Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải chi tiết (Đề số 2)

  • 3110 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Đồng phân hình học là đồng phân lập thể trong đó các đồng phân khác nhau về vị không gian của nhóm thế của nhóm thế đối với liên kết đôi hoặc đối với mặt phẳng. But-2-en là CH2 – CH = CH – CH2.

MỞ RỘNG

Để có đồng phân hình học thì chất đó phải có liên kết đôi C=C và hai yếu tố đính vào một cacbon phải khác nhau.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về N,N-đimetylmetanamin?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

N,N -đimetylmetanamin (CH3)3N là amin no, đơn chức, bậc 3, ở điều kiện thường là chất khí có mùi khai khó chịu.


Câu 4:

Kim loại Ag có thể tác dụng với chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Bạc không tác không bị oxi hóa trong không khí, không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh HNO3, H2SO4 đặc nóng.

Ag + HNO3  AgNO3 + NO2 ↑ +H2O.

CHÚ Ý

Ag, Au, Pt không tác dụng với O2 (kể cả ở nhiệt độ cao)


Câu 5:

Este có khả năng tác dụng với dung dịch nước Br2 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Những chất tác dụng với dung dịch nước Br2 là. Xicloankan vòng 3 cạnh, chất hữu cơ trong mạch có nối đôi C = C, nối ba C ≡ C, andehit, HCOOR, phenol, anilin.

Triolein là este không no có nối đôi C = C trong mạch.


Câu 6:

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa cần có đủ cả ba điều sau

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất (kim loại kim loại) hoặc phi kim với phi kim

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn

- Các điện cực cùng tiếp xúc với chất điện li.

Ni + CuSO4   NiSO4 + Cu

Ni + 2AgNO3  Ni(NO3)2 + 2Ag .


Câu 8:

Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Mở rộng thêm:

Chất vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng với bazơ gồm: các kim loại Al, Zn, Sn, Be, Pb,.. và các chất lưỡng tính

Chất lưỡng tính:

+ Là oxit và hidroxit: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2; Cu(OH)2 Cr(OH)3 và Cr2O3.

+ Là các ion âm còn chứa H có khả năng phân li ra ion H+ của các chất điện li trung bình và yếu

 (chú ý: HSO4- có tính axit do đây là chất điện li mạnh)

+ Là muối chứa các ion lưỡng tính; muối tạo bởi hai ion, một ion có tính axit và một ion có tính bazơ ((NH4)2CO3...)

+ Là các amino axit,...

Chất có tính axit:

+ Là ion dương xuất phát từ các bazơ yếu (Al3+, Cu2+, NH4+....), ion âm của chất điện li mạnh có chứa H có khả năng phân li ra H+ (HSO4-)

Chất có tính bazơ:

Là các ion âm (không chứa H có khả năng phân li ra H+) của các axit trung bình và yếu: CO32-... Chất trung tính:

Là các ion âm hay dương xuất phát từ các axit hay bazơ mạnh: Cl-, Na+, SO42- ,..

CHÚ Ý

Một số kim loại có phản ứng được với axit và bazơ nhưng không được gọi là chất lưỡng tính.

Al; Zn; Cr không phải các chất lưỡng tính.

Các oxit lưỡng tính thường gặp: BeO, SnO, PbO, ZnO, Cr2O3, Al2O3.

Các hydroxit lưỡng tính thường gặp: Be(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3.


Câu 11:

Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Quặng đôlômit: có công thức CaCO3.MgCO3.


Câu 13:

Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Kim loại tác dụng với nước gồm kim loại kiềm, Kiềm thổ Ba, Ca, Sr.


Câu 14:

Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Phản ứng màu biure là phản ứng của peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 thu được sảm phẩm có màu tím đặc trưng.


Câu 16:

Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Công thức phân tử của Valin C5H11NO2

CẦN NHỚ

+ Gly là C2H5NO2

+ Ala là C3H7NO2

+ Val là C5H11NO2

+ Glu là C5H9NO4

+ Lys là C6H14N2O2


Câu 18:

Mô hình thí nghiệm sau dùng để điều chế chất khí X theo phương pháp đẩy nước. Chất khí nào sau đây là hợp lý với X?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Phương pháp điều chế khí trên là phương pháp đẩy nước, khí Y là một khí không tan hoặc tan rất ít trong nước. Ta có khí CO2, O2, N2, CO, H2...không tan hoặc tan ít trong nước, khí SO2 tan khá tốt trong nước.

CHÚ Ý

Cần lưu ý với những mô hình điều chế khí:

+ Nếu dùng phương pháp đẩy nước thì phải loại những khí tan nhiều trong nước như: HCl; NH3; SO2.

+ Nếu dùng phương pháp đẩy không khí thì chỉ điều chế các khí có M < 29 như: H2; NH3


Câu 23:

Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Những chất tham gia phản ứng tráng gương: HCHO, HCOOH, HCOOCH3

CHÚ Ý

Phản ứng của các ankin đầu mạch với AgNO3/NH3 có cho kết tủa nhưng phải phản ứng tráng gương


Câu 24:

Cho dãy các chất: glucozơ, metylfomat, phenol, axit acrylic, etyl axetat, anilin. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Những chất tác dụng với dung dịch nước Br2 là glucozơ, metylfomat, phenol, axit acrylic, anilin.


Câu 25:

Hòa tan hoàn toàn 2,57 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Li và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 4,34 gam chất tan và 2,352 lít khí H2 (đktc). Phần trăm số mol của Al trong X là:

Xem đáp án

CHÚ Ý

+ Ở bài toán này chúng ta đã kéo Al trong  ra và đặt vào phần kim loại.

+ Với dạng toán Al tác dụng với dung dịch OH- ở đây có sự chuyển đổi điện tích âm OH- thành AlO2-


Câu 27:

Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Các loại tơ nhân tạo: tơ visco, tơ axetat, tơ xenlulozơ.


Câu 29:

Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là.

Xem đáp án

CHÚ Ý

+ Al, Zn là những chất có khả năng tác dụng được với dung dịch NaOH và HCl nhưng không phải chất lưỡng tính.

+ Cu(OH)2 không tác dụng với dung dịch NaOH loãng nhưng lại là chất lưỡng tính.


Câu 33:

Cho các chất X, Y, Z, T thỏa mãn bảng sau:

Chất

Thuốc thử

X

Y

Z

T

NaOH

Có phản ứng

Có phản ứng

Không phản ứng

Có phản ứng

NaHCO3

Sủi bọt khí

Không phản ứng

Không phản ứng

Không phản ứng

Cu(OH)2

Hòa tan

Không phản ứng

Hòa tan

Không phản ứng

AgNO3/NH3

Không tráng gương

Có tráng gương

Tráng gương

Không phản ứng

X, Y, Z, T lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

X không tráng gương ta loại đáp án C và D

Nhận thấy Y và Z có phản ứng tráng gương vậy trong mạch phải có nhóm andehit hoặc HOOCR, mà Y không tác dụng với Cu(OH)2 vậy chọn B.


Câu 36:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(3) Dung dịch glucozo và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo phức màu xanh lam thẫm.

(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozo trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.

(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Câu đúng 1, 2, 3, 5.

4. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, thu được hai loại monosaccarit.

CHÚ Ý

Với cacbohidarat cần lưu ý:

+ Glucozơ, fructozơ không bị thủy phân.

+ Glucozơ, fructozơ, mantozơ có phản ứng tráng bạc.

+ Tinh bột và xenlulozơ không phải đồng phân của nhau.

+ Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.


Câu 37:

Hỗn hợp E chứa đipeptit X (hở), tripeptit Y (hở) và anilin . Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn họp E cần dùng vừa đủ 0,4425 mol O2 thu được H2O, 0,36 mol CO2 và 0,055 mol N2. Biết X, Y được tạo từ các aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của Gly. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với?

Xem đáp án

CHÚ Ý

Với bài toán liên quan tới peptit có khai thác dữ kiện tới đốt cháy thì chúng ta sử dụng công thức NAP.332 rất hiệu quả. Chú ý: Công thức áp dụng cho đốt cháy hỗn hợp peptit được tạo từ Gly; Ala; Val.

 

+ Bài toán này có thành phần không phải peptit dạng chuẩn nên ta bơm thêm H2 và COO vào E để biến thành các peptit dạng chuẩn.


Câu 40:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Fe, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,32 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chứa (m + 25,48) gam hỗn hợp muối và 2,688 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,92 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thấy xuất hiện 95,18 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong X là:

Xem đáp án

NHẬN XÉT

+ Những câu cuối của đề thi thường yêu cầu kỹ năng khá cao do đó khi luyện đề các em cần phải có những mục tiêu điểm thật rõ ràng để tập trung vào những phần mình chắc ăn nhất. Có những câu dùng để phân loại cao thì có thế bỏ ngay từ đầu để tập trung làm chắc những câu dễ hơn.

+ Những em muốn đạt điểm 10 cũng cần tích cực trang bị kỹ năng thì mới yên tâm khi gặp những câu kiểu như thế này.


Bắt đầu thi ngay