Trắc nghiệm Bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh có đáp án
-
473 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một cửa hàng bán quần áo muốn biết cỡ áo nào bán được nhiều nhất trong các cỡ S (Smail - Nhỏ), M (Medium - Vừa), L (Large - Lớn) nên yêu cầu nhân viên bán hàng ghi lại cỡ của một mẫu áo bán ra trong một tuần, kết quả thu được dãy dữ liệu như sau:
M, M, S, M, S, M, M, L, M, M, M, M, S, M, L, L, L, M, S, S, M,
M, L, M, M, M, S, M, M, S, S, L, M, S, M, M, M, S, L, L, M, L,
L, M, M, L, L, M, M, L, M, M, L, L, M.
Nhìn vào dữ liệu này, nhân viên cửa hàng có thể biết ngay cỡ áo nào được bán nhiều nhất không?
Nếu nhìn vào bảo số liệu này thì nhân viên cửa hàng không thể biết ngay cỡ áo nào được bán nhiều nhất.
Câu 2:
Hãy đếm xem cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu chiếc áo mỗi cỡ rồi thay các dấu "?" bằng số thích hợp trong bảng sau:
a) Hãy đếm xem cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu chiếc áo mỗi cỡ rồi thay các dấu "?" bằng số thích hợp trong bảng sau:
Cỡ áo | S | M | L |
Số lượng bán được | 10 | ? | ? |
b) Dựa vào bảng trên, hãy cho biết cỡ áo nào bán được nhiều nhất, cỡ áo nào bán được ít nhất.
a) Đến xem một cửa hàng bán quần áo và minh họa ví dụ như sau:
Từ dữ liệu ở trên ta đếm được cửa hàng bán được 30 cỡ áo M, 15 cỡ áo L nên ta có bảng dưới đây:
Cỡ áo | S | M | L |
Số lượng bán được | 10 | 30 | 15 |
b) Vì 10 < 15 < 30 nên cỡ áo bán được nhiều nhất là: M; cỡ áo bán được ít nhất là: S.
Câu 3:
Cho dãy số liệu về cân nặng (theo đơn vị kilôgam) của 15 học sinh lớp 6 như sau:
40 39 41 45 41 42 40 42 40 41 43 40 42 45 42
a) Hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:
Cân nặng (kg) | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 45 |
Số học sinh | ? | ? | ? | ? | ? | ? |
b) Dựa vào bảng hãy cho biết có bao nhiêu bạn nặng 45 kilôgam.
a) Ta có bảng thống kê sau:
Cân nặng (kg) | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 45 |
Số học sinh | 1 | 4 | 3 | 4 | 1 | 2 |
b) Dựa vào bảng trên có 2 bạn nặng 45 kilôgam.
Câu 4:
(1) Cho các loại cây: bưởi, lúa, hồng xiêm, tỏi, hoa huệ, mít, ổi. Hãy xác định loại rễ (rễ cọc, rễ chùm) của mỗi cây rồi lập bảng thông kê về số lượng cây theo loại rễ.
(2) Trong một kì thi quốc tế, các thành viên đội tuyển Việt Nam đạt được số điểm lần lượt là:
26 18 36 28 21 32
Biết rằng người ta phân loại huy chương theo điểm số như sau:
Từ 15 đến dưới 24 điểm: Huy chương đồng;
Từ 24 đến dưới 31 điểm: Huy chương bạc;
Từ 31 điểm trở lên: Huy chương vàng.
Em hãy lập bảng thống kê số lượng huy chương của đội tuyển Việt Nam trong kì thi này theo mẫu sau:
Huy chương | Vàng | Bạc | Đồng |
Số học sinh |
|
|
|
1) Theo sách báo, hoặc tìm hiểu trên Internet, ta có:
Rễ cọc: bưởi, hồng xiêm, mít, ổi
Rễ chùm: lúa; tỏi; hoa huệ.
Ta có bảng thống kê:
Loại rễ | Rễ cọc | Rễ chùm |
Số lượng cây | 4 | 3 |
2)
+) Điểm từ 15 đến dưới 24 điểm là: điểm 18; 21 (huy chương đồng)
+) Từ 24 đến dưới 31 điểm là: điểm 26; 28 (huy chương bạc)
+) Từ 31 điểm trở lên là: điểm 32; 36 (huy chương vàng)
Do đó ta có bảng thống kê sau:
Huy chương | Vàng | Bạc | Đồng |
Số học sinh | 2 | 2 | 2 |
Câu 5:
Hãy vẽ lại hình sau vào vở rồi hoàn thiện biểu đồ tranh để biểu diễn bảng thống kê trong HĐ1. Cho mỗi ứng với 5 chiếc áo bán ra.
Vì mỗi ứng với 5 chiếc áo bán ra nên số của cỡ M là: 30: 5 = 6 (biểu tượng)
Số của cỡ L là: 15: 5 = 3 (biểu tượng)
Do vậy, ta có biểu đồ tranh sau đây:
Câu 6:
Thống kê số bạn mang bút chì và tẩy ở tổ em. Lập bảng thống kê rồi vẽ biểu đồ tranh cho bảng thống kê đó.
Thực hành thống kê tại lớp của em:
Dưới đây là một ví dụ ở một lớp 6 của một tổ có 10 bạn: Lan, Mai, Ngọc, Linh, Nam, Tuấn, Hà, Bình, Chi, Anh
Các bạn mang cả bút chì và tẩy là: Lan, Mai, Chi, Anh, Nam
Ta thấy có 5 bạn
Ta có bảng thống kê:
Câu 7:
Biểu đồ tranh ở bên cho biết món ăn sáng yêu thích của các bạn trong lớp.
Lập bảng thống kê biểu diễn số lượng học sinh trong lớp yêu thích mỗi món ăn.
Số lượng học sinh trong lớp yêu thích phở là:
5. 2 = 10 ( học sinh)
Số lượng học sinh trong lớp yêu thích bánh mì là:
5. 4 = 20 ( học sinh)
Số lượng học sinh trong lớp yêu thích bún là:
5. 1 = 5 ( học sinh)
Số lượng học sinh trong lớp yêu thích phở là:
5. 2 = 10 ( học sinh)
Ta có bảng thống kê sau:
Tên món ăn | Phở | Bánh mì | Bún | Xôi |
Số lượng học sinh | 10 | 20 | 5 | 10 |
Câu 8:
Một cuộc điều tra về vệ sinh trường học cho thấy có 50 học sinh có sử dụng xà phòng rửa tay, 30 học sinh chỉ rửa tay bằng nước sạch, 10 học sinh không rửa tay trước khi ăn.
a) Lập bảng thống kê biểu diễn dữ liệu đã thu thập;
b) Cho mỗi ứng với 10 học sinh. Vẽ biểu đồ tranh cho bảng thống kê thu được từ câu a.
a) Bảng thống kê biểu diễn dữ liệu trên là:
Dụng cụ rửa tay | Xà phòng | Nước sạch | Không rửa tay |
Số học sinh | 50 | 30 | 10 |
b)
Số học sinh rửa tay có sử dụng xà phòng rửa tay ứng với: 50: 10 = 5 (biểu tượng)
Số học sinh chỉ rửa tay bằng nước sạch ứng với: 30: 10 = 3 (biểu tượng)
Số học sinh không rửa tay trước khi ăn ứng với: 10: 10 = 1 (biểu tượng)
Ta có biểu đồ tranh sau đây:
Câu 9:
Một phường lắp đặt hệ thống lấy ý kiến đánh giá của nhân dân về thái độ phục vụ của cán bộ phường.
Biểu đồ tranh dưới đây là kết quả đánh giá của người dân về một cán bộ trong một tuần làm việc ( mỗi biểu tượng thể hiện kết quả một lần đánh giá, hài lòng: , bình thường: , không hài lòng: ).
Cả tuần có bao nhiêu lượt người cho ý kiến đánh giá về cán bộ này? Có bao nhiêu lượt đánh giá hài lòng, bình thường, không hài lòng?
Số lượt đánh giá cán bộ từng ngày trong một tuần làm việc được thống kê ở bảng dưới đây:
Số lượt đánh giá | Hài lòng | Bình thường | Không hài lòng |
Thứ Hai | 3 | 5 | 2 |
Thứ Ba | 4 | 3 | 1 |
Thứ Tư | 4 | 3 | 2 |
Thứ Năm | 2 | 6 | 2 |
Thứ Sáu | 1 | 3 | 2 |
Tổng | 14 | 20 | 9 |
Tổng số lượt đánh giá hài lòng trong tuần là: 3 + 4 + 4 + 2 + 1 = 14 (lần)
Tổng số lượt đánh giá bình thường trong tuần là: 5 + 3 + 3 + 6 + 3 = 20 (lần)
Tổng số lượt đánh giá không hài lòng trong tuần là: 2 + 1 + 2 + 2 + 2 = 9 (lần)
Số lượt người đánh giá về cán bộ này trong cả tuần là: 14 + 20 + 9 = 43 (lượt người)
Câu 10:
Biểu đồ tranh sau đây cho biết số lượt ô tô vào gửi tại một bãi đỗ xe vào các ngày trong một tuần.
Hãy lập bảng thống kê biểu diễn số ô tô vào gửi tại bãi đỗ xe vào các ngày trong tuần.
Số ô tô gửi vào bãi đỗ xe vào thứ Hai là:
3. 5 = 15 (ô tô)
Số ô tô gửi vào bãi đỗ xe vào thứ Ba là:
3. 7 = 21 (ô tô)
Số ô tô gửi vào bãi đỗ xe vào thứ Tư là:
3. 3 = 9 (ô tô)
Số ô tô gửi vào bãi đỗ xe vào thứ Năm là:
3. 4 = 12 (ô tô)
Số ô tô gửi vào bãi đỗ xe vào thứ Sáu là:
3. 6 = 18 (ô tô)
Do vậy, ta có bảng thống kê sau:
Thứ | Hai | Ba | Tư | Năm | Sáu |
Số ô tô gửi bãi đỗ xe | 15 | 21 | 9 | 12 | 18 |
Câu 11:
Lớp 6A lấy ý kiến của các bạn trong lớp về việc tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ với 3 lựa chọn:
A. Tiếng Anh
B. Tiếng Pháp
C. Tiếng Nga
Mỗi học sinh chỉ được chọn tham gia một trong ba câu lạc bộ. Kết quả khảo sát như sau:
A B B C C B A C A A A A B A B A A A B B A
B B B A C A A B A B A A A C C
a) Lập bảng thống kê biểu diễn số lượng học sinh đăng kí tham gia mỗi câu lạc bộ;
b) Vẽ biểu đồ tranh cho bảng thống kê ở câu a.
a)
+) Có tổng số chữ A qua khảo sát trên là 18 nghĩa là có 18 bạn tham gia câu lạc bộ tiếng Anh
+) Có tổng số chữ B qua khảo sát trên là 12 nghĩa là có 12 bạn tham gia câu lạc bộ tiếng Pháp
+) Có tổng số chữ C qua khảo sát trên là 6 nghĩa là có 6 bạn tham gia câu lạc bộ tiếng Nga
Ta có bảng thống kê sau:
Câu lạc bộ | Tiếng Anh | Tiếng Pháp | Tiếng Nga |
Số lượng học sinh tham gia | 18 | 12 | 6 |
b) Vì ƯCLN(18, 12, 6) = 6 nên ta sẽ dùng mỗi biểu tượng @ biểu diễn 6 học sinh tham gia câu lạc bộ
Số học sinh tham gia câu lạc bộ tiếng Anh ứng với: 18: 6 = 3 (biểu tượng)
Số học sinh tham gia câu lạc bộ tiếng Pháp ứng với: 12: 6 = 2 (biểu tượng)
Số học sinh tham gia câu lạc bộ tiếng Nga ứng với: 6: 6 = 1 (biểu tượng)
Ta có biểu đồ tranh dưới đây:
Câu lạc bộ | Tiếng Anh | Tiếng Pháp | Tiếng Nga |
Số lượng học sinh tham gia | @@@ | @@ | @ |
Câu 12:
Bảng thống kê sau cho biết số lượng tin nhắn một người nhận được vào các ngày làm việc trong tuần.
Ngày | Số tin nhắn |
Thứ hai | 6 |
Thứ ba | 4 |
Thứ tư | 4 |
Thứ Năm | 2 |
Thứ Sáu | 8 |
Dùng mỗi biểu tượng ứng với 2 tin nhắn, hãy vẽ biểu đồ tranh biểu diễn bảng thống kê trên.
Số tin nhắn của một người nhận được vào thứ Hai ứng với: 6: 2 = 3 (biểu tượng)
Số tin nhắn của một người nhận được vào thứ Ba ứng với: 4: 2 = 2 (biểu tượng)
Số tin nhắn của một người nhận được vào thứ Tư ứng với: 4: 2 = 2 (biểu tượng)
Số tin nhắn của một người nhận được vào thứ Năm ứng với: 2: 2 = 1 (biểu tượng)
Số tin nhắn của một người nhận được vào thứ Sáu ứng với: 8: 2 = 4 (biểu tượng)
Ta có biểu đồ tranh dưới đây: