyên tố chung và riêng, ta chọn lũy thừa với số mũ lớn nhất

3. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

4. Lấy tích của các lũy thừa đã chọn, ta nhận được bội chung nhỏ nhất cần tìm

Xem đáp án

Theo lý thuyết ta có các bước tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố là:

Bước 1. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và các thừa số nguyên tố riêng

Bước 3. Với mỗi thừa số nguyên tố chung và riêng, ta chọn lũy thừa với số mũ lớn nhất

Bước 4. Lấy tích của các lũy thừa đã chọn, ta nhận được bội chung nhỏ nhất cần tìm

Do đó ta sắp xếp theo thứ tự 3 – 1 – 2 – 4.

Chọn đáp án D.


Câu 5:

Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.

Bội chung của nhiều số là …. của bội chung nhỏ nhất của chúng.

Xem đáp án

Theo lý thuyết ta có: Bội chung của nhiều số là bội của bội chung nhỏ nhất của chúng.

Chọn đáp án A.


Câu 6:

BCNN(60, 108) là:
Xem đáp án

Ta có:

60 = 22. 3 . 5

108 = 22. 33

Suy ra: BCNN(60, 108) = 22. 33. 5 = 540

Chọn đáp án D.


Câu 7:

 Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu:
Xem đáp án

Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu x chia hết cho cả a, b, c.

Chọn đáp án D.


Câu 8:

 BCNN(40, 28, 140) là:
Xem đáp án

Ta có:

40 = 23. 5

28 = 22. 7

140 = 22. 5 . 7

Do đó: BCNN(40, 28, 140) = 23. 5 . 7 = 280.

Chọn đáp án B.


Câu 9:

 BCNN(5, 7, 17) là:
Xem đáp án

Ta có: 5; 7 và 17 là các số đôi một nguyên tố cùng nhau.

Do đó, BCNN(5, 7, 17) = 5 . 7 . 17 = 595

Chọn đáp án A.


Câu 10:

 BCNN(12, 18, 108) là:
Xem đáp án

Ta có: 108 ⁝ 12 và 108 ⁝ 18

Do đó: BCNN(12, 18, 108) = 108.

Chọn đáp án B.


Bắt đầu thi ngay