Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Đề thi Cuối học kì 2 Toán 6 có đáp án

Đề thi Cuối học kì 2 Toán 6 có đáp án

Đề thi Cuối học kì 2 Toán 6 có đáp án (Đề 1)

  • 2752 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phân số bằng phân số \[\frac{{ - 3}}{4}\] là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có: \(\frac{6}{{ - 8}} = \frac{{6:\left( { - 2} \right)}}{{\left( { - 8} \right):\left( { - 2} \right)}} = \frac{{ - 3}}{4}\)

Vậy \(\frac{6}{{ - 8}} = \frac{{ - 3}}{4}\)


Câu 2:

Cho 3x=-1824, khi đó x có giá trị là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

\(\frac{3}{x} = - \frac{{18}}{{24}}\)

Suy ra 3.24 = x. (–18)

\(x = \frac{{3.24}}{{ - 18}}\)

x = –4.

Vậy x = –4.


Câu 3:

Sắp xếp các số 0,8; \( - \frac{8}{9}\); \( - \frac{6}{5};\) 0; \(\frac{9}{{14}}\); –2,3 theo thứ tự giảm dần là:
Xem đáp án

Huớng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta chia các số 0,8; \( - \frac{8}{9}\); \( - \frac{6}{5};\) 0; \(\frac{9}{{14}}\); –2,3 thành ba nhóm:

Nhóm 1: gồm các số 0,8; \(\frac{9}{{14}}\).

Nhóm 2: Số 0.

Nhóm 3: gồm các số \( - \frac{8}{9}\); \( - \frac{6}{5};\) –2,3

+) So sánh nhóm 1: 0,8; \(\frac{9}{{14}}\).

Ta có \(0,8 = \frac{8}{{10}} = \frac{4}{5} = \frac{{4.14}}{{5.14}} = \frac{{56}}{{70}}\)

\(\frac{9}{{14}} = \frac{{9.5}}{{14.5}} = \frac{{45}}{{70}}\)

Vì 56 < 45 nên \(\frac{{56}}{{70}} > \frac{{45}}{{70}}\) hay \(0,8 > \frac{9}{{14}}\).

+) So sánh nhóm 3: \( - \frac{8}{9}\); \( - \frac{6}{5};\) –2,3

Ta so sánh \( - \frac{8}{9}\) với –1 = \( - \frac{9}{9}\)

Vì 8 < 9 nên \(\frac{8}{9} < \frac{9}{9}\) hay \( - \frac{8}{9} > - \frac{9}{9}\) tức là \(\frac{{ - 8}}{9} > - 1\)

Ta so sánh \( - \frac{6}{5};\)–2,3 với –1

\( - \frac{6}{5} = - 1,2\)

Vì 1 < 1,2 < 2,3 nên –1 > –1,2 > –2,3

Vậy \(\frac{{ - 8}}{9} > - 1\) > –1,2 > –2,3 hay \(\frac{{ - 8}}{9}\) > \( - \frac{6}{5}\) > –2,3.

Nhóm 1 gồm các số dương, nhóm 3 gồm các số âm. Mà số 0 luôn lớn hơn số âm và nhỏ hơn số dương.

Do đó ta có \(0,8 > \frac{9}{{14}}\) > 0 > \(\frac{{ - 8}}{9}\) > \( - \frac{6}{5}\) > –2,3.

Vậy sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: 0,8; \(\frac{9}{{14}}\); 0; \(\frac{{ - 8}}{9}\); \( - \frac{6}{5}\); –2,3.


Câu 4:

Kết quả khi rút gọn 8.5-8.216 là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có: \(\frac{{8.5 - 8.2}}{{16}} = \frac{{8.(5 - 2)}}{{16}} = \frac{{8.3}}{{8.2}} = \frac{3}{2}\)


Câu 5:

Giá trị của phép tính 513-213 bằng:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có \(5\frac{1}{3} - 2\frac{1}{3} = \left( {5 + \frac{1}{3}} \right) - \left( {2 + \frac{1}{3}} \right) = 5 + \frac{1}{3} - 2 - \frac{1}{3} = \left( {5 - 2} \right) + \left( {\frac{1}{3} - \frac{1}{3}} \right) = 3.\)


Câu 6:

Tìm x biết: 23.x+12=110
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

\(\frac{2}{3}.x + \frac{1}{2} = \frac{1}{{10}}\)

\(\frac{2}{3}.x = \frac{1}{{10}} - \frac{1}{2}\)

\(\frac{2}{3}.x = \frac{1}{{10}} - \frac{5}{{10}}\)

\(\frac{2}{3}.x = \frac{{ - 4}}{{10}}\)

\(\frac{2}{3}.x = \frac{{ - 2}}{5}\)

\(x = \frac{{ - 2}}{5}:\frac{2}{3}\)

\(x = \frac{{ - 2}}{5}.\frac{3}{2}\)

\(x = \frac{{ - 3}}{5}\)

Vậy \(x = \frac{{ - 3}}{5}\)


Câu 7:

Số nghịch đảo của \(\frac{1}{3}\) là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có \(\frac{1}{3}.3 = 1\). Nên 3 là số nghịch đảo của \(\frac{1}{3}\).


Câu 8:

Bạn Hùng đi xe đạp được 6 km trong \(\frac{3}{5}\)  giờ. Hỏi trong 1 giờ bạn Hùng đi được bao nhiêu ki – lô – mét?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Trong 1 giờ bạn Hùng đi được: \(6:\frac{3}{5} = 6.\frac{5}{3} = 10\) (km).


Câu 9:

Một lớp có 45 học sinh làm bài kiểm tra. Số bài kiểm tra đạt điểm giỏi bằng \(\frac{1}{3}\) tổng số bài. Số bài đạt điểm khá bằng \(\frac{9}{{10}}\) số bài còn lại. Tính số bài đạt điểm trung bình biết rằng lớp đó không có bài được điểm yếu và điểm kém.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Số bài đạt điểm giỏi là: \(45.\frac{1}{3} = 15\) (bài)

Số bài điểm khá và trung bình là: 45 – 15 = 30 (bài)

Số bài đạt điểm khá là: \(\frac{9}{{10}}.30 = 27\) (bài)

Số bài đạt điểm trung bình là: 45 – (15 + 27) = 3 (bài)


Câu 10:

Biết 14 quả dưa hấu nặng 0,8kg.Quả dưa hấu đó nặng là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Quả dưa hấu đó nặng là \(0,8{\rm{ :}}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{4}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{4}}}{{\rm{5}}}{\rm{.}}\frac{{\rm{4}}}{{\rm{1}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{16}}}}{{\rm{5}}}{\rm{ = 3}}{\rm{,2 kg}}\)


Câu 11:

5% của 18 bằng:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có 5% của 18 bằng 5%.18 = \(\frac{5}{{100}}.18 = \frac{{5.18}}{{100}} = \frac{{5.2.9}}{{5.2.10}} = \frac{9}{{10}} = 0,9.\)

Vậy 5% của 18 bằng 0,9.


Câu 12:

45 phút chiếm bao nhiêu phần của 1 giờ:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Đổi 1 giờ = 60 phút.

Khi đó 45 phút chiếm số phần của 1 giờ là: \(\frac{{45}}{{60}} = \frac{{15.3}}{{15.4}} = \frac{3}{4}\).

Vậy 45 phút chiếm \(\frac{3}{4}\) của 1 giờ.


Câu 13:

\(\frac{2}{3}\) của 8,7 bằng bao nhiêu:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có \(\frac{2}{3}\) của 8,7 bằng: \(\frac{2}{3}.8,7 = 5,8\)

Vậy \(\frac{2}{3}\) của 8,7 bằng 5,8.


Câu 14:

Sau một thời gian gửi tiết kiệm, người gửi đi rút tiền và nhận được 320 000 đồng tiền lãi. Biết rằng số lãi bằng \(\frac{1}{{25}}\) số tiền gửi tiết kiệm. Tổng số tiền người đó nhận được là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Vì số tiền lãi bằng \(\frac{1}{{25}}\) số tiền gửi tiết kiệm nên số tiền tiết kiệm là:

\(320\;000:\frac{1}{{25}} = 8\;000\;000\)(đồng)

Tổng số tiền người đó nhận được là:

8 000 000 + 320 000 = 8 320 000 (đồng)


Câu 15:

Làm tròn số 60,996 đến chữ số hàng đơn vị là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Vì số 60,996 có chữ số thập phân thứ nhất là 9 > 5 nên làm tròn đến chữ số hàng đơn vị là 60,996 ≈ 61.


Câu 16:

Chia đều một sợi dây dài 15 cm thành bốn đoạn bằng nhau, tính độ dài mỗi đoạn dây (làm tròn đến chữ số hàng thập phân thứ nhất).
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Độ dài mỗi đoạn dây là: 15 : 4 = 3,75 (cm).

Vì số 3,75 có chữ số thập phân thứ hai là 5 = 5 nên khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất ta được 3,75 ≈ 3,8.


Câu 17:

Sáng chủ nhật mẹ nhờ Nga đi siêu thị mua 1 kg cà chua và 2 kg khoai tây. Biết rằng 1 kg cà chua giá 25 000 đồng và 1 kg khoai tây giá 18 000 đồng. Khi thanh toán Nga phải trả số tiền thuế gia tăng VAT (được tính bằng 10% tổng số tiền hàng). Vậy em hãy ước lượng số tiền Nga phải trả là:
Xem đáp án
Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Tổng số tiền Nga mua 1 kg cà chua và 2 kg khoai tây là:

25 000 + 2.18 000 = 61 000 (đồng)

Thuế VAT Nga phải trả là: 61 000 . 10% = 6 100 (đồng)

Vậy Nga phải trả số tiền là: 61 000 + 6 100 = 67 100 (đồng) ≈ 70 000 đồng.


Câu 18:

Tỉ số phần trăm của 0,18 m2 và 25 dm2 là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Đổi 0,18 m2 = 18 dm2.

Khi đó tỉ số phần trăm của 18 dm2 và 25 dm2 là: \(\frac{{18}}{{25}}.100\% = 72\% \)

Vậy tỉ số phần trăm của 0,18 m2 và 25 dm2 là: 72%.


Câu 19:

Biết rằng x – 83%.x = –1,7. Giá trị của x là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

x – 83%.x = –1,7

\(x - \frac{{83}}{{100}}.x = - \frac{{17}}{{10}}\)

\(x.\left( {1 - \frac{{83}}{{100}}} \right) = - \frac{{17}}{{10}}\)

\(x.\frac{{100 - 83}}{{100}} = - \frac{{17}}{{10}}\)

\(x.\frac{{17}}{{100}} = \frac{{ - 17}}{{10}}\)

\(x = \frac{{ - 17}}{{10}}:\frac{{17}}{{100}}\)

\(x = \frac{{ - 17}}{{10}}.\frac{{100}}{{17}}\)

x = 10.

Vậy x = 10.


Câu 20:

Biết tỉ số phần trăm nước trong dưa chuột là 92,8%. Lượng nước trong 5 kg dưa chuột là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có lượng nước có trong 5 kg dưa chuột là:

5. 92,8% = 4,64 kg.


Câu 21:

Khẳng định nào sau đây là sai?
Khẳng định nào sau đây là sai (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Dựa vào hình vẽ ta thấy khẳng định sai là: “Điểm P không nằm trên các đường thẳng a và c”.


Câu 22:

Trong hình vẽ dưới đây có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?
Trong hình vẽ dưới đây có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng? (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Các bộ ba điểm thẳng hàng là: (A, B, C); (A, F, D); (B, F, E).

Vậy có 3 bộ ba điểm thẳng hàng.


Câu 23:

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Khi đó hai đường thẳng AB và AC:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau tại điểm A.


Câu 24:

Quan sát hình vẽ bên, khẳng định nào sau đây là đúng?
Quan sát hình vẽ bên, khẳng định nào sau đây là đúng? (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Điểm J không chỉ nằm giữa hai điểm K và L, còn nằm giữa hai điểm K và N.

Có vô số điểm nằm giữa hai điểm K và N.

Trong hình có hai điểm nằm giữa hai điểm khác.


Câu 25:

Trong hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là đúng?
Trong hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là đúng (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Dựa vào hình vẽ ta thấy hai tia BO và By là hai tia đối nhau.


Câu 26:

Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết AM = 3 cm, AB = 8 cm. Độ dài đoạn thẳng MB là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết AM = 3 cm, AB = 8 cm. Độ dài đoạn thẳng MB là: (ảnh 1)

Vì M nằm giữa hai điểm A và B nên ta có AM + MB = AB

Hay 3 + MB = 8

Suy ra MB = 8 – 3 = 5 cm.


Câu 27:

Chọn đáp án sai. Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Vì I là trung điểm của đoạn thẳng AB nên IA = IB = \(\frac{{AB}}{2}\) và I nằm giữa hai điểm A và B.

Do đó IA + IB = AB.

Đáp án D sai.


Câu 28:

Quan sát mặt đồng hồ dưới đây. Số vạch chỉ số trên mặt đồng hồ nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giây là:

Quan sát mặt đồng hồ dưới đây. Số vạch chỉ số trên mặt đồng hồ nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giây là: (ảnh 1)

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Quan sát mặt đồng hồ ta thấy có 4 vạch nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giấy là: vạch số 3, vạch số 4, vạch số 5 và vạch số 6.


Câu 29:

Điền từ thích hợp và chỗ chấm.

“Đi từ cửa phòng khách rẽ trái theo góc 135° thì đến ….”.

Điền từ thích hợp và chỗ chấm.  “Đi từ cửa phòng khách rẽ trái theo góc 135° thì đến ….”. (ảnh 1)

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Điền từ thích hợp và chỗ chấm.  “Đi từ cửa phòng khách rẽ trái theo góc 135° thì đến ….”. (ảnh 2)

Đi từ cửa phòng khách rẽ trái theo góc 135° thì đến phòng bếp.


Câu 30:

Cho góc xOy^=60o. Hỏi số đo của xOy^ bằng mấy phần số đo của góc bẹt?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°, do đó tỉ số số đo góc giữa góc xOy và góc bẹt là: \(\frac{{60}}{{180}} = \frac{1}{3}\).

Vậy số đo của \(\widehat {xOy}\) bằng \(\frac{1}{3}\) số đo của góc bẹt.


Câu 31:

Trong các phát biểu sau dữ liệu nào không phải là số liệu?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Xếp loại thi đua khen thường của học sinh cuối năm không phải là số liệu.


Câu 32:

Điểm kiểm tra môn Toán của một nhóm học sinh được ghi lại theo bảng sau:

Điểm

6

7

8

9

Số học sinh

2

4

3

2

Nhóm này có bao nhiêu học sinh?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Nhóm này có số học sinh là: 2 + 4 + 3 + 2 = 11 (học sinh).


Câu 33:

Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 6B sử dụng phương tiện khác nhau để đến trường.

Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 6B sử dụng phương tiện khác nhau để đến trường.  Đi bộ  	     Xe đạp  	     Xe máy (ba mẹ chở)  	     Phương tiện khác  	  (Mỗi  ứng với 3 học sinh)  Từ biểu đồ trên, em hãy cho biết: lớp 6B có bao nhiêu học sinh? (ảnh 1)

(Mỗi Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 6B sử dụng phương tiện khác nhau để đến trường.  Đi bộ  	     Xe đạp  	     Xe máy (ba mẹ chở)  	     Phương tiện khác  	  (Mỗi  ứng với 3 học sinh)  Từ biểu đồ trên, em hãy cho biết: lớp 6B có bao nhiêu học sinh? (ảnh 2) ứng với 3 học sinh)

Từ biểu đồ trên, em hãy cho biết: lớp 6B có bao nhiêu học sinh?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Trên biểu đồ tranh, mỗi biểu tượng Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 6B sử dụng phương tiện khác nhau để đến trường.  Đi bộ  	     Xe đạp  	     Xe máy (ba mẹ chở)  	     Phương tiện khác  	  (Mỗi  ứng với 3 học sinh)  Từ biểu đồ trên, em hãy cho biết: lớp 6B có bao nhiêu học sinh? (ảnh 3)  xuất hiện 14 lần do đó số học sinh của lớp 6B là:

14.3 = 42 (học sinh).


Câu 34:

Sử dụng biểu đồ tranh ở Câu 33, tỉ số giữa tổng số học sinh đi bộ và xe đạp với số học sinh đi xe máy (bố mẹ chở) và phương tiện khác.
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Tổng số học sinh đi bộ và đi xe đạp là: (4 + 5).3 = 27 (học sinh).

Tổng sổ học sinh đi xe máy (bố mẹ chở) và phương tiện khác là: (4 + 1).3 = 15 (học sinh).

Tỉ số giữa tổng số học sinh đi bộ và xe đạp với số học sinh đi xe máy (bố mẹ chở) và phương tiện khác là:

\(\frac{{27}}{{15}} = \frac{9}{5}\).

Vậy tỉ số giữa tổng số học sinh đi bộ và xe đạp với số học sinh đi xe máy (bố mẹ chở) và phương tiện khác là \(\frac{9}{5}.\)


Câu 35:

Kết quả bài kiểm tra học kì II môn Toán của lớp 6A được cho dưới dạng biểu đồ dưới đây, biết tất cả học sinh của lớp đều làm bài kiểm tra. Quan sát biểu đồ và cho biêys số học sinh lớp 6A là bao nhiêu?
Kết quả bài kiểm tra học kì II môn Toán của lớp 6A được cho dưới dạng biểu đồ dưới đây, biết tất cả học sinh của lớp đều làm bài kiểm tra. Quan sát biểu đồ và cho biêys số học sinh lớp 6A là bao nhiêu (ảnh 1)
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Theo biểu đồ trên ta có bảng số liệu sau:

Điểm

4

5

6

7

8

9

10

Số học sinh

2

2

3

4

14

9

6

Tất cả học sinh trong lớp đều làm bài kiểm tra nên ta có số hoc sinh lớp 6A là:

2 + 2 + 3 + 4 + 14 + 9 + 6 = 40 (học sinh).


Câu 36:

Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 6A có sở thích chơi một số môn thể thao (bóng đá, cầu lông, cờ vua, đá cầu).

Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 6A có sở thích chơi một số môn thể thao (bóng đá, cầu lông, cờ vua, đá cầu).     Môn thể thao nào có ít học sinh nam thích chơi nhất? (ảnh 1)

Môn thể thao nào có ít học sinh nam thích chơi nhất?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Quan sát biểu đồ cột kép ta thấy môn thể thao có ít học sinh nam thích chơi nhất là cờ vua.


Câu 37:

Kết quả có thể là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Kết quả có thể là các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra.


Câu 38:

Khi tung hai đồng xu khác nhau. Có mấy kết quả có thể xảy ra?
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Tất cả kết quả có thể xảy ra khi tung 2 đồng xu là:

+) mặt sấp – mặt sấp;

+) mặt ngửa – mặt ngửa;

+) mặt sấp – mặt ngửa;

+) mặt ngửa – mặt sấp.

Vậy có tất cả 4 kết quả có thể xảy ra.


Câu 39:

Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Khi thực hiện thí nghiệm hoặc trò chơi, một sự kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Khả năng xảy ra của một sự kiện được thể hiện bằng một con số từ 0 đến 1.


Câu 40:

Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia thì được 18 lần trúng. Xác suất xạ thủ bắn trúng tấm bia là:
Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Tổng số lần thực hiện hoạt động bắn mũi tên vào tấm bia là 20, số lần bắn trúng tấm bia là 18 lần.

Xác suất thực nghiệm bắn trúng bia là: \(\frac{{18}}{{20}} = \frac{9}{{10}}.\)


Bắt đầu thi ngay