Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án

  • 1061 lượt thi

  • 33 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Viết số sau: âm bốn trăm hai mươi ba.
Xem đáp án

Số âm bốn trăm hai mươi ba được viết là – 423.

Chọn đáp án B.


Câu 2:

Cho các số: – 8; – 67; 0; 23; 58. Có bao nhiêu số nguyên âm trong các số đã cho?
Xem đáp án

Trong các số đã cho, có hai số là số nguyên âm, đó là – 8 và – 67.

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Số phần tử của tập hợp số nguyên âm là
Xem đáp án

Các số – 1, – 2, – 3, … là các số nguyên âm.

Do đó tập hợp các số nguyên âm có vô số phần tử.

Chọn đáp án D.


Câu 4:

Nếu 20°C biểu diễn 20 độ trên 0°C thì – 5°C biểu diễn:
Xem đáp án

Nếu 20°C biểu diễn 20 độ trên 0°C thì – 5°C biểu diễn 5°C dưới 0°C.

Chọn đáp án D.


Câu 5:

Cho tập hợp A = {– 5; – 8; 0; 14; – 70; 65; – 450}.

Số phần tử là số nguyên âm có trong tập hợp A là:

Xem đáp án

Nhận thấy trong tập hợp A có các phần tử – 5; – 8; – 70; – 450 là các số nguyên âm. Do đó số phần tử là số nguyên âm có trong tập hợp A là 4 phần tử.

Chọn đáp án D.


Câu 6:

Điền vào chỗ trống trong câu sau: Nếu – 2 điốp biểu diễn độ cận thị thì + 2 điốp biểu diễn …
Xem đáp án

Vì – 2 và + 2 là hai số đối nhau, mà – 2 điốp biểu thị độ cận thị thì + 2 điốp biểu diễn độ viễn thị

Chọn đáp án B.


Câu 7:

Số đối của 8 là:
Xem đáp án

Ta có số đối của 8 là – 8.

Chọn đáp án A.


Câu 8:

Cho tập hợp A = {-2; 0; 3; 6} . Tập hợp B gồm các phần tử là số đối của các phần tử trong tập hợp A là:
Xem đáp án

Ta có: số đối của – 2 là 2, số đối của 0 là 0, số đối của 3 là – 3 , số đối của 6 là – 6.

Do đó, tập hợp B là: B = {-6; -3; 0; 2}.

Chọn đáp án C.


Câu 9:

Cho E = { − 4; 2; 0; − 1; 7; − 2020}. Viết tập hợp D gồm các phần tử thuộc E và là số nguyên âm.
Xem đáp án

Ta có E = { −4; 2; 0; −1; 7; −2020} có các số nguyên âm là − 4; − 1; − 2020. Nên tập hợp D = { − 4; − 1; − 2020}.

Chọn đáp án B.


Câu 10:

Điểm - 3 cách điểm 4 theo chiều dương bao nhiêu đơn vị?
Xem đáp án

Quan sát trục số ta thấy điểm – 3 cách điểm 4 theo chiều dương là 7 khoảng hay chính là 7 đơn vị.

Chọn đáp án A.


Câu 11:

Kết quả của phép tính (– 100) + (– 50) là:
Xem đáp án

Ta có: (– 100) + (– 50) = – (100 + 50) = – 150

Chọn đáp án D.


Câu 12:

Tổng của hai số – 313 và – 211 là:
Xem đáp án

Tổng của hai số – 313 và – 211 là: (– 313) + (– 211) = – (313 + 211) = – 524.

Chọn đáp án C.


Câu 13:

Số nguyên nào dưới dây là kết quả của phép tính 52 + (– 122)?
Xem đáp án

Ta có: 52 + (– 122) = – (122 – 52) = – 70

Chọn đáp án A.


Câu 14:

Chọn đáp án đúng?
Xem đáp án

Ta có:

(– 10) + (– 5) = – (10 + 5) = – 15 >– 16 . Đáp án A sai

3 + 5 = 8 >– 3 . Đáp án B sai

(– 8) + (– 7) = (– 7) + (– 8) (tính chất giao hoán của phép cộng). Đáp án C đúng

(– 102) + (– 5) = – (102 + 5) = – 107 < – 100. Đáp án D sai

Chọn đáp án C.


Câu 15:

Nhiệt độ hiện tại của phòng đông lạnh là – 2°C . Nếu nhiệt độ giảm 7°C , nhiệt độ tại phòng đông lạnh sẽ là bao nhiêu?
Xem đáp án

Nhiệt độ giảm 7°C nghĩa là tăng – 7°C nên nhiệt độ tại phòng đông lạnh là:

(– 2) + (– 7) = – (2 + 7) = – 9°C

Chọn đáp án B.


Câu 16:

Tính giá trị của biểu thức x + (– 16) , biết x = – 27:
Xem đáp án

Thay giá trị x = – 27 vào biểu thức đã cho, ta được:

x + (– 16) = – 27 + (– 16) = – (27 + 16) = – 43

Chọn đáp án A.


Câu 17:

Cho các số: – 16; – 7; – 1; 0; 2; 7 . Hai trong các số trên có tổng bằng – 5 là:
Xem đáp án

Ta có:

– 7 + 2 = – (7 – 2) = – 5

– 7 + (– 1) = – (7 + 1) = – 8

– 16 + 7 = – (16 – 7) = – 9

– 7 + 0 = – 7

Chọn đáp án A.


Câu 18:

Tìm tổng tất cả các số nguyên x, biết: – 4 < x < 5 ?

Xem đáp án

Các số nguyên thỏa mãn – 4 < x < 5 là: – 3; – 2; – 1; 0; 1; 2; 3; 4.

Ta có:

(– 3) + (– 2) + (– 1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4

= (– 3 + 3) + (– 2 + 2) + (– 1 + 1) + 0 + 4

= 0 + 0 + 0 + 0 + 4 = 4

Chọn đáp án C.


Câu 19:

Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:
Xem đáp án

Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:

5 – (– 2) = 5 + 2 = 7.

Chọn đáp án D.


Câu 20:

Tính 125 – 200
Xem đáp án

Ta có: 125 – 200 = 125 + (– 200) = – (200 – 125) = – 75.

Chọn đáp án A.


Câu 21:

Biểu diễn hiệu (– 28) – (–32) thành dạng tổng là:
Xem đáp án

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b.

Ta có: số đối của – 32 là 32 nên: (– 28) – (–32) = – 28 + 32.

Chọn đáp án B.


Câu 22:

Đơn giản biểu thức x + 1 982 + 172 + (– 1 982) – 162 ta được kết quả là:
Xem đáp án

Ta có: x + 1 982 + 172 + (– 1 982) – 162

= x + [1 982 + (– 1 982)] + (172 – 162)

= x + 0 + 10

= x + 10

Chọn đáp án B.


Câu 23:

Cho số nguyên b và b – x = – 9. Tìm x.
Xem đáp án

Ta có: b – x = – 9

– x = – 9 – b

x = 9 + b

Vậy x = 9 + b = b + 9.

Chọn đáp án C.


Câu 24:

Giá trị của x thỏa mãn – 15 + x = – 20
Xem đáp án

Ta có: – 15 + x = – 20

x = (– 20) – (– 15)

x = (– 20) + 15

x = – 5

Vậy x = – 5.

Chọn đáp án A.


Câu 25:

Trong các khẳng định sau khẳng định đúng là:
Xem đáp án

Nếu a . b >0 thì a và b là hai số nguyên cùng dấu, tức a và b có thể cùng là số nguyên âm hoặc cùng là số nguyên dương. Vậy đáp án A và B sai

Nếu a . b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0. Vậy đáp án C sai.

Nếu a . b < 0 thì a và b là hai số nguyên khác dấu. Đáp án D đúng.

Chọn đáp án D.


Câu 26:

Tích (– 4)2 . (– 2) bằng:
Xem đáp án

Ta có: (– 4)2 . (– 2) = 16 . (– 2) = – 32.

Chọn đáp án C.


Câu 27:

Giá trị của biểu thức (x – 2)(x – 3) tại x = – 1 là:
Xem đáp án

Thay x = – 1 vào biểu thức ta được:

(x – 2)(x – 3) = (– 1 – 2)(– 1 – 3) = (– 3) . (– 4) = 3 . 4 = 12.

Vậy giá trị của biểu thức đã cho bằng 12 tại x = – 1.

Chọn đáp án B.


Câu 28:

Giá trị của biểu thức (– 63) . (1 – 299) – 299 . 63 là:
Xem đáp án

Ta có: (– 63) . (1 – 299) – 299 . 63

= (– 63) . 1 + (– 63) . (– 299) – 299 . 63

= – 63 + 63 . 299 – 63 . 299 = – 63

Chọn đáp án A.


Câu 29:

Tính tổng S = 1 – 3 + 5 – 7 + ... + 2001 – 2003.
Xem đáp án

Dãy số 1; 3; 5; 7; …; 2003 là dãy số cách đều nhau 2 đơn vị nên dãy này có số số hạng là: (2 003 – 1) . 2 + 1 = 2 002 : 2 + 1 = 1 001 + 1 = 1 002 (số hạng).

Khi ta nhóm các số lại với nhau thành cặp thì có tất cả: 1 002 : 2 = 501 (cặp số).

Ta có:

S = 1 – 3 + 5 – 7 + ... + 2001 – 2003

S = (1 – 3) + (5 – 7) + ... + (2001 – 2003)

S = (– 2) + (– 2) + ... + (– 2)

S = 501 . (– 2) = – 1 002

Chọn đáp án C.


Câu 30:

Tính: (– 66) : (– 11) ta được kết quả là:
Xem đáp án

Ta có: (– 66) : (– 11) = 66 : 11 = 6.

Chọn đáp án A.


Câu 31:

Kết quả của phép tính 65 : (– 13) là:
Xem đáp án

Ta có: 65 : (– 13) = – (65 : 13) = – 5.

Chọn đáp án D.


Câu 32:

Tập hợp các ước của – 8 là:
Xem đáp án

Ta có – 8 = (– 1).8 = 1 . (– 8) = (– 2) . 4 = 2 . (– 4)

Tập hợp các ước của – 8 là A = {1; – 1; 2; – 2; 4; – 4; 8; – 8}.

Chọn đáp án A.


Câu 33:

Viết tập hợp K các số nguyên x thỏa mãn (x + 3) ⁝ (x + 1).
Xem đáp án

Ta có: x + 3 = (x + 1) + 2

Vì (x + 3) ⁝ (x + 1), (x + 1) ⁝ (x + 1) nên 2 ⁝ (x + 1)

Khi đó x + 1 là ước của 2.

Mà các ước của 2 là: – 1; 1; 2; – 2.

Do đó, x + 1 = ±1 hoặc x + 1 = ±2

Nếu x + 1 = 1 thì x = 0

Nếu x + 1 = – 1 thì x = – 2

Nếu x + 1 = 2 thì x = 1

Nếu x + 1 = – 2 thì x = – 3

Do đó các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu là: – 3; – 2; 0; 1.

Vậy K = {– 3; – 2; 0; 1}.

Chọn đáp án A.


Bắt đầu thi ngay