Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết

Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết

Bộ 15 đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án chi tiết (Đề 13)

  • 2168 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A. 2OH- + Fe2+ Fe(OH)2

B. OH- + HCO3-  CO32- + H2O

C. OH- + NH4+ NH3 + H2O

D. H+ + OH- → H2O


Câu 2:

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HNO3?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Có một số kim loại bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội là Fe, Al, Cr

Ngoài ra, HNO3 không tác dụng được với 1 số kim loại yếu như Au, Pt


Câu 3:

Có thể sử dụng bình bằng nhôm để chuyên chở dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Có thể sử dụng bình bằng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc, nguội vì Al bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.


Câu 4:

Khi đun nóng dung dịch chất X, thu được kết tủa Y là thành phần chính của vỏ các loài sò, ốc, hến. Chất X

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Y là thành phần chính của vỏ các loài sò, ốc, hến →  Y là CaCO3

 X là Ca(HCO3)2:

Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O


Câu 5:

Cho 1 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm. Thêm từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa chất X, lắc nhẹ, thấy dung dịch nước brom nhạt màu và xuất hiện kết tủa trắng. Chất X

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

X là anilin:

C6H5NH2 + 3Br2  C6H2Br3NH2 + 3HBr


Câu 6:

Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chất chứa một liên kết ba trong phân tử là Axetilen (C2H2)

CH ≡ CH


Câu 7:

Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Có 2 chất lưỡng tính trong dãy là Al(OH)3, Al2O3 vì 2 chất này vừa thể hiện tính axit:

Al(OH)3 + NaOH →  NaAlO2 + 2H2O

Al2O3 + 2NaOH →  2NaAlO2 + H2O

và vừa thể hiện tính bazơ:

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 6HCl →  2AlCl3 + 3H2O


Câu 8:

Axit glutamic có tổng số nhóm chức –NH2 và –COOH là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

HOOCCH(NH2)CH2CH2COOH Có 1 nhóm amino và 2 nhóm -COOH


Câu 9:

Trong phản ứng: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chọn D, Ag+ bị khử thành Ag vì số oxi hóa của Ag giảm từ +1 xuống 0.

Câu 10:

Để phòng chống dịch covid-19, người ta thường rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khô nhanh chứa thành phần chủ yếu là etanol. Công thức hóa học của etanol là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

CH3OH: metanol

C2H5OH: etanol

C3H5(OH)3: glixerol

CH3COOH: axit axetic


Câu 11:

Trong mắt xích của polime nào sau đây có nguyên tử nitơ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong mắt xích của poliacrilonitrin -CH2-CHCN- có nguyên tử nitơ.


Câu 12:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chỉ có glucozơ có nhóm chức -CHO trong phân tử  có phản ứng tráng bạc 


Câu 13:

Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tính dẫn điện Ag > Cu > Au > Al > Fe

 Cu dẫn điện tốt nhất trong dãy Cu, Al, Fe, Au


Câu 14:

Cho sơ đồ phản ứng sau: X + H2SO4 (đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. X không thể là chất nào sau đây
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

X không thể là Fe2O3 vì Fe2O3 không còn tính khử nên không tạo SO2.


Câu 15:

Chất nào sau đây là thành phần chính của bông nõn?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Bông nõn có thành phần chính là xenlulozơ, là một loại polime thiên nhiên.


Câu 16:

Tên gọi của este CH3COOC2H3

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Etyl fomat: HCOOC2H5

Etyl axetat: CH3COOC2H5

Vinyl axetat: CH3COOCH=CH2

Metyl acrylat: CH2=CH-COOCH3


Câu 17:

Khi điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch AgNO3. Tại thời điểm ban đầu, catot xảy ra quá trình

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

AgNO3 Ag+ + NO3-

Ban đầu tại catot: Ag+ + 1e →  Ag

 khử ion Ag+ thành Ag.


Câu 18:

Kim loại nào sau đây tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dầu thực vật có thành phần chính là chất béo (C, H, O).

Dầu nhớt bôi trơn có thành phần chính là hiđrocacbon (C, H).


Câu 20:

Muối Fe2(SO4)3 dễ tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như Fe2(SO4)3.9H2O. Tên gọi của Fe2(SO4)3

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sắt(II) sunfua: FeS

Sắt(III) sunfat: Fe2(SO4)3

Sắt(II) sunfat: FeSO4

Sắt(II) sunfit: FeSO3


Câu 21:

Hỗn hợp gồm Cu, Fe tác dụng với dung dịch HCl thu 0,2 mol khí. Khối lượng muối thu được là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Fe + 2HCl →  FeCl2 + H2

Cu không phản ứng với HCl.

nFeCl2= nH2= 0,2mol

 mFeCl2= 25,4 gam


Câu 22:

Chất X có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Thủy phân chất X thu được chất Y. Biết Y có phản ứng tráng bạc, có vị ngọt hơn đường mía. X và Y lần lượt là hai chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chất X có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt →  X là saccarozơ

Thủy phân chất X thu được chất Y có phản ứng tráng gương, có vị ngọt hơn đường mía →  Y là fructozơ

C12H22O11 + H2O →  C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)


Câu 23:

Cho 3,75 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận chung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

H2N-CH2-COOH + HCl →  ClH3N-CH2-COOH

nHCl = nGly = 0,05 mol

 m muối = mGly + mHCl = 5,575 gam


Câu 24:

Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Na + Al + 2H2O →  NaAlO2 + 2H2

0,2 0,2                              0,4

nAl ban đầu = 3nNa = 0,6 mol  nAl dư = 0,4 mol

 m rắn = mAl dư = 10,8 gam


Câu 25:

Khi thủy phân hết 3,35 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

nX = nNaOH = 0,05 mol →  MX = 67

 Trong X chứa este HCOOCH3 (M = 60) Sản phẩm chỉ có 1 muối là HCOONa (0,05). Bảo toàn khối lượng →  mAncol = 1,95 gam

Quy đổi ancol thành CH3OH (0,05) và CH2 (0,025)

Bảo toàn H →nH2O= 0,125 mol →  mH2O= 2,25 gam


Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ cần dùng 1,2 mol O2 thu được CO2 và H2O. Thuỷ phân hoàn toàn m gam X rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3, sau phản ứng thu được a gam kết tủa bạc. Giá trị của a là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các chất đều có dạng Cn(H2O)m nên nC =nO2= 1,2 mol

nC6=1,26=0,2 mol

 nAg = 2nC6 = 0,4 mol  mAg = 43,2 gam


Câu 27:

Phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A. Đúng, M(HCO3)2 MCO3 + CO2 + H2O

B. Đúng, Zn + CuSO4  Cu + ZnSO4

Cu sinh ra bám vào Zn, hình thành cặp điện cực Zn-Cu cùng tiếp xúc với dung dịch điện li nên có ăn mòn điện hóa

C. Đúng, do phản ứng có tạo Fe dạng nóng chảy nên hàn được đường ray.

D. Sai, Na+ không bị khử trong nước.


Câu 28:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

NaCl + H2O (điện phân dung dịch, có màng ngăn) → X;

X + CO2 dư→ Y;

Y + Ca(OH)2 → Z↓. Các chất X, Y, Z lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các chất X, Y, Z lần lượt là NaOH, NaHCO3, CaCO3:

2NaCl + 2H2O →  2NaOH + H2 + Cl2

NaOH + CO2 dư →  NaHCO3

NaHCO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + NaOH + H2O


Câu 29:

Cho 7,7 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C4H10 và H2 qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có a mol brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X cần dùng 1,65 mol O2 thu được 1,1 mol CO2. Giá trị của a

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

2C3H6 = C2H2 + C4H10

 Quy đổi 0,5 mol X thành C2H2 (x), C4H10 (y) và H2 (z)

nX = x + y + z = 0,5

nO2 = 2,5x + 6,5y + 0,5z = 1,65

nCO2= 2x + 4y = 1,1

 x = 0,25; y = 0,15; z = 0,1

 mX = 15,4  nBr2= 2x = 0,5 mol

 Khi mX = 7,7 thì nBr2= 0,25 mol


Câu 30:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a. Cho bột Fe dư vào dung dịch hỗn hợp H2SO4 loãng và HNO3 [sản phẩm khử gồm H2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5)]

b. Cho a mol P2O5 vào 2,5a mol dung dịch Ba(OH)2.

c. Cho từ từ từng giọt đến hết dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.

d. Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

e. Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 vào dung dịch chứa a mol NaOH.

f. Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 vào dung dịch chứa a mol NaHSO4.

Sau khi các phản ứng hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

(a) Do Fe dư nên chỉ tạo Fe2+, do có H2 nên hết NO3- Chỉ tạo 1 muối FeSO4

(b) nPnBa=2a2,5a=0,8→ Tạo Ba3(PO4)2 và BaHPO4. Cả 2 muối này đều không tan nên không thu được dung dịch muối nào cả (chỉ còn kết tủa và nước)

(c) HCl + Na2CO3 NaCl + NaHCO3

(d) NaHSO4 + NaHCO3  Na2SO4 + CO2 + H2O

(e) Ca(HCO3)2 + NaOH →  CaCO3 + NaHCO3 + H2O

(f) Ba(HCO3)2 + NaHSO4 BaSO4 + NaHCO3 + CO2 + H2O


Câu 31:

Chất hữu cơ E có công thức phân tử C12H12O4. E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp X gồm ba chất có chứa Na. Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được ba chất hữu cơ, trong đó có hai chất Y và Z (MY < MZ, Y mạch hở phân tử có chứa 2 liên kết π, Z no, mạch hở) có cùng số nguyên tử hiđro và chất T (có chứa một vòng benzen, không có liên kết bội ở ngoài vòng benzen, MT < 120). Cho các phát biểu sau:

a. Chất E có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn.

b. Chất E tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.

c. Chất Y và chất Z là đồng phân của nhau.

d. Chất T tác dụng với Na theo tỉ lệ mol 1 : 1.

e. Chất Y có thể làm mất màu nước brom.

g. Chất Z là hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Muối + H2SO4 T (có chứa một vòng benzen, không có liên kết bội ở ngoài vòng benzen, MT < 120)

 T là C6H5OH hoặc CH3-C6H4-OH

 E có dạng A-COO-B-COO-P

Y và Z có cùng H →  Y là CH2=CH-COOH và Z là HO-CH2-COOH →  T là CH3-C6H4-OH

E là CH2=CH-COO-CH2-COO-C6H4-CH3

(a) Sai, E có 3 đồng phân o, m, p.

(b) Đúng:

CH2=CH-COO-CH2-COO-C6H4-CH3 + 3NaOH →  CH2=CH-COONa + HO-CH2-COONa + CH3-C6H4-ONa + H2O

(c) Sai, Y và Z có CTPT khác nhau

(d) Đúng: CH3-C6H4-OH + Na →  CH3-C6H4-ONa + 0,5H2

(e) Đúng: CH2=CH-COOH + Br2 CH2Br-CHBr-COOH

(f) Đúng, Z vừa chứa chức ancol, vừa chứa chức axit.


Câu 32:

Cho 3,44 gam hỗn hợp X gồm C, S, P tác dụng với lượng dư 40 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng (98%) thu được 0,4 mol hỗn hợp khí Y và dd Z. Y phản ứng vừa đủ dd chứa 0,35 mol Br2.Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Y gồm SO2 và CO2.

nSO2=nBr2 = 0,35 → nCO2= 0,05 mol

X gồm C (0,05), S (u) và P (v)

mX = 0,05.12 + 32u + 31v = 3,44

Bảo toàn electron: 0,05.4 + 6u + 5v = 0,35.2

 u = 0,05; v = 0,04

nH2SO4 ban đầu = 40.98% 98=0,4                      

Bảo toàn S →  nBaSO4 = 0,1 mol

Bảo toàn P →  nBa3(PO4)2 = 0,02

 m = 35,32 gam


Câu 33:

Tiến hành thí nghiệm ăn mòn điện hóa như sau:

Bước 1: Cho dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh, sau đó nhúng tiếp vào 2 thanh kim loại Zn và Cu (không tiếp xúc trực tiếp với nhau)

Bước 2: Nối 2 thanh Zn và Cu bằng dây dẫn có gắn điện kế. Cho các phát biểu dưới đây:

(a) Ở bước 1, Zn bị ăn mòn hóa học.

(b) Ở bước 2, H2 chỉ thoát ra ở thanh Cu, không thoát ra ở thanh Zn.

(c) Ở bước 2, nếu thay thanh Cu bằng thanh Zn thì kim điện kế không bị lệch.

(d) Sau khi nối 2 thanh kim loại bằng dây dẫn thì thanh Zn tan nhanh hơn.

(e) Ở bước 2, nếu thay thanh Zn bằng thanh Cu thì chỉ xẩy ra ăn mòn hóa học.

(f) Nếu nhấc thanh Cu ra khỏi dung dịch H2SO4 ở bước 2 thì kim điện kế vẫn bị lệch. Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(a) Đúng, do Zn và Cu chưa tiếp xúc điện nên Zn bị ăn mòn hóa học.

(b) Sai, khí thoát ra ở cả 2 điện cực.

Khi có tiếp xúc điện (nối dân dẫn giữa Zn và Cu) thì Cu là cực dương nên có H2 thoát ra. Zn là cực âm, bị ăn mòn điện hóa nhưng đồng thời vẫn bị ăn mòn hóa học nên vẫn có H2 thoát ra.

(c) Đúng, cả 2 điện cực đều bằng Zn thì chỉ có ăn mòn hóa học, không xuất hiện dòng điện nên kim điện kế không bị lệch.

(d) Đúng, ăn mòn điện hóa xảy ra mạnh hơn ăn mòn hóa học nên Zn tan nhanh hơn.

(e) Sai, Cu không bị ăn mòn trong H2SO4 (nếu xét thí nghiệm trong điều kiện không có O2)

(f) Sai, nhấc thanh Cu ra khỏi dung dịch thì không còn ăn mòn điện hóa nữa nên kim điện kế không bị lệch.


Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

a. Trứng muối (thường dùng làm bánh) là sản phẩm của quá trình đông tụ protein của trứng.

b. Người bị tiểu đường (hàm lượng glucozơ trong máu cao) không nên ăn nhiều tinh bột.

c. Trong thành phần hóa học của giấy viết có xenlulozơ.

d. Trong cơ thể, chất béo bị oxi hóa chậm thành CO2, H2O và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

e. Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc C6H10O5 có 5 nhóm OH.

g. Mì chính (bột ngọt) là muối mononatri của axit

glutamic. Số phát biểu đúng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(a) Đúng

(b) Đúng, vì tinh bột khi bị thủy phân sẽ cung cấp thêm lượng đường lớn.

(c) Đúng

(d) Đúng

(e) Sai, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH

(f) Đúng


Câu 35:

Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic, axit stearic (tỉ lệ mol lần lượt là 3 : 2 : 1) và các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng oxi, thu được H2O và 13,45 mol CO2. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol đều bằng nhau. Phần trăm khối lượng của axit oleic trong m gam E gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

nKOH phản ứng = 0,75 mol

→ nC15H31COOK=nC17H35COOK=nC17H33COOK=0,25

 nC (muối) = 13 mol và m muối = 234 gam

Bảo toàn C →  nY = nC3H5OH3=13,45  133=0,15           

 nH2O = nAxit béo trong E = 0,75 – 0,15.3 = 0,3

 nC17H33COOH = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng:

mE + mKOH phản ứng = m muối + nC3H5OH3mH2O

 mE = 211,2 gam

 %C17H33COOH = 13,35%


Câu 36:

Hỗn hợp E (chứa các chất lỏng ở điều kiện thường) gồm amin X (no, hai chức, mạch hở) và 2 ankin Y, Z (có số mol bằng nhau, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, số nguyên tử C nhỏ hơn 8). Đốt cháy hoàn toàn E, thu được 0,47 mol H2O; 0,04 mol N2 và 0,45 mol CO2. Số nguyên tử C trong X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Quy đổi E thành CH2(NH2)2 (0,04), C2H2 (a), CH2 (b)

nCO2= 0,04 + 2a + b = 0,45

nH2O = 0,04.3 + a + b = 0,47

 a = 0,06; b = 0,29

E gồm CH2(NH2)2.kCH2 (0,04) và C2H2.gCH2 (0,06)

nCH2= 0,04k + 0,06g = 0,29 →  4k + 6g = 29


Câu 37:

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X chứa hai muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 9,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ta hoàn toàn, thu được 10,56 gam kết tủa. Giá trị của m

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

X chứa 2 muối là Mg(NO3)2 và Cu(NO3)2

 nCuNO32=10,56  9,664  56=0,12

Bảo toàn N →  nMgNO32= 0,18 mol

Bảo toàn khối lượng cho kim loại:

m + 0,1.108 + 0,25.64 = 20 + 0,12.64 + 0,18.24

 m = 5,2 gam


Câu 38:

Hòa tan 94,6 gam hỗn hợp gồm K, Ba, K2O và BaO vào lượng dư H2O, thu được dung dịch X (có chứa 0,65 mol KOH) và a mol H2. Dẫn từ từ khí CO2 vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

 

Thể tích khí CO2 (lít ở đktc)

Khối lượng kết tủa (gam)

V

b

V + 14,56

b

V + 20,16

39,40

Mặt khác, cho 3a mol CuSO4.5H2O vào dung dịch X ở trên, thu được dung dịch Y có khối lượng dung dịch tăng m gam so với khối lượng dung dịch X. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 

Khi nCO2 tăng 0,65 mol thì kết tủa không đổi, mặt khác nKOH = 0,65 →  b là khối lượng kết tủa max nBaOH2=V22,4=x

Khi nCO2= x + 0,9 → nBaCO3= 0,2; nBa(HCO3)2= x – 0,2 và nKHCO3= 0,65

Bảo toàn C →  x + 0,9 = 0,2 + 2(x – 0,2) + 0,65

 x = 0,45

nO = mhon hop mBa mK16= 0,475

Bảo toàn electron: 2nBa + nK = 2nO + 2nH2

nH2= a = 0,3 mol

 nCuSO4.5H2O= 3a = 0,9

nOH- = 2nBa + nK = 1,55 → nCuOH2= 0,775 mol

nBaSO4= nBa2+ = 0,45 mol

Δm = mCuSO4.5H2OmCuOH2mBaSO4 = 44,2 gam

 Dung dịch tăng 44,2 gam


Câu 39:

Hỗn hợp X gồm Al (x mol), Zn (x mol), Fe3O4 và MgO. Hoà tan hoàn toàn 4,56 gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối và 0,01 mol khí NO duy nhất. Mặt khác, cho 0,06 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Z và 0,05 mol khí H2 (Giả thiết kim loại phản ứng với axit trước oxit). Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 26,92 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

nH2 = 1,5x + x = 0,05 →  x = 0,02

Đặt nFe3O4= y và nMgO = z

 2x + y + z = 0,06 (1)

nH2SO4= nO + nH2= 4y + z + 0,05

 m↓ = 107.2y + 90y + 58z + 233(4y + z + 0,05) = 26,92 (2)

(1)(2) →  y = z = 0,01

 Tỉ lệ mol Al : Zn : Fe3O4 : MgO = 2 : 2 : 1 : 1

 Khi mX = 4,56 thì nAl = nZn = 0,02 và nFe3O4= nMgO = 0,01

Bảo toàn electron: 3nAl + 2nZn + nFe3O4 = 3nNO + 8nNH4+                       

 nNH4+ = 0,01 mol

 m muối = 17,58 gam


Câu 40:

Hỗn hợp E gồm 3 este hai chức, mạch hở X, Y, Z có số mol khác nhau từng đôi một, X, Y là este no (MX < MY), Z là este không no có 4 liên kết pi trong phân tử. Xà phòng hoá hoàn toàn hỗn hợp E được hỗn hợp T gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp M gồm hai muối. Dẫn toàn bộ hơi T qua bình đựng natri dư thấy khối lượng bình tăng 10,68 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn M chỉ thu được 10,6 gam Na2CO3 và 6,16 gam CO2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đốt M không tạo H2O nên M gồm (COONa)2 (u) và C2(COONa)2 (v)

nNa2CO3= u + v = 0,1

nC = 2u + 4v = 0,1 + 0,14

 u = 0,08; v = 0,02

Các muối 2 chức nên các ancol đơn chức. nAncol = 2u + 2v = 0,2

mAncol = m tăng + mH2 = 10,88

 M ancol = 54,4 →  C2H5OH (0,08) và C3H7OH (0,12)

Các este có số mol khác nhau nên:

Z là C2H5-OOC-C≡C-COO-C3H7: 0,02 mol X là (COOC2H5)2: 0,08  0,022= 0,03 mol

Y là (COOC3H7)2: 0,12  0,022= 0,05 mol

 %Y = 51,91%

 


Bắt đầu thi ngay