Trắc nghiệm Toán 6 Bài 14 (có đáp án): Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố
-
571 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn khẳng định đúng:
Đáp án cần chọn là: A
A. Đáp án này đúng vì mọi số tự nhiên đều có ước chung là 1.
B. Đáp án này sai, vì 0 không là ước của 1 số nào cả.
C. Đáp án này sai, vì số nguyên tố có 2 ước là 1 và chính nó.
D. Đáp án này sai, vì 2 số nguyên tố có ước chung là 1.
Câu 2:
Khẳng định nào là sai:
Đáp án cần chọn là: B
+) Số a phải là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn 2 ước thì a mới là hợp số nên B sai.
+) 1 là số tự nhiên chỉ có 1 ước là 1 nên không là số nguyên tố và 0 là số tự nhiên nhỏ hơn 1 nên không là số nguyên tố. Lại có 0 và 1 đều không là hợp số do đó A đúng.
+) Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 mà chỉ có hai ước là 1 và chính nó nên D đúng và suy ra 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất nên C đúng.
Câu 3:
Chọn câu đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
Hợp số là số chia hết cho số khác ngoài 1 và chính nó.
Nên cả A, B đều đúng.
Câu 4:
Khẳng định nào sau đây là đúng:
Đáp án cần chọn là: B
Đáp án A: Sai vì 0 và 1 không phải là số nguyên tố.
Đáp án C: Sai vì 1 không phải là hợp số, 3,5 là các số nguyên tố.
Đáp án D: Sai vì 7 không phải là hợp số.
Đáp án B: Đúng vì 3;5 đều là số nguyên tố
Câu 5:
Có bao nhiêu số nguyên tố trong các số sau: 5;13;21;51;29;129?
Đáp án cần chọn là: B
Có 3 số nguyên tố là 5;13;29
Các số 51;21;129 đều có ước là 3 nên là hợp số
Câu 6:
Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố:
Đáp án cần chọn là: A
A.15–5+3=13 là số nguyên tố
B.7.2+1=14+1=15, ta thấy 15 có ước 1;3;5;15nên 15 là hợp số.
C.14.6:4=84:4=21, ta thấy 21 có ước 1;3;7;21nên 21 là hợp số
D.6.4−12.2=24–24=0, ta thấy 0 không là số nguyên tố, không là hợp số
Câu 7:
Kết quả của phép tính nào sau đây là hợp số:
Đáp án cần chọn là: A
A)32.2+1=65 là hợp số vì có ước 1;5;13;65
B)7.4+3=31 là số nguyên tố
C)19–14=5 là số nguyên tố
D)25−3.2=19 là số nguyên tố
Câu 8:
Thay dấu * để được số nguyên tố :
Đáp án cần chọn là : A
Đáp án A: Vì 37 chỉ chia hết cho 11 và 37 nên 37 là số nguyên tố, do đó chọn A.
Đáp án B: 34 không phải là số nguyên tố (34 chia hết cho {2;4;…}). Do đó loại B.
Đáp án C: 36 không phải là số nguyên tố (36 chia hết cho {1;2;3;...;36}). Do đó loại C.
Đáp án D: 39 không phải là số nguyên tố (39 chia hết cho {1;3;...;39}). Do đó loại D.
Câu 9:
Thay dấu * để được số nguyên tố :
Đáp án cần chọn là: C
Đáp án A: 40 không là số nguyên tố vì 40 chia hết cho {2;5;8;…}).
Đáp án B:44 không phải là số nguyên tố (44 chia hết cho {2;4;…}).
Đáp án C: 47 là số nguyên tố
Đáp án D: 45 không phải là số nguyên tố (45 chia hết cho {1;5;9;15;45}).
Câu 10:
Thay dấu * để được số nguyên tố :
Đáp án cần chọn là: D
Dấu * có thể nhận các giá trị {2;8;5;4}
+) Ta có 21 có các ước 1;3;7;21nên 21 là hợp số. Loại A
+) 81 có các ước 1;3;9;27;81nên 81 là hợp số. Loại B
+) 51 có các ước 1;3;17;51nên 51 là hợp số. Loại C
+) 41 chỉ có hai ước là 1;41 nên 41 là số nguyên tố.
Câu 11:
Thay dấu * để được số nguyên tố
Đáp án cần chọn là: C
Dấu * có thể nhận các giá trị {3;6;5;9}
+) Ta có: 33 có các ước 1;3;11;33nên 33 là hợp số. Loại A
+) 63 có các ước 1;3;9;21;63nên 63 là hợp số. Loại B
+) 93 có các ước 1;3;31;93nên 93 là hợp số. Loại D
+) 53 chỉ có hai ước là 1;53nên 53 là số nguyên tố.
Câu 12:
Cho các số 21;77;71;101. Chọn câu đúng.
Đáp án cần chọn là: B
+ Số 21 có các ước 1;3;7;21nên 21 là hợp số
+ Số 77 có các ước 1;7;11;77nên 77 là hợp số
+ Số 71 chỉ có hai ước là 1;71nên 71 là số nguyên tố.
+ Số 101 chỉ có hai ước là 1;101 nên 101 là số nguyên tố.
Như vậy có hai số nguyên tố là 71;101và hai hợp số là 21;77
Câu 13:
Cho các số 121;103;91. Chọn câu đúng.
Đáp án cần chọn là: A
+ Số 121 có các ước 1;11;121nên 121 là hợp số
+ Số 91 có các ước 1;7;13;91nên 91 là hợp số
+ Số 103 chỉ có hai ước là 1;103nên 103 là số nguyên tố.
Như vậy có 1 số nguyên tố là 103 và hai hợp số là 121;91.
Câu 14:
Cho A = 90.17 + 34.40 + 12.51 và B = 5.7.9 + 2.5.6. Chọn câu đúng.
Đáp án cần chọn là: D
+) Ta có A=90.17+34.40+12.51
Nhận thấy 17⋮17;34⋮17;51⋮17nên A=90.17+34.40+12.51 chia hết cho 17 nên ngoài ước là 1 và chính nó thì A còn có ước là 17. Do đó A là hợp số.
+) Ta cóB=5.7.9+2.5.6=5.(7.9+2.6)⋮5nên B=5.7.9+2.5.6 ngoài ước là 1 và chính nó thì A còn có ước là 5. Do đó B là hợp số.
Vậy cả A và B đều là hợp số.
Câu 15:
Cho A = 1.3.5.7...13 + 20 và B = 147.247.347 - 13. Chọn câu đúng
Đáp án cần chọn là: D
+) Ta có: A=1.3.5.7...13+20
Nhận thấy 5⋮5;20⋮5nên A=1.3.5.7...13+20 chia hết cho 5, do đó ngoài ước là 1 và chính nó thì A còn có ước là 5. Hay A là hợp số.
+) Ta có: B=147.247.347−13 có 247⋮13;13⋮13và 147.247.347–13>1 nên B=147.247.347−13 ngoài ước là 1 và chính nó thì A còn có ước là13. Do đó B là hợp số.
Vậy cả A và B đều là hợp số.
Câu 16:
Tổng của 3 số nguyên tố là 578. Tìm ra số nguyên tố nhỏ nhất trong 3 số nguyên tố đó.
Đáp án cần chọn là: A
Tổng 3 số nguyên tố là 578 là số chẵn, nên trong 3 số nguyên tố có ít nhất 1 số là số chẵn. Ta đã biết số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất. Vậy số nguyên tố nhỏ nhất trong 3 số nguyên tố có tổng là 578 là số 2.
Câu 17:
Tổng của 2 số nguyên tố là 999. Tìm ra số nguyên tố lớn hơn trong 2 số nguyên tố đó.
Đáp án cần chọn là: A
Tổng 2 số nguyên tố là 999 là số lẻ, nên phải có 1 số chẵn và 1 số lẻ.
Suy ra nguyên tố là số chẵn chỉ có thể là số 2.
Do đó, số còn lại là: 999–2=997 (thỏa mãn là số nguyên tố)
Câu 18:
Có bao nhiêu số nguyên tố x thỏa mãn 50 < x < 60?
Đáp án cần chọn là: A
Các số x thỏa mãn 50<x<60 là 51;52;53;54;55;56;57;58;59
Trong đó các số nguyên tố là 53;59.
Vậy có hai số nguyên tố thỏa mãn đề bài