Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Các dạng bài tập về tập hợp số nguyên có đáp án
Dạng 4: Tìm số nguyên với điều kiện cho trước có đáp án
-
2204 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho tập hợp E = {x \[ \in \] \(\mathbb{Z}\)| -3 ≤ x < 4}. Hãy liệt kê các phần tử thuộc tập hợp E.
Đáp án đúng là: B
Tập hợp E gồm những số nguyên lớn hơn hoặc bằng -3 và nhỏ hơn 4. Nên tập hợp
E = { -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3}.
Câu 2:
Cho tập hợp K= {x \[ \in \] \(\mathbb{N}\)| -1 ≤ x < 6}. Hãy liệt kê các phần tử thuộc tập hợp K.
Đáp án đúng là: C
Tập hợp K là tập các số tự nhiên sao cho lớn hơn hoặc bằng -1 và nhỏ hơn 6 nên tập hợp K là: K= {0;1; 2; 3; 4; 5}.
Câu 3:
Cho tập hợp Q = {x \[ \in \] Z| -3 < x < 5}. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: D
Tập hợp Q là tập hợp những số nguyên sao cho lớn hơn -3 và nhỏ hơn 5, nên Q = { -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}. Vậy phát biểu đúng là: 2 \[ \in \] Q.
Câu 4:
Cho tập hợp P = {-2; 7; -10; -3; 5; 8; 0}. Hãy viết tập hợp D gồm các phần tử thuộc tập hợp P và lớn hơn 3.
Đáp án đúng là: A
Trong tập hợp P = {-2; 7; -10; -3; 5; 8; 0} có các số lớn hơn 3 đó là: 7; 5; 8.
Vậy tập hợp D = {7; 5; 8}.
Câu 5:
Cho tập hợp T = {4; -7; -9; 0; 15; -8; -2022}. Hãy viết tập hợp E gồm các phần tử là số nguyên âm thuộc tập T.
Đáp án đúng là: B
Trong tập hợp T = {4; -7; -9; 0; 15; -8; -2022} có các phần tử là số nguyên âm như sau:
-7; -9; -8; -2022. Nên tập hợp E = {-7; -9; -8; -2022}.
Câu 6:
Cho tập hợp A = {-5; 2; -1; 3; -11; -7; 0}. Biết tập hợp B gồm các phần tử là số nguyên âm thuộc tập A. Khẳng định nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: C
Trong tập hợp A = {-5; 2; -1; 3; -11; -7; 0} có các phần tử là số nguyên âm như sau: -5; -1; -11;
-7 nên tập hợp B = {-5; -1; -11; -7}. Vậy phát biểu sai là: 0 \[ \in \] B.
Câu 7:
Cho tập hợp D = {3; -2; -6; 7; 4; -9; 0; 13}
Tập hợp E gồm các phần tử là số nguyên dương của tập hợp D. Tổng các phần tử của tập hợp E là:
Đáp án đúng là D
Trong tập hợp D = {3; -2; -6; 7; 4; -9; 0; 13} có các phần tử là số nguyên dương như sau: 3; 7; 4; 13 nên tập hợp E = {3; 7; 4; 13}. Nên tổng các phần tử của E là: 3 + 7 + 4 + 13 = 27.
Câu 8:
Cho tập hợp K = {-4; 5; -8; -12; 3; 7}. Biết tập hợp I gồm các phần tử thuộc tập K và lớn hơn hoặc bằng -4. Khẳng định nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là C
Trong tập hợp K = {-4; 5; -8; -12; 3; 7} có các phần tử lớn hơn hoặc bằng -4 là: -4; 5; 3; 7, nên tập hợp I = {-4; 5; 3; 7}.
Do đó, -4 thuộc I; -5 không thuộc I; -12 không thuộc I và 3 thuộc I
Câu 9:
Cho tập hợp M = {2; -1; -3; 5; 0; 15}. Biết tập hợp N gồm các phần tử là số nguyên dương thuộc tập M. Hỏi có bao nhiêu phần tử thuộc N?
Đáp án đúng là: B
Trong tập hợp M = {2; -1; -3; 5; 0; 15} có các phần tử là số nguyên dương như sau: 2; 5; 15 nên tập hợp N = {2; 5; 15}. Số phần tử thuộc tập N là: 3.
Câu 10:
Cho tập hợp O = {-4; 2; -1; 1; 0; -6; 5}. Biết tập hợp P gồm các phần tử là số nguyên âm thuộc tập O. Hỏi có bao nhiêu phần tử thuộc P và nhỏ hơn -3?
Đáp án đúng là: C
Trong tập hợp O = {-4; 2; -1; 1; 0; -6; 5} có các phần tử là số nguyên âm như sau: -4; -1; -6 nên tập hợp P = { -4; -1; -6}. Mà -4 < -3; -1 > -3; -6 < -3 nên số phần tử thuộc P và nhỏ hơn -3 là 2.