IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Các dạng toán về tập hợp có đáp án

Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 1: Các dạng toán về tập hợp có đáp án

Dạng 1: Mô tả một tập hợp cho trước có đáp án

  • 1795 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tập hợp M các tháng có 31 ngày trong năm được viết theo cách liệt kê là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các tháng có 31 ngày trong năm là: tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12.

Theo cách liệt kê, ta viết: M = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12}.


Câu 2:

Tập hợp A gồm các chữ cái trong từ “QUẢNG NINH” theo cách liệt kê là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Từ “QUẢNG NINH” được tạo thành từ các chữ cái: Q; U; A; N; G; I; H

Theo cách liệt kê, ta viết: A = {Q; U; A; N; G; I; H}.


Câu 3:

Viết tập hợp F các số tự nhiên không nhỏ hơn 3 và nhỏ hơn 7 được viết là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các số tự nhiên không nhỏ hơn 3 và nhỏ hơn 7 gồm: 3; 4; 5; 6.

Vậy các phần tử trong tập hợp F là số.

Theo cách liệt kê, ta viết: F = {3; 4; 5; 6}.

Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng, ta viết: F = {x | x \( \in \mathbb{N}\); \(3 \le x < 7\)}


Câu 4:

Tập hợp D gồm các ngày trong tuần bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng được viết là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các ngày trong tuần gồm có: Thứ 2; Thứ 3; Thứ 4; Thứ 5; Thứ 6; Thứ 7; Chủ nhật.

Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng, ta viết: D = {x | x là một trong các ngày trong tuần}.


Câu 5:

Tập hợp Y các số tự nhiên nhỏ hơn 5 theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng được viết là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các số tự nhiên nhỏ hơn 5 gồm: 0; 1; 2; 3; 4.

Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng, ta viết: Y = {x | x \( \in \mathbb{N}\); \(x < 5\)}


Câu 6:

Cho tập hợp A = {x | x \( = 2n + 1\); \(3 < x < 15\); \(n \in \mathbb{N}\)}. Khẳng định đúng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

x \( = 2n + 1\) với \(n \in \mathbb{N}\) nên x là số tự nhiên chia cho 2 dư 1. Do đó các phần tử thuộc tập hợp A là số tự nhiên lẻ.

\(3 < x < 15\) tức là các phần tử của tập hợp A lớn hơn 3 và nhỏ hơn 15.

Nên tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ, lớn hơn 3 và nhỏ hơn 15.


Câu 7:

Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 2 theo cách liệt kê

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các số tự nhiên có hai chữ số trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 2 gồm: 20; 31; 42; 53; 64; 75; 86; 97.

Theo cách liệt kê, ta viết: {20; 31; 42; 53; 64; 75; 86; 97}.


Câu 8:

Cho H = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}. Cách viết tập hợp H đúng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

H = {x | x \( \in \mathbb{N}\); \(x < 8\)}. Sai vì x \( \in \mathbb{N}\)\(x < 8\) thì tập hợp còn có phần tử là 0.

H = {x | x \( \in {\mathbb{N}^ * }\); \(x \le 7\)}. Đúng vì \({\mathbb{N}^ * }\) là tập hợp số tự nhiên khác 0.

H = {x | \(0 < x \le 7\)}. Sai vì theo cách viết này các phần tử của tập hợp có thể là số thập phân.

H = {x | \(0 < x < 8\)}. Sai vì theo cách viết này các phần tử của tập hợp có thể là số thập phân.


Câu 9:

Cho tập hợp P = {19; 28; 37; 46; 55; 64; 73; 82; 91}. Viết các tập hợp P bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta thấy: 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 6 = 5 + 5 = 6 + 4 = 7 + 3 = 8 + 2 = 9 + 1 = 10

Do đó, các phần tử thuộc tập hợp P đều là các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó tổng các chữ số của nó là 10.

Theo cách nêu dấu hiệu đặc trưng, ta viết: P = {x | x là một số tự nhiên có hai chữ số và tổng các chữ số của nó là 10}.


Câu 10:

Cho tập hợp {x | x là một số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và tổng ba chữ số bằng 6}. Viết tập hợp này bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

x là một số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và tổng ba chữ số bằng 6

Mà ta có: 6 = 3 + 2 + 1 = 5 + 1 + 0 = 4 + 2 + 0.

Theo cách liệt kê, ta viết:  

{321; 312; 231; 213; 123; 132; 510; 501; 150; 105; 420; 402; 240; 204}.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương