Trắc nghiệm Bài 1: Tập hợp có đáp án
-
2166 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tập hợp Q là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 50. Viết tập hợp Q bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.
Đáp án A
Gọi x là phần tử đặc trưng cho tập hợp Q.
Theo đầu bài ta có: x là số tự nhiên nên và 10 < x < 50.
Bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng, tập hợp A được viết: Q = {x ∈ Ν | 10 < x < 50}.
Câu 2:
Cho tập hợp H được minh họa bằng sơ đồ Venn. Chọn phát biểu đúng:
Đáp án A
Theo quan sát sơ đồ Venn, ta viết:
H = {x; y; z; w; t}.
Ta có x thuộc tập hợp H hay x ∈ H. Do đó A đúng.
y thuộc tập hợp H hay y ∈ H. Do đó B sai.
u không thuộc tập hợp H hay u ∉ H. Do đó C sai.
t thuộc tập hợp H hay t ∈ H. Do đó D sai.
Câu 3:
Cho tập hợp P = {10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}. Viết tập hợp P bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.
Đáp án C
Các phần tử của P là các số tự nhiên khác 0, vừa lớn hơn 9 vừa nhỏ hơn 20.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết: P = {x ∈ N*| 9 < x < 20}.
Câu 4:
Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”. Ba bạn An, Bình, Nam, Nhi lần lượt viết được các tập M sau đây. Cho biết bạn nào viết đúng tập hợp M.
Đáp án D
Các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” là Đ; I; Ê: N; B; I; Ê; N; P; H; U.
Vì trong tập hợp mỗi phần tử chỉ được liệt kê đúng một lần nên ta viết:
M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}.
Vậy bạn Nhi viết đúng.
Câu 5:
Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập hợp sau: Tập hợp K các tháng (dương lịch) có 31 ngày trong năm.
Đáp án B
Các tháng (dương lịch) có 31 ngày trong năm là: tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12.
Vậy K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12}.
Câu 6:
Cho tập hợp U = {x ∈ N | x là số chia hết cho 3 và x nhỏ hơn 10}
Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng:
(I) U = {0; 3; 6; 9}.
(II) 12 ∈ U.
(III) 5 ∉ U.
Đáp án C
Các số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 3 là: 0; 3; 6; 9.
Khi đó, ta viết: U = {0; 3; 6; 9}. Do đó (I) là phát biểu đúng.
Suy ra 12 không thuộc tập hợp U hay 12 ∉ U. Do đó (II) là phát biểu sai.
5 không thuộc tập hợp U hay 5 ∉ U. Do đó (III) là phát biểu đúng.
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Câu 7:
Tập hợp M là tập hợp các loại phương tiện cơ giới đường bộ.
Đáp án A
Các loại phương tiện cơ giới đường bộ bao gồm:
Xe ô tô
Máy kéo
Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo
Xe mô tô hai bánh
Xe mô tô ba bánh
Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Khi đó, ta viết: M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự}.
Câu 8:
Gọi Q là tập hợp các nước tham gia khối ASEAN. Chọn đáp án đúng.
Đáp án B
Khối ASEAN gồm Brunei; Singapore; Indonesia; Lào; Malaysia; Myanmar; Philippines; Thái Lan, Việt Nam; Campuchia.
Q = {Brunei; Singapore; Indonesia; Lào; Malaysia; Myanmar; Philippines; Thái Lan, Việt Nam; Campuchia}.
Do đó B là phát biểu đúng.
Câu 9:
Cho các tập hợp sau:
X = {0};
Y = {1; 2; 3; …; 49; 50}.
N = {0;1;2;3;...}.
Trong các tập hợp trên tập hợp nào hữu hạn phần tử?
Đáp án D
Tập hợp X có 1 phần tử.
Tập hợp Y có 50 phần tử;
Tập hợp có vô số phần tử.
X và Y là những tập hợp có một số hữu hạn các phần tử. Nên D đúng.
Câu 10:
Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.
Giả sử trong lớp em có 4 tổ trưởng có tên là: Mai, Linh, Trang, Nhung
Khi đó: Tập hợp B gồm các bạn: Mai, Linh, Trang, Nhung
+) Bạn Linh thuộc tập hợp B.
+) Bạn Dũng không thuộc tập hợp B.
Câu 11:
Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:
L = {N; H; A; T; R; A; N; G}
Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai?
Bạn Nam viết sai vì theo cách mô tả của tập hợp thì mỗi phần tử chỉ được viết một lần nhưng ở đây chữ cái A, N xuất hiện hai lần.
Cách viết đúng là: L = {N; H; A; T; R; G}.
Câu 12:
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:
A = {x ℕ | x < 5};
B = {x ℕ* | x < 5}.
Chú ý: kí hiệu ℕ là tập hợp các số tự nhiên và ℕ* là tập hợp các số tự nhiên khác 0.
+) Ta có: A = { x ℕ | x < 5 }
Trong tập hợp A, ta thấy x ℕ và x < 5 nên x là các số tự nhiên nhỏ hơn 5, đó là: 0; 1; 2; 3; 4.
Do đó ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4}.
+) Ta có: B = {x ∈ ℕ* | x < 5}
Trong tập hợp B, ta thấy x ℕ* và x < 5 nên x là các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 5, đó là: 1; 2; 3; 4
Do đó ta viết: B = {1; 2; 3; 4}.
Câu 13:
Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.
a) Thay dấu “?” bằng dấu ∈ hoặc ∉:
b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách.
a) Nhận thấy các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10 là các số: 7; 8; 9
Nên tập hợp M gồm các số: 7, 8, 9
Do đó:
b) Do đó ta có mô tả tập hợp M theo hai cách như sau:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
M = {7; 8; 9}.
Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
M = {x ∈ ℕ | 6 < x < 10}
Câu 14:
A = {a; b; c; x; y} và B = {b; d; y; t; u; v}.
Dùng kí hiệu “” hoặc “” để trả lời các câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập nào và không thuộc tập hợp nào?
+) Tập hợp A có chứa phần tử a, hay a thuộc tập A và ta viết a A
Tập hợp B không chứa phần tử a, hay a không thuộc tập B và ta viết a B
+) Tập hợp A có chứa phần tử b, hay b thuộc tập A và ta viết b A
Tập hợp B có chứa phần tử b, hay b thuộc tập B và ta viết b B
+) Tập hợp A có chứa phần tử x, hay x thuộc tập A và ta viết x A
Tập hợp B không chứa phần tử x, hay x không thuộc tập B và ta viết x B
+) Tập hợp A không chứa phần tử u, hay u không thuộc tập A và ta viết u A
Tập hợp B có chứa phần tử u, hay u thuộc tập B và ta viết u B.
Câu 15:
Cho tập hợp: U = {x ℕ | x chia hết cho 3}.
Trong các số 3; 5; 6; 0; 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập hợp U?
Ta có: U = {x ℕ | x chia hết cho 3}
Khi đó ta thấy U là tập hợp các số tự nhiên x, sao cho x chia hết cho 3.
Vì x chia hết cho 3 nên các số chia hết cho 3 trong các số đã cho là: 3; 6; 0
Do đó: 3 U; 5 U; 6 U; 0 U; 7 U.
Câu 16:
Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:
a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7;
b) Tập hợp D tên các tháng (dương lịch) có 30 ngày;
c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”.; B; P; H; U}.
a) Các số tự nhiên nhỏ hơn 7 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6
Do đó tập hợp K gồm các phần tử: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6
Vì vậy, ta viết: K = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.
b) Ta đã biết các tháng dương lịch có 30 ngày là: Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11
Do đó tập hợp D gồm các phần tử: Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11
Vì vậy, ta viết: D = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}.
c) Các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” gồm Đ, I, Ê, N, B, I, Ê, N, P, H, U
Trong các chữ cái trên, chữ I được xuất hiện 2 lần, chữ Ê cũng được xuất hiện 2 lần, chữ N xuất hiện 2 lần nhưng ta chỉ viết trong tập hợp mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái M = {Đ; I; Ê; N
Câu 17:
Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
Giả sử n là số tự nhiên nhỏ hơn 10, khi đó n ℕ và n < 10.
Vì tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 10, do đó ta viết được tập hợp A bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng như sau:
A = {n ℕ | n < 10}
Câu 18:
Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh, đó là Thủy Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Gọi S là tập các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Hãy viết tập S bằng cách liệt kê các phần tử của S.
Các hành tinh của hệ Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
Do đó ta viết tập hợp S bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp như sau:
S = {Thủy Tinh; Kim tinh; Trái Đất; Hỏa tinh; Mộc tinh; Thổ tinh; Thiên Vương tinh; Hải Vương tinh}.
Chú ý: Các phần tử của tập hợp ngăn cách nhau bởi dấu “;”.
Câu 19:
Cho tập hợp E như hình vẽ:
a) Hãy viết tập hợp E bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
b) Điền dấu () thích hợp vào ô trống.
Ngữ văn E;
Toán E;
Vật lý E;
Địa lý E;
Ngoại ngữ E;
Lịch sử E.
a) Bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp, ta viết:
E = {Toán; Ngữ văn; Lịch sử; Ngoại ngữ; Giáo dục công dân; Hóa học}.
b)
Ngữ văn E;
Toán E;
Vật lý E;
Địa lý E;
Ngoại ngữ E;
Lịch sử E.
Câu 20:
Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của chúng:
a) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9};
b) B = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}.
a) Ta thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên nhỏ hơn 10.
Bằng cách chỉ ta tính chất đặc trưng, ta viết: A = {x N | x < 10}.
b) Ta thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên khác 0 nhỏ hơn 10.
Bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết: A = {x N* | x < 10}.
Câu 21:
Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
11 không thuộc tập hợp A, ta viết nên A sai.
1 thuộc tập hợp A, ta viết nên B sai.
10 thuộc tập hợp A, ta viết nên C đúng.
7 thuộc tập hợp A, ta viết nên D sai.
Câu 22:
Viết tập hợp các chữ cái trong từ QUY NHƠN.
Đáp án D
Các chữ cái trong từ QUY NHƠN là: Q, U, Y, N, H, Ơ, N.
Khi viết trong tập hợp các phần tử chỉ được viết 1 lần nên tập hợp các chữ cái là:
M = {Q; U; Y; N; H; Ơ}.
Câu 23:
Cho tập hợp K = {0; 5; 3; 4; 7}. Tập hợp K có bao nhiêu phần tử:
Đáp án A
K có tất cả là 5 phần tử.
Câu 24:
Các cách để mô tả tập hợp là:
Đáp án D
Có hai cách để mô tả một tập hợp là liệt kê các phần tử của tập hợp và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Câu 25:
Bác Nam có một khu vườn trồng hoa quả. Trên khu vườn bác trồng cam, quýt, bơ, chuối và dứa. Gọi E là tập hợp các cây mà bác Nam trồng trên khu vườn đó. Hãy viết E bằng cách liệt kê.
Đáp án C
Các loại cây mà bác Nam trồng trên khu vườn là: cam; quýt; bơ; chuối và dứa.
E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa}.
Câu 26:
Cho hình vẽ sau:
Tập hợp M gồm các phần tử:
Đáp án A
Theo quan sát sơ đồ, ta thấy M = {A; D; B; E; F}.
Câu 28:
Chọn phát biểu sai.
Đáp án D
Tập hợp số tự nhiên: N = {0;1;2;3;4;5;...}. Suy ra A đúng.
Tập hợp số tự nhiên khác 0 là: Ν* = {1;2;3;4;5;...}. Suy ra C đúng.
7 là phần tử thuộc tập hợp Ν* nên 7 ∈ Ν*. Suy ra B đúng.
0 không là phần tử thuộc tập tập Ν* hợp nên 0 ∉ Ν*. Suy ra D sai.
Câu 29:
Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ “thanh”. Cách viết đúng là:
Đáp án C
Các chữ cái xuất hiện trong từ “thanh” là: t, h, a, n, h.
Vì các phần tử trong tập hợp chỉ xuất hiện một lần .
Suy ra X = {t, h, a, n}.
Câu 30:
Gọi X là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5. Cách viết sai là:
Đáp án C
Theo cách liệt kê: X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Do đó A và B là đúng.
Theo cách chỉ ra đặc trưng: X = {x ∈ Ν | x ≤ 5}. Do đó D đúng, C sai.
Câu 31:
Cho tập hợp U = { x ∈ Ν* |x là số lẻ}. Trong các số 3; 5; 6; 0; 7; 9 có bao nhiêu số không thuộc tập hợp U?
Đáp án B
Ta có các phần tử của tập hợp U là các số tự nhiên và là các số lẻ nên
U = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; …}
Trong các số đã cho ta thấy 0 và 6 là hai số không thuộc vào tập U.
Vậy trong các số đã cho có 2 số không thuộc vào tập hợp U.