Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải
Đề thi thử THPTQG Hóa Học chuẩn cấu trúc bộ giáo dục có lời giải (Đề số 19)
-
3537 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 14:
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
Chọn D
Câu 15:
Cho các polime sau: cao su buna, tơ xenlulozơ axetat, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), amilopectin, poli(etylen terephtalat). Số polime tổng hợp là
Chọn C.
Polime tổng hợp là cao su buna, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), poli(etylen terephtalat)
Câu 16:
Hỗn hợp X gồm đimetylamin, etylamin và anilin tác dụng tối đa với 0,2 mol HCl. Nếu đốt cháy hoàn toàn cùng lượng X thì tổng khối lượng H2O và N2 thu được là
Chọn C
Câu 17:
Thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y được mô tả như hình vẽ sau:
Phương trình hóa học điều chế khí Z là
Chọn A
Câu 18:
Thủy phân este X trong môi trường axit thu được chất hữu cơ Y và Z. Bằng một phản ứng trực tiếp có thể chuyển hóa Y thành Z. Chất nào sau đây không thỏa mãn tính chất của X?
Chọn D
Câu 20:
Cho 2,24 gam Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M đến khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Chọn D
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp saccarozơ, glucozơ và tinh bột cần dùng 0,42 mol O2 thu được 0,38 mol H2O. Giá trị của m là
Chọn B
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(a) Vinylaxetilen và glucozơ đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư.
(b) Phenol và alanin đều tạo kết tủa với nước brom.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.
(d) 1,0 mol Val-Val-Lys tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3,0 mol HCl.
(e) Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(g) Thủy phân đến cùng amilopectin thu được hai loại monosaccarit.
Số phát biểu đúng là
Chọn D.
(b) Sai, Alanin không có phản ứng với nước brom.
(d) Sai, 1,0 mol Val-Val-Lys tác dụng tối đa với dung dịch chứa 4,0 mol HCl.
(g) Sai, Thủy phân đến cùng amilopectin thu được glucozơ
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(b) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương.
(c) Khi cho CrO3 vào nước dư tạo thành dung dịch chứa hai axit.
(d) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa hai muối.
(e) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thu được kết tủa keo trắng.
(g) Ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Ag+.
Số phát biểu đúng là
Chọn A.
(a) Sai, Kim loại Cu không khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(g) Sai, Ion Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Ag+.
Câu 32:
: Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dẫn điện của Al tốt hơn Cu.
(b) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3, sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.
(d) Các kim loại kiềm thổ đều khử nước ở nhiệt độ thường.
(e) Trong tự nhiên, kim loại kiềm và kiềm thổ chỉ tồn tại dạng hợp chất.
(g) Hợp kim Li-Al được dùng trong kỹ thuật hàng không.
Số phát biểu đúng là
Chọn C.
(a) Sai, Độ dẫn điện của Al kém hơn Cu.
(c) Sai, Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3, sau phản ứng thu được kết tủa BaSO4.
(d) Sai, Các kim loại kiềm thổ khử nước ở nhiệt độ thường (trừ Be).
Câu 33:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng hỗn hợp etyl axetat với dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho dung dịch glucozơ vào Cu(OH)2.
(c) Nhỏ dung dịch phenol vào nước.
(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch anilin, đun nóng nhẹ.
(e) Sục etilen vào dung dịch KMnO4.
(g) Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch đồng nhất là
Chọn A.
(a) Sai, Phản ứng thuỷ phân etyl axetat trong môi trường H2SO4 loãng tạo axit và ancol là phản ứng thuận nghịch nên dung dịch thu được vẫn có sự tách lớp.
(b) Đúng, Dung dịch glucozơ hoà tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam.
(c) Sai, Dung dịch phenol ít tan trong vào nước lạnh Þ tách lớp.
(d) Đúng, Dung dịch HCl dư hoà tan được dung dịch anilin Þ dung dịch đồng nhất.
(e) Sai, Sục etilen vào dung dịch KMnO4 thì màu tím mất dần và xuất hiện kết tủa nâu xám MnO2.
(g) Sai, Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thì xảy ra hiện tượng đông tụ protein
Câu 35:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4.
(b) Ngâm thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(c) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4.
(e) Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH.
(g) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có hiện tượng chuyển màu là
Chọn A.
(a) Dung dịch nhạt dần màu tím.
(b) Dung dịch nhạt dần màu xanh.
(c) Có xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan tạo dung dịch thu được trong suốt
(d) Dung dịch nhạt dần màu cam.
(e) Dung dịch chuyển sang màu vàng.
(g) Dung dịch không có sự chuyển màu