Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải chi tiết
Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải chi tiết (Đề số 7)
-
3330 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Nếu làm bay hơi hỗn hợp Z, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
CHÚ Ý |
Với các este mà có số mol nhóm COO khác số mol NaOH phản ứng thì cần lưu ý trường hợp este của phenol hoặc este khi thủy phân cho ancol không bền có 3 nhóm –OH cùng đính vào 1 nguyên tử C sẽ chuyển thành axit rồi phản ứng với NaOH. |
Câu 3:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và andehit fomic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit,
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án A
(a). Sai vì thu được CH3CHO.
(b). Sai PE được điều chế từ phản ứng trùng hợp.
(c). Sai là chất lỏng.
(d). và (e) là hai phát biểu đúng.
Câu 4:
Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số este thuần chức là
Chọn đáp án A
Các este thuần chức có thể thu được là:
CH3COO–C2H4–OOCCH3
HCOO–C2H4–OOCH
HCOO–C2H4–OOCCH3
Câu 7:
Xà phòng hóa chất béo X, thu được glixerol và hỗn hợp 2 muối là natri oleat, natri panmital có tỷ lệ mol 1:2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
Chọn đáp án D
Câu 9:
Cho 1 mol chất X (C7H6O3, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được 1 mol muối Y; 1 mol muối Z (My < Mz) và 2 mol H2O. Số đồng phần cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của Z là
Chọn đáp án D
X có dạng HO–C6H4–OOCH có 3 đồng phân theo vị trí nhóm OH (m, o, p)
Câu 10:
Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rấn khan. Giá trị của m là
CHÚ Ý |
Với dạng toán muối của amin hoặc aminoaxit thường chỉ xét với hai axit là HNO3 và H2CO3 Do đó, để tìm nhanh ra công thức của amin ta dùng kỹ thuật trừ phân tử. Lấy phân tử muối trừ tương ứng đi HNO3 hoặc H2CO3. |
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây sai?
Chọn đáp án A
MỞ RỘNG |
+ Khi đốt cháy các hợp chất của Na thì ngọn lửa cho màu vàng tươi còn khi đốt các hợp chất của K thì ngọn lửa có màu tím. + Về độ dẫn điện Ag > Cu > Au > Al > Fe. + Kim loại cứng nhất là Cr còn chất cứng nhất là kim cương. |
Câu 15:
Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa?
Chọn đáp án D
Câu 16:
Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần (từ trái sang phải) là
Chọn đáp án D
Câu 17:
Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời
Chọn đáp án A
Câu 19:
Cho dãy các chất: Al, Al2O3, Na2CO3, CaCO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là
Chọn đáp án D
Câu 21:
Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V (ml) dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
GIẢI THÍCH THÊM |
Từ số mol Fe và Fe2O3 nhân thấy dung dịch cuối cùng chỉ chứa FeCl2. Từ đó dùng BTNT và BTE sẽ có ngay kết quả của bài toàn. |
Câu 22:
Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
GIẢI THÍCH THÊM |
Số mol điện tích dương n+ mà tôi gọi trong lời giải thích là điện tích dương ứng với Na, K, Ba ta suy ra từ số mol H2. |
Câu 23:
Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là
Chọn đáp án B
Câu 24:
Số đồng phân chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là
Chọn đáp án C
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Biết X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2. Tên của X là
CHÚ Ý |
Ancol muốn phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường thì cần phải có ít nhất hai nhóm OH đính vào hai nguyên tử cacbon kề nhau. |
Câu 26:
Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường thu được theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ sau đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
Chọn đáp án A
+ NH3 là chất khí tan rất nhiều trong nước nên ta loại cách 3 ngay.
+ Cách 2 không hợp lý vì NH3 nhẹ hơn không khí.
+ Chỉ có cách 1 là hợp lý.
Câu 28:
Cho các phát biểu:
(1) Tất cả các andehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử;
(2) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc;
(3) Phản ứng thủy phân este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch;
(4) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
Phát biểu đúng là
Chọn đáp án B
Câu 29:
Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2–clobutan?
Chọn đáp án C
Câu 30:
Cho 0,2 mol HCHO tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Chọn đáp án C
Câu 31:
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sư phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau: Giá trị nào của mmax là đúng?
CHÚ Ý |
Để xử lý nhanh các bài toán về đồ thị các bạn cần hiểu nhiệm vụ của chất (trên trục hoành) ở từng giai đoạn. Với bài toàn này: Đoạn thứ nhất: từ 0 đến 0,2 thì Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4. Đoạn thứ 2: Ba(OH)2 tác dụng với Al2(SO4)3. Đoạn thứ 3: Ba(OH)2 hòa tan kết tủa Al(OH)3. |
Câu 32:
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức mạch hở là đồng phân của nhau. Cho 0,3 mol hỗn hợp X vào 300 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y có khối lượng m gam và phần hơi chứa ancol Z. Oxi hóa hết lượng Z bằng CuO dư, đun nóng rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng AgNO3 trong NH3, thu được 77,67 gam Ag. Thêm CaO vào Y rồi nung ở nhiệt độ cao, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp M gồm hai hidrocacbon có tỷ khối đối với H2 là 16,8. Giá trị của m gần nhất với:
Chọn đáp án B
Ta có:
CHÚ Ý |
Ở bài toán này các bạn có thể tính toán khối lượng rắn m bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên, tôi đưa ra cách tính bằng BTKL kết hợp với điền số điện tích vì tôi muốn các bạn thấy sự linh hoạt và hữu ích của điền số điện tích. |
Câu 34:
Hòa tan hỗn hợp X gồm m gam Al và Al2O3 trong 1,4 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng 2,52 gam khí N2O và NO. Cô cạn dung dịch Y được chất T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được (m + 4,8) gam chất rắn. Mặt khác để tác dụng với các chất trong dung dịch Y thì cần tối đa 1,67 lít dung dịch KOH 1M. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al có trong X?
CHÚ Ý |
Để vận dụng được linh hoạt kỹ thuật điền số điện tích các bạn cần phải luôn tự hỏi và trả lời các câu hỏi: –Dung dịch cuối cùng chứa ion gì? –Số mol là bao nhiêu? –Sự di chuyển của nguyên tố vào đâu? |
Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp A gồm các ancol cần V lít khí O2 (đktc) thu được 24,64 gam CO2. Mặt khác, cho toàn bộ hỗn hợp A trên tác dụng hoàn toàn với K (dư) thu được 6,272 lít khí H2 (đktc). Giá trị đúng của V gần nhất với:
CHÚ Ý |
Với ancol thì mỗi một nguyên tử C chỉ có thể đính với một nhóm –OH nên khi ta thấy số mol CO2 = số mol OH thì các ancol phải là ancol no. Vì khi đó ancol không thể có liên kết . |
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(1).Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa đen.
(2).Tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, ) các ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc một, số C lớn hơn 1 đều có thể cho sản phẩm là anken.
(3).Với các chất NaNO3, Al, Zn, Al2O3, ZnO có 4 chất tan hết trong dung dịch NaOH dư.
(4).Trong công nghiệp người ta sản xuất H2S bằng cách cho S tác dụng với H2.
(5).Phenol tan vô hạn trong nước ở .
(6).Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic.
(7).Tất cả các ancol no, đơn chức, bậc một đều có thể tách nước cho anken.
(8).CH3COOCH=CH2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(9).Các este đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(10).Gly–Gly–Ala–Val có phản ứng màu biure.
Số phát biểu đúng là:
Chọn đáp án A
(1).Sai vì thu được S màu vàng.
(2).Sai ví dụ (HO–CH2)3–C–CH2–OH.
(3).Sai cả 5 chất đều có thể tan được.
(4).Sai trong công nghiệp người ta không sản xuất H2S.
(5).Đúng theo tính chất của phenol (SGK lớp 11).
(6).Đúng theo tính chất của phenol (SGK lớp 11).
(7).Sai ví dụ CH3OH không thể tách cho anken.
(8).Đúng vì có thể tác dụng với O2 và H2.
(9).Đúng theo tính chất este (SGk lớp 12).
(10).Đúng theo tính chất peptit (SGk lớp 12).
CHÚ Ý |
Với những câu hỏi lý thuyết tổng hợp dạng đếm số phát biểu đúng, sai cần phải đọc thật chắc và kỹ vì đề bài thường chỉ cho sai một vài từ mà nhìn qua qua chúng ta rất dễ bị mắc lừa. |
Câu 38:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1). Đốt dây kim loại Fe dư trong khí Cl2.
(2). Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(3). Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong chân không).
(4). Cho kim loại Fe vào lượng dư dung dịch HCl.
(5). Nhúng thanh sắt vào dung dịch HNO3 đặc nguội, rồi lấy ra cho vào dung dịch HCl loãng.
(6). Cho Fe (dư) vào dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3.
(7). Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3 (dư).
(8). Cho bột sắt vào dung dịch CuCl2 (dư).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được muối sắt (II)?
Chọn đáp án B
Câu 39:
Cho hỗn hợp M chứa 28,775 gam ba chất hữu cơ mạch hở gồm C3H7NO4 và hai peptit X (7a mol) và Y (8a mol). Đun nóng M bằng 335 ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hơi Z chứa một chất duy nhất và hỗn hợp rắn T gồm 4 muối. Đốt cháy hoàn toàn T bằng 35,756 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2 và 69,02 gam hỗn hợp chứa CO2 và H2O. Nếu thủy phân peptit X, Y thì thu được hỗn hợp valin, alanin. Phần trăm về khối lượng của X trong M là:
Chọn đáp án D
Câu 40:
Hòa tan hết 8,53 gam hỗn hợp E chứa Mg, ZnO, ZnCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 (x mol) và H2SO4 thu được dung dịch X chỉ chứa 26,71 gam muối trung hòa và 2,464 lít hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, CO2 với tổng khối lượng 2,18 gam. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 56,465 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Mg trong E gần nhất với?
CHÚ Ý |
Đây là bài toán đòi hỏi khá cao về kỹ năng đặt ẩn, biến đổi và tính toán. Với bài toán này nếu ta không đặt 4 ẩn rồi hệ 4 phương trình thì rất khó tìm được đáp số với thời gian cho phép. Để có thể xử lý được nhanh gọn các bài toán các em cần phải không ngừng luyện tập và trau dồi kinh nghiệm giải bài. |