Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Các dạng toán về phép nhân và phép chia hai số nguyên (có đáp án)

Trắc nghiệm Các dạng toán về phép nhân và phép chia hai số nguyên (có đáp án)

Trắc nghiệm Các dạng toán về phép nhân và phép chia hai số nguyên (có đáp án)

  • 283 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Kết quả của phép tính (−125).8 là:

Xem đáp án

(−125).8 = −(125.8) = −1000

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Khi x = −12 , giá trị của biểu thức (x − 8).(x + 7) là số nào trong bốn số sau:

Xem đáp án

Thay x = −12 vào biểu thức (x − 8).(x + 7), ta được:

(−12 − 8).(−12 + 7)

= (−20).(−5)

= 20.5

= 100

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Giá trị biểu thức M = (−192873).(−2345).(−4)5.0  là

Xem đáp án

Vì trong tích có một thừa số bằng 0 nên M = 0

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Tính giá trị biểu thức P = (−13)2.(−9) ta có

Xem đáp án

P = (−13)2.(−9) = 169.(−9) = −1521

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

Tính giá trị biểu thức P = (x − 3).3 − 20.x  khi x=5.

Xem đáp án

Thay x = 5 vào P ta được:

P = (5 − 3).3 − 20.5

= 2.3 – 100

= 6 – 100

= −94

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Có bao nhiêu giá trị x nguyên dương thỏa mãn (x − 3).(x + 2) = 0 là:

Xem đáp án

(x − 3).(x + 2) = 0

TH1:

x – 3 = 0

x = 0 + 3

x = 3(TM)

TH2:

x + 2 = 0

x = 0 – 2

x = −2(L)

Vậy có duy nhất 1 giá trị nguyên dương của xx thỏa mãn là x = 3

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Cho B = (−8).25.(−3)2và C = (−30).(−2)3.(53) . Chọn câu đúng.

Xem đáp án

B = (−8).25.(−3)2

= −200.9

= −1800

C = (−30).(−2)3.(53)

= (−30).(−8).125

= (−30).(−1000)

= 30000

Khi đó:

B.50 = −1800.50 = −90000;

C.(−3) = 30000.(−3) = −90000

Vậy B.50 = C.(−3)

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Tìm x biết 2(x − 5) − 3(x − 7) = −2.

Xem đáp án

2(x − 5) − 3(x − 7) = −2

2x – 10 − 3.x + 3.7 = −2

2x – 10 − 3x + 21 = −2

(2x − 3x) + (21 − 10) = −2

(2 − 3)x + 11 = −2

−x + 11 = −2

−x = −2 − 11

−x = −13

x = 13

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn (x − 6)(x2 + 2) = 0?

Xem đáp án

(x − 6)(x2 + 2) = 0

Vì x2 ≥ 0 với mọi x nên x2 + 2 ≥ 0 + 2 = 2 hay x2 + 2 >0 với mọi x

Suy ra:

x – 6 = 0

x = 0 + 6

x = 6

Vậy chỉ có 1 giá trị của x thỏa mãn là x = 6

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Cho A = (135 − 35).(−47) + 53.(−48 − 52) và B = 25.(75 − 49) + 75.|25 − 49|.

Chọn câu đúng.

Xem đáp án

A = (135 − 35).(−47) + 53.(−48 − 52)

= 100.(−47) + 53.(−100)

= (−100).47 + 53.(−100)

= (−100).(47 + 53)

= (−100).100

= −10000

Vì 25 − 49 < 0 nên |25−49| = −(25 − 49) = 49 − 25

B = 25.(75 − 49) + 75.|25 − 49|

= 25.(75 − 49) + 75.(49 − 25)

= 25.75 − 25.49 + 75.49 − 75.25

= (25.75 − 75.25) + (−25.49 + 75.49)

= 0 + 49.(−25 + 75)

= 49.50

= 2450

Do đó A và B là hai số nguyên trái dấu.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 11:

Số cặp số nguyên (x; y) thỏa mãn x.y = −28 là:

Xem đáp án

Vì −28 = −1.28 = 1.(−28) = −2.14 = 2.(−14) = −4.7 = 4.(−7)

Nên ta có các bộ (x; y) thỏa mãn bài toán là:

(−1;28),(28;−1), (1;−28),(−28;1), (−2;14),(14;−2), (2;−14),(−14;2), (−4;7),(7;−4), (4;−7),(−7;4).

Có tất cả 12 bộ số (x;y) thỏa mãn bài toán.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 12:

Giá trị nhỏ nhất của biểu thức 3(x + 1)2 + 7 là

Xem đáp án

Ta có:

(x + 1)2 ≥ 0 với mọi x

⇒ 3.(x + 1)2 ≥ 0 với mọi x

⇒ 3(x + 1)2 + 7 ≥ 0 + 7

⇒ 3(x + 1)2 + 7 ≥ 7

Vậy GTNN của biểu thức là 7 đạt được khi x = −1.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 13:

Tính giá trị của biểu thức: A = ax – ay + bx − by biết a + b = −5; x – y = −2

Xem đáp án

A = ax – ay + bx − by

= (ax − ay) + (bx − by)

= a.(x − y) + b.(x − y)

= (a + b).(x − y)

Thay a + b = −5; x – y = −2  ta được:

A = (−5).(−2) = 10

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Tìm x∈Z biết (x + 1) + (x + 2) +...+ (x + 99) + (x + 100) = 0

Xem đáp án

(x + 1) + (x + 2) +...+ (x + 99) + (x + 100) = 0

(x + x +....+ x) + (1 + 2 +...+ 100) = 0

100x + (100 + 1).100:2 = 0

100x + 5050 = 0

100x = −5050

x = −50,5

Mà x∈Z nên không có x thỏa mãn.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Có bao nhiêu cặp số x; y∈Z thỏa mãn xy + 3x − 7y = 23?

Xem đáp án

xy + 3x − 7y – 23 = 0

xy + 3x − 7y – 21 − 2= 0

x(y + 3) − 7(y + 3) = 2

(x − 7)(y + 3) = 2

Ta có các trường hợp:

Vậy các cặp số (x, y) là {(8; −1); (9; −2); (6; −5); (−5; −4)}Vậy có 4 cặp số thỏa mãn bài toán.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 16:

Giá trị biểu thức: 15x − 23 với x = −1 là:

Xem đáp án

Thay x = −1 vào biểu thức ta được:

15.(−1)−23 = (−15)−23 = (−15)+(−23) = −38

Đáp án cần chọn là: D


Câu 17:

Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là?

Xem đáp án

* Lợi nhuận Quý I là (−30).3 = −90 triệu đồng.

* Lợi nhuận Quý II là 70.3 = 210 triệu đồng.

Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là:

(−90)+210=120 triệu đồng.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 18:

Giá trị nào dưới đây của xx thỏa mãn −6(x + 7) = 96?

Xem đáp án

−6(x + 7) = 96

x + 7= 96:(−6)

x + 7= −16

x = −16 − 7

x = −23

Đáp án cần chọn là: C


Câu 19:

Có bao nhiêu cặp số (x; y) nguyên biết: (x − 1)(y + 1) = 3?

Xem đáp án

Ta có: 3 = 1.3 = 3.1 = (−1).(−3) = (−3).(−1)

Ta có bảng:

Vậy có 4 cặp số (x; y) thỏa mãn là:

(2;2), (4;0), (0;−4), (−2;−2)

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay