IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 Hình học - Chương 4: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

Giải SGK Toán 8 Hình học - Chương 4: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều

  • 2317 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cắt từ tấm bìa cứng thành các hình như ở hình 118 rồi gấp lại để có những hình chóp đều.

Xem đáp án

Gấp hình có đáy là tam giác đều ta được hình chóp tam giác đều:

Để học tốt Toán 8 | Giải toán lớp 8

Gấp hình có đáy là hình vuông ta được hình chóp tứ giác đều:

Để học tốt Toán 8 | Giải toán lớp 8


Câu 2:

Quan sát hình 120 và điền cụm từ và số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau, biết rằng các hình đã cho là những hình chóp đều.

Giải bài 36 trang 118 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

  Chóp tam giác đều Chóp tứ giác đều Chóp ngũ giác đều Chóp lục giác đều
Đáy Tam giác đều      
Mặt bên   Tam giác cân    
Số cạnh đáy     5  
Số cạnh     10  
Số mặt   5  
Xem đáp án
  Chóp tam giác đều Chóp tứ giác đều Chóp ngũ giác đều Chóp lục giác đều
Đáy Tam giác đều Hình vuông Ngũ giác đều Lục giác đều
Mặt bên Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân
Số cạnh đáy 3 4 5 6
Số cạnh 6 8 10 12
Số mặt 4 5 6 7

Kiến thức áp dụng

+ Hình chóp đều có đáy là đa giác đều; các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

+ Hình chóp n - giác đều có đáy là đa giác đều n cạnh, số mặt = n + 1, số cạnh = 2n.


Câu 3:

Hãy xét sự đúng sai của các phát biểu sau:

a) Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.

b) Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.

Xem đáp án

- Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là các tam giác bằng nhau và có chung đỉnh ( là đỉnh của hình chóp).

- Trên hình chóp đều, chân đường cao H là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.

a) Sai, vì hình thoi không phải là tứ giác đều (các góc không bằng nhau).

b) Sai, vì hình chữ nhật không phải là tứ giác đều (các cạnh không bằng nhau).

Kiến thức áp dụng

Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác cân chung đỉnh.


Câu 4:

Trong các tấm bìa ở hình 121, em gấp lại tấm bìa nào thì có được một hình chóp đều?

Giải bài 38 trang 119 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Hình 121

Xem đáp án

Hình a khi gấp lại thì không được một hình chóp đều vì đáy là tứ giác đều nhưng chỉ có ba mặt bên thay vì phải có 4 mặt bên.

Hình b, c khi gấp lại thì được một hình chóp tứ giác đều.

Hình d khi gấp lại thì không được một hình chóp tứ giác đều vì ở trên cùng một cạnh đáy có đến 2 mặt bên còn trên một cạnh đáy thì không có mặt bên nào.

Kiến thức áp dụng

+ Hình chóp đều có đáy là đa giác đều; các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

+ Hình chóp n - giác đều có đáy là đa giác đều n cạnh, số mặt = n + 1, số cạnh = 2n.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương