Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 3: Các dạng toán về số nguyên tố có đáp án

Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 3: Các dạng toán về số nguyên tố có đáp án

Dạng 1: Nhận biết một số là số nguyên tố hay hợp số có đáp án

  • 1427 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là 2; 3; 5; 7.

1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.

9 có ước là 3 khác 1 và chính nó nên cũng không phải là số nguyên tố.


Câu 2:

Số nào trong các số sau là hợp số?

312; 213; 435; 417; 3311; 67

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Số 312 là số chẵn, do đó chắc chắn nó có ít nhất 3 ước là 1; 2 và 312. Vì vậy, 312 là hợp số.

Số 213 có tổng các chữ số là 6, do đó chắc chắn nó có ít nhất 3 ước là 1; 3 và 213. Vì vậy 213 là hợp số.

Số 435 tận cùng là 5, do đó chắc chắn nó có ít nhất 3 ước là 1; 5 và 435. Vì vậy, 435 là hợp số.

Số 417 có tổng các chữ số là 12, do đó chắc chắn nó có ít nhất 3 ước là 1; 3 và 417. Vì vậy 417 là hợp số.

Số 3311 chia hết cho 7, do đó nó có ít nhất 3 ước là 1, 7, 3311. Vì vậy, 3311 là hợp số.

Số 67 có hai ước là 1 và chính nó nên 67 là số nguyên tố


Câu 3:

Với P là tập các số nguyên tố, khẳng định nào sau đây sai:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

A. 1 \( \notin \) P đúng vì 1 không phải số nguyên tố cũng không phải là hợp số;

B. 2\( \in \) P đúng vì 2 là số nguyên tố nên 2 thuộc P;

C. 5 \( \notin P\) sai vì 5 là số nguyên tố nên 5 thuộc P;

D.12 \( \notin \) P đúng vì 12 có ít nhất ba ước là 1; 12 và 3 nên 12 là hợp số nên 12 không thuộc P.


Câu 4:

Dùng bảng nguyên tố ở cuối sách, tìm các số nguyên tố trong các số sau:

117; 131; 313; 469; 647.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tra bảng ta được các số nguyên tố trong dãy là: 131; 313; 647.


Câu 5:

Kết quả phép tính nào sau đây là số nguyên tố?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

a) Ta có:

3. 5 + 2.2.2 = 15 + 8 = 23

23 là số nguyên tố

b) Ta có:

7.9.11.13 – 2.3.4.7 = 9009 – 168 = 8841

8 + 8 + 4 + 1 = 21

21 là số chia hết cho 3, do đó chắc chắn 8841 có ít nhất 3 ước là 1; 3; 8841. Vì vậy hiệu của phép tính 7.9.11.13 – 2.3.4.7 là hợp số

c) Ta có:

3.5.7 + 11.13.17 = 105 + 2431 = 2536

2536 là số chẵn, do đó chắc chắn nó có ít nhất 3 ước là 1; 2; 2536. Vì vậy tổng của phép tính 3.5.7 + 11.13.17 là hợp số.

d) Ta có:

16354 + 67541 = 83895

83895 có tận cùng là 5, do đó chắc chắn nó có ít nhất 3 ước là 1; 5; 83895. Vì

vậy, tổng của phép tính 16354 + 67541 là hợp số.


Câu 6:

Thay chữ số vào dấu (*) để 1*; 3* là hợp số?

Các số thỏa mãn là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để 1* là hợp số thì 1* là 10; 12; 14; 15; 16; 18.

Do đó, \[* \in \;\left\{ {0;\,\,2;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,8} \right\}\] (1)

Để 3* là hợp số thì 3* là 30; 32; 33; 34; 35; 36; 38; 39.

Do đó, \[* \in \;\left\{ {0;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,8;\,\,9} \right\}\] (2).

Từ (1) và (2) suy ra * \( \in \){0; 2; 4; 5; 6; 8}.


Câu 7:

Có bao nhiêu số tự nhiên k để số 23.k là số nguyên tố:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Với k = 0 thì 23.k = 0 không là số nguyên tố

Với k = 1 thì 23.k = 23 là số nguyên tố do 23 có ước là 1 và chính nó.

Với k > 1, 23.k chia hết cho 23 và k, nên kết quả của phép tính 23.k sẽ có ít nhất 3 ước là 1; 23; k nên 23.k là hợp số

Vậy k =1 thì 23.k là số nguyên tố


Câu 8:

Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

2 là số nguyên tố chẵn duy nhất, vì nếu có một số chẵn lớn hơn 2 thì số đó chia hết cho 2, nên ước số của nó ngoài 1 và chính nó còn có ước là 2 nên số này là hợp số.

Do đó, khẳng định mọi số nguyên tố là số lẻ là sai; khẳng định mọi số chẵn đều là hợp số là sai.

1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số nên khẳng định 1 là số nguyên tố là sai.

2 là số nguyên tố là khẳng định đúng.


Câu 9:

Cho các số 21; 71; 77; 101. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: 71 và 101 là số nguyên tố vì chỉ có ước là 1 và chính nó.

21 là hợp số vì nó có ít nhất ba ước là 21; 1; 3.

77 là hợp số vì nó có ít nhất ba ước là 1; 77; 11.


Câu 10:

Tìm số \(\overline {abcd} \), biết: a là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0, b là số nguyên tố nhỏ nhất, c là hợp số chẵn lớn nhất có 1 chữ số, d là số tự nhiên liền sau số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.

Số tự nhiên đó là:

Xem đáp án

Đáp án D

a là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0 nên a = 1.

b là số nguyên tố nhỏ nhất nên b = 2.

c là hợp số chẵn lớn nhất có 1 chữ số nên c = 8.

d là số tự nhiên liền sau số nguyên tố lẻ nhỏ nhất nên d = 4 (số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là 3).

Vậy số cần tìm là 1284.

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương