IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Bài tập: Kiểm tra chương 1

Bài tập: Kiểm tra chương 1

Bài tập: Kiểm tra chương 1 (Số 2)

  • 347 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

Trong tháng 1-1991 có ba ngày thứ Năm là ba số nguyên tố. Với nhận xét đó, em hãy tính xem ngày 3-2-1991 vào thứ mấy? Từ đó hãy tính xem ngày 3-2-1930 vào thứ mấy?

Xem đáp án

Trong các số nguyên tố chỉ có 2 là số chẵn. Nếu ngày thứ 5 đầu là ngày 2 thì các ngày thứ năm sau là ngày 9;16;23;30. Ta thấy có 2 và 23 là số nguyên tố. Vậy ngày thứ năm đầu phải là ngày lẻ. Ngày thứ năm sau phải cách hai tuần (vì nếu chỉ cách một tuần thì ngày đó là ngày chẵn, không phải là số nguyên tố). Ngày thứ 5 cuối cùng cũng phải cách 2 tuần.

Vì tháng 1 có 31 ngày nên ba ngày đó chỉ có thể là 1;15;29 hay 3;17;31. Trường hợp đầu không thỏa mãn vì 1 và 15 không phải là số nguyên tố. Vậy ba ngày thứ năm đó là 3-1, 17-1, 31-1. Do đó ngày 3-2-1991 vào chủ nhật.

Từ 3-2-1930 đến 3-2-1991 có 61 năm, trong đó 15 năm nhuận nên cách nhau; 365.61+15=22280 ngày gồm 3182 tuần, lẻ 6 ngày. Ngày 3-2-1991 là chủ nhật, suy ra 3-2-1930 là thứ 2.


Câu 9:

Biểu diễn các số nguyên: -3; -2; -1; 1; 2; 4 trên trục số rồi cho biết:

a. Điểm biểu diễn số nguyên nào được đặt ở bên trái điểm 0, được đặt ở bên phải điểm 0. Từ đó rút ra nhận xét gì?

b. Nhận xét gì về vị trí của các điểm -2 và điểm 2 đối với điểm 0?

c. Nói rằng trên trục số điểm nào ở xa điểm 0 hơn thì biểu diễn số lớn hơn có đúng không?

Xem đáp án

a. Điểm biểu diễn các số: - 2; - 3; - 1 đều đặt ở bên trái điểm 0 nên các số này đều nhỏ hơn số 0;

   Điểm biểu diễn các số 1; 2; 4 đều đặt ở bên phải điểm 0 nên các số này đều lớn hơn số 0.

b. Điểm – 2 và 2 nằm về hai phía của điểm 0 và cách đều điểm 0.

c. Chỉ đúng với trường hợp những điểm nằm về bên phải điểm 0. Đối với những điểm nằm về bên trái điểm 0 thì ngược lại: điểm nào ở xa gốc hơn thì biểu diễn số nhỏ hơn.


Câu 12:

Cho các số nguyên sau:

-12; 3; 15; 12; -7; -6; 0.

a. Sắp xếp các số nguyên trên theo thứ tự giảm dần?

b. Tìm số đối của mỗi số nguyên trên?

c. Tìm số liền sau của mỗi số nguyên trên?

d. Tìm số liền trước của mỗi số nguyên trên?

Xem đáp án

a. Sắp xếp: - 12; - 7; - 6; 0; 3; 12; 15.

b. Số đối của các số - 12; - 7; - 6; 0; 3; 12; 15 theo thứ tự là: 12; 7; 6; 0; - 3; - 12; -15.

c. Số liền sau của các số - 12; - 7; - 6; 0; 3; 12; 15 theo thứ tự là: -11; -6; -5; 1; 4; 13; 16.


Câu 13:

a) Biểu diễn các số –3; –4; 2; 4 trên trục số.

b) Ghi các số nguyên âm nằm giữa các số –5 và –1 trên trục số.

c) Trên trục số có điểm nào biểu diễn số nguyên âm nằm giữa –5 và –4 không?

Xem đáp án

b) Ghi các số nguyên âm nằm giữa các số –5 và –1 trên trục số.

c) Trên trục số không có điểm nào biểu diễn số nguyên âm nằm giữa –5 và –4


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan