Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Bài 5: Phép cộng và phép nhân

Bài 5: Phép cộng và phép nhân

Bài 5: Phép cộng và phép nhân

  • 530 lượt thi

  • 28 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điền vào chỗ trống:

a 12 21 1  
b 5 0 48 15
a + b        
a . b       0
  (1) (2) (3) (4)
Xem đáp án

- Ở cột (1) ta có a = 12, b = 5 nên a + b = 12+ 5 = 17 và a . b = 12.5 = 60

- Ở cột (2) ta có a = 21, b = 0 nên a + b = 21 + 0 = 21 và a . b = 21.0 = 0

- Ở cột (3) ta có a = 1, b = 48 nên a + b = 1 + 48 = 49 và a . b = 1.48 = 48

- Ở cột (4) ta có b = 15, a . b = 0 nên a = 0: 15 = 0 và a + b = 0 + 15 = 15

Ta có bảng:

a 12 21 1 0
b 5 0 48 15
a + b 17 21 49 15
a . b 60   0 48 0

Câu 4:

Tính nhanh: 46 + 17 + 54;

Xem đáp án

Ta có: 

46 + 17 + 54 = ( 46 + 54 ) + 17 = 100 + 17 = 117


Câu 5:

Tính nhanh: 4.37.25;

Xem đáp án

Ta có:

4.37.25 = ( 4.25 ).37 = 100 . 37 = 3700


Câu 6:

Tính nhanh: 87.36 + 87.64;

Xem đáp án

Ta có: 

87 . 36 + 87 . 64 = 87 . ( 36 + 64 ) = 87 . 100 = 8700


Câu 7:

Cho các số liệu về quãng đường bộ:

      Hà Nội – Vĩnh Yên   : 54km

      Vĩnh Yên – Việt Trì : 19km

      Việt Trì – Yên Bái  : 82km

Tính quãng đường một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì.

Xem đáp án

Ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái và đi qua Vĩnh Yên, Việt Trì nên ta có: :

(HN – YB) = (HN – VY) + (VY – VT) + (VT – YB)

= 54 + 19 + 82 = 73 + 82 = 155 (km)

(Trong đó: (HN – YB) là quãng đường Hà Nội – Yên Bái) :

(HN – VY) là quãng đường Hà Nội – Vĩnh Yên. :

(VY – VT) là quãng đường Vĩnh Yên – Việt Trì :

(VT – YB) là quãng đường Việt Trì – Yên Bái).


Câu 12:

Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ chia mặt đồng hồ thành hai phần, mỗi phần có sáu số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét gì?

Giải bài 28 trang 16 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Hình 12

Xem đáp án

Các số ở nửa mặt trên đồng hồ gồm: 10, 11, 12, 1, 2, 3. Tổng của chúng bằng:

10 + 11 + 12 + 1 + 2 + 3 = (10 + 3) + (11 + 2) + (12 + 1) = 13 + 13 + 13 = 3.13 = 39.

Các số ở nửa mặt dưới đồng hồ gồm: 4, 5, 6, 7, 8, 9. Tổng của chúng bằng:

4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = (4+9) + (5+8) + (6+7) = 13 + 13 + 13 = 3.13 = 39.

Nhận xét: Khi cộng một dãy số gồm nhiều số, ta có thể nhóm các số thành cách nhóm thích hợp để thuận lợi cho việc tính toán.  


Câu 13:

Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau:

Số thứ tự Loại hàng Số lượng (quyển) Giá đơn vị (đồng) Tổng số tiền (đồng)
1 Vở loại 1 35 2000 ...
2 Vở loại 2 42 1500 ...
3 Vở loại 3 38 1200 ...
Cộng: ...
Xem đáp án
Số thứ tự Loại hàng Số lượng (quyển) Giá đơn vị (đồng) Tổng số tiền (đồng)
1 Vở loại 1 35 2000 70000
2 Vở loại 2 42 1500 63000
3 Vở loại 3 38 1200 45600
Cộng: 178600

Số tiền vở loại 1 là 35.2000 = 70 000 (đồng)

Điển vào chỗ trống dòng thứ nhất 70 000

Số tiền vở loại 2 là 42.1500 = 63 000 (đồng)

Điền vào chỗ trống dòng thứ hai 63 000

Số tiền vở loại 3 là 38.1200 = 45 000 (đồng)

Điền vào chỗ trống dòng thứ ba 45 600

Tổng số tiền cần trả là: 70 000 + 63 000 + 45 600 = 178 600 (đồng)

Điền vào chỗ trống dòng thứ tư là 178 600.


Câu 14:

Tìm số tự nhiên x, biết: (x - 34).15 = 0

Xem đáp án

Một tích bằng 0 chỉ khi có ít nhất một thừa số bằng 0.

(x – 34).15 = 0

x – 34 = 0 (vì 15 > 0)

x = 34.


Câu 15:

Tìm số tự nhiên x, biết: 18.(x - 16) = 18

Xem đáp án

18.(x – 16) = 18

x – 16 = 18 : 18

x – 16 = 1

x = 1 + 16

x = 17.


Câu 16:

Tính nhanh: 135 + 360 + 65 + 40

Xem đáp án

135 + 360 + 65 + 40 = (135+65) + (360+40) = 200 + 400 = 600;


Câu 17:

Tính nhanh: 463 + 318 + 137 + 22

Xem đáp án

463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (318 +22) = 600 + 340 = 940


Câu 18:

Tính nhanh: 20 + 21 + 22 + ... + 29 + 30

Xem đáp án

20 + 21 + 22 + …..+ 29 + 30

= (20 + 30) + (21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + (24 + 26) + 25

= 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25

= 5.50 + 25 = 250 + 25 = 275


Câu 21:

Cho dãy số sau 1, 1, 2, 3, 5, 8, ...

Trong dãy số trên mỗi số (kể từ số thứ ba) bằng tổng của hai số liền trước. Hãy viết tiếp bốn số nữa vào dãy số.

 

Xem đáp án

Trong dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8 ….. ta có:

1 + 1 = 2

1 + 2 = 3

2 + 3 = 5

3 + 5 = 8

Theo quy luật như trên, các số tiếp theo của dãy là:

5 + 8 = 13

8 + 13 = 21

13 + 21 = 34

21 + 34 = 55.


Câu 22:

Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích.

15.2.6;     4.4.9;     5.3.12;     8.18;     15.3.4;     8.2.9

Xem đáp án

Ta có :

15.2.6 = 15.(2.6) = 15.12

5.3.12 = (5.3).12 = 15.12

15.3.4 = 15.(3.4) = 15.12

4.4.9 = 4.(2.2).9 = (4.2).(2.9) = 8.18

8.2.9 = 8.(2.9) = 8.18

Do đó ta có các tích bằng nhau là :

15.2.6 = 5.3.12 = 15.3.4

4.4.9 = 8.18 = 8.2.9


Câu 25:

Áp dụng tính chất a.(b - c) = a.b – a.c để tính nhẩm. Ví dụ:

13.99 = 13.(100 - 1) = 13.100 - 13.1 = 1300 - 13 = 1287

Hãy tính: 16.19;     46.99;     35.98

Xem đáp án

Ta tách các số 19, 99, 98 thành các hiệu, trong đó có chứa số tròn chục hoặc tròn trăm rồi áp dụng tính chất: a(b – c) = ab – ac để tính nhanh như sau:

16.19 = 16.(20 – 1) = 16.20 – 16 = 320 – 16 = 304;

46.99 = 46.(100 – 1) = 46.100 – 46 = 4600 – 46 = 4554;

35.98 = 35.(100 – 2) = 35.100 – 35.2 = 3500 – 70 = 3430.


Câu 26:

Sử dụng máy tính bỏ túi:

Giải bài 38 trang 20 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Dùng máy tính bỏ túi để tính:

375.376;     624.625;     13.81.215

Xem đáp án

Kết quả:

    375.376 = 141000

    624.625 = 390000

    13.81.215 = 226395

Cách bấm nút:

Giải bài 38 trang 20 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6


Câu 27:

Đố. Số 142857 có tính chất rất đặc biệt. Hãy nhân nó với mỗi số 2, 3, 4, 5, 6 em sẽ tìm được tính chất đăc biệt ấy

Xem đáp án

142857 x 2 = 285714

      142857 x 3 = 428571

      142857 x 4 = 571428

      142857 x 5 = 714285

      142857 x 6 = 857142

* Nhận xét: Các tích trên được viết bởi các chữ số 2,8, 5, 7, 1, 4

Nếu ta sắp xếp lại các kết quả trên theo thứ tự 142857; 428571; 285714; 857142; 57142; 714285

Thì được một dãy mà mỗi số hạng sau thu được bằng cách chuyển chữ số đứng đầu, bên trái thành chữ số cuối.


Bắt đầu thi ngay