Dạng 2: Tìm bội chung của hai hay nhiều số có đáp án
-
450 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điền từ thích hợp vào ô trống. Các bước tìm bội chung từ bội chung nhỏ nhất là:
- Bước 1: Tìm BCNN của các số.
- Bước 2: Tìm các ............. của BCNN đó.
Đáp án đúng là: B
- Bước 1: Tìm BCNN của các số.
- Bước 2: Tìm các bội của BCNN đó.
Câu 2:
Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu:
Đáp án đúng là: B
Số x gọi là bội chung của a, b, c nếu: \[x \vdots a\] và \[x \vdots b\] và \[x \vdots c\].
Câu 3:
Tập hợp bội chung lớn hơn 100 và nhỏ hơn 300 của 26 và 39 là:
Đáp án đúng là: D
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
26 = 2.13
39 = 3.13
Vậy BCNN (26, 39) = 2.3.13 = 78.
Vậy BC (26, 39) = {0; 78; 156; 234; 312; 390; ....}.
Vậy bội chung lớn hơn 100 và nhỏ hơn 300 của 26 và 39 là: 156 và 234.
Câu 4:
Tìm tập hợp bội chung của 16 và 20. Một học sinh làm như sau:
- Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\[16 = {2^4}\]
\[20 = {2^2}.5\]
- Bước 2: Kết luận được BCNN:
Vậy BCNN (16, 20) = \[{2^4}.5\] = 80.
- Bước 3: Tìm được tập hợp các bội chung:
Vậy BC (16, 20) = {80; 160; 240; ....}.
Bài làm trên đúng hay sai?
Đáp án đúng là: B
- Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\[16 = {2^4}\]
\[20 = {2^2}.5\]
- Bước 2: Kết luận được BCNN:
Vậy BCNN (16, 20) = \[{2^4}.5\] = 80.
- Bước 3: Tìm được tập hợp các bội chung:
Vậy BC (16, 20) = {0; 80; 160; 240; ....}.
Câu 5:
Tìm số tự nhiên a biết rằng a chia hết cho 7, a chia hết cho 14 và 40 < a < 50?
Đáp án đúng là: C
Số tự nhiên a là BC (7, 14).
Ta có: \[14 \vdots 7\] nên BCNN (7, 14) = 14.
Vậy BC (7, 14) = {0, 14, 28, 42; 56; 70; ….}.
Mà 40 < a < 50 nên a = 42.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: A
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
10 = 2.5
\[44 = {2^2}.11\]
Vậy BCNN (10, 44) = \[{2^2}.5.11\] = 220.
Vậy BC (10, 44) = {0; 220; 440; 660; 880; ....}.
Câu 7:
Từ các số 9; 2; 0; hãy viết tập hợp bội chung của số lớn nhất có một chữ số và số lớn nhất có hai chữ số khác nhau chia hết cho 3 được lập từ các số đã cho.
Đáp án đúng là: C
Số lớn nhất có một chữ số được lập từ các số đã cho là: 9.
Số lớn nhất có hai chữ số khác nhau chia hết cho 3 được lập từ các số đã cho là: 90.
Ta có: \[90 \vdots 9\] nên BCNN (9, 90) = 90.
Vậy BC (9, 90) = {0; 90; 180; 270; ….}.
Câu 8:
Bác nông dân khi trồng cây thành hàng 5, hàng 8, hàng 15 đều vừa đủ hàng. Biết số cây trong khoảng 200 đến 300 cây. Số cây bác nông dân trồng là:
Đáp án đúng là: D
Vì khi trồng cây thành hàng 5, hàng 8, hàng 15 đều vừa đủ hàng nên số cây bác nông dân trồng là bội chung của 5; 8 và 15.
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\[8 = {2^3}\]
15 = 3.5
Vậy BCNN (5, 8, 15) = \[{2^3}.3.5\]= 120.
Vậy BC (5, 8, 15) = {0; 120; 240; 360; ....}.
Mà số cây trong khoảng 200 đến 300 cây. Vậy số cây trồng là 240 cây.
Câu 9:
Tìm các bội chung có ba chữ số của 90 và 120.
Đáp án đúng là: C
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
\[90 = {2.3^2}.5\]
\[120 = {2^3}.3.5\]
Vậy BCNN (90, 120) = \[{2^3}{.3^2}.5\]= 360.
Vậy BC (90, 120) = {0; 360; 720; 1 080; ....}.
Vậy bội chung có ba chữ số của 90 và 120 là 360 và 720.
Câu 10:
Học sinh lớp 6C khi xếp hàng 2, hàng 6, hàng 14 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 40 đến 60. Số học sinh của lớp 6C là:
Đáp án đúng là: C
Vì khi xếp hàng 2, hàng 6, hàng 14 đều vừa đủ hàng nên số học sinh lớp 6C là bội chung của 2; 6 và 14.
Phân tích các số ra thừa số nguyên tố, ta được:
6 = 2.3
14 = 2.7
Vậy BCNN (2, 6, 14) = 2.3.7 = 42.
Vậy BC (2, 6, 14) = {0; 42; 84; 126; ....}.
Mà số học sinh trong khoảng 40 đến 60 học sinh. Vậy số học sinh lớp 6C là 42 học sinh.