Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 5: Các dạng toán về ước và bội của một số nguyên có đáp án

Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 5: Các dạng toán về ước và bội của một số nguyên có đáp án

Dạng 3: Tìm số chưa biết có đáp án

  • 1971 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có bao nhiêu cặp số (x; y) biết x, y là ước của 40 và x + y = 3?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các ước dương của 40 là: 1; 2; 4; 5; 8; 10; 20; 40. Do đó các ước của 40 là: 1; -1; 2; -2; 4; -4; 5; -5; 8; -8; 10; -10; 20; -20; 40; -40.

3 = 1 + 2 = -1 + 4 = -2 + 5

Vậy (x; y) = {(1; 2), (2; 1), (-1; 4), (4; -1), (-2; 5), (5; -2)}


Câu 2:

Có bao nhiêu cặp số (x; y) biết x là ước của 10, y là bội dương nhỏ hơn 11 của 3 và x + y = 1?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các ước dương của 10 là: 1; 2; 5; 10. Do đó các ước của 10 là: 1; -1; 2; -2; 5; -5; 10; -10 nên x thuộc {1; -1; 2; -2; 5; -5; 10; -10}

Lần lượt nhân 3 với 0; 1; 2; 3;… ta được các ước tự nhiên của 3 là: 0; 3; 6; 9; 12;…

Bội dương nhỏ hơn 11 của 3 là: 0; 3; 6; 9 nên y thuộc {0; 3; 6; 9}

1 = 1 + 0 = -2 + 3 = -5 + 6

Vậy (x; y) = {(1; 0), (-2; 3), (-5; 6)}

Vậy có 3 cặp (x; y) thỏa mãn.


Câu 3:

Có bao nhiêu nguyên thỏa mãn 2 lần số đó không lớn hơn 200 và số đó là bội không âm của 50?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lần lượt nhân 50 với 0; 1; 2; 3; 4;… ta được các bội tự nhiên của 50 là: 0; 50; 100; 150;…

2.0 = 0 < 200

2.50 = 100 < 200

2.100 = 200 = 200

2.150 = 300 > 200

Vậy có 3 số nguyên thỏa mãn


Câu 4:

Có bao nhiêu số nguyên thỏa mãn 3 lần số đó không lớn hơn 20 và số đó là ước của 20?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các ước dương của 20 là: 1; 2; 4; 5; 10; 20. Do đó các ước của 20 là: 1; -1; 2; -2; 4; -4; 5; -5; 10; -10; 20; -20

Ta có:

3.(-20) = -60 < 20

3.(-10) = -30 < 20

3.(-5) = -15 < 20

3.(-4) = -12 < 20

3.(-2) = -6 < 20

3.(-1) = -3 < 20

3.1 = 3 < 20

3.2 = 6 < 20

3.4 = 12 < 20

3.5 = 15 < 20

3.10 = 30 > 20

3.20 = 60 > 20

Vậy có 10 số nguyên thỏa mãn


Câu 5:

Tập hợp ước chung lớn hơn -2 của 36 và 30:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các ước dương của 36 là: 1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36. Do đó các ước của 36 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 4; -4; 6; -6; 9; -9; 12; -12; 18; -18; 36; -36.

Các ước dương của 30 là: 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30. Do đó các ước của 30 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 5; -5; 6; -6; 10; -10; 15; -15; 30; -30.

Các ước chung của 36 và 30 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.

Tập hợp các ước chung lớn hơn -2 của 36 và 30: {-1; 1; 2; 3; 6}


Câu 6:

Có bao nhiêu số vừa là ước dương của 96 vừa là bội không âm nhỏ hơn 30 của 4?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các ước dương của 96 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 16; 24; 32; 48; 96.

Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4;… ta được các bội tự nhiên của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32;…

Bội không âm nhỏ hơn 30 của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28.

Số vừa là ước dương của 96 vừa là bội không âm nhỏ hơn 30 của 4 là: 4; 8; 12; 16; 24.

Vậy có 5 số thỏa mãn.


Câu 7:

Số bội chung lớn hơn 0 nhỏ hơn 100 của 5 và 15 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

15 chia hết cho 5 nên 15 là BCNN của 5 và 15

Lần lượt nhân 15 với 0; 1; 2; 3;… ta được các bội tự nhiên của 15 là: 0; 15; 30; 45; 60; 75; 90; 135;…

Bội chung lớn hơn 0 nhỏ hơn 100 của 5 và 15 là: 15; 30; 45; 60; 75; 90

Vậy có 6 số thỏa mãn.


Câu 8:

Trong các số sau đây: -18; -16; -14; -12; -4; 0; 2; 4; 6; 8; 12; 18, có bao nhiêu số vừa là ước của 36, vừa là bội của 4?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ước dương của 36 là: 1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36. Do đó các ước của 36 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 4; -4; 6; -6; 9; -9; 12; -12; 18; -18; 36; -36

Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4;… ta được các bội tự nhiên của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32;…do đó bội của 4 lần lượt là: 0; 4; -4; 8; -8; 12; -12; 16; -16; 20; -20;…

Trong các số trên, số vừa là ước của 36, vừa là bội của 4 là: -12; -4; 4; 12

Vậy có 4 số thỏa mãn.


Câu 9:

Có bao nhiêu cặp số (x; y) biết x là ước của 12, y là ước của 42 sao cho x.y = 6

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ước dương của 12 là: 1; 2; 3; 4; 6; 12 do đó các ước của 12 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 4; -4; 6; -6; 12; -12

Ước dương của 42 là: 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42 do đó các ước của 42 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6; 7; -7; 14; -14; 21; -21; 42; -42.

6 = 1.6 = (-1).(-6) = 2.3 = (-2).(-3)

6 = 6.1 = (-6).(-1) = 3.2 = (-3).(-2)

 (x; y) = {(1; 6), (-1; -6), (2; 3), (-2; -3), (6; 1), (-6; -1), (3; 2), (-3; -2)}

Vậy có 8 cặp (x; y) thỏa mãn


Câu 10:

Tổng các số lớn hơn 0 vừa là bội của 5 vừa là ước của 60 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lần lượt nhân 5 với 0; 1; 2; 3; 4; 5;… ta được các bội tự nhiên của 5 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25;…do đó các bội của 5 là: 0; 5; -5; 10; -10; 15; -15; 20; -20; 25; -25; 30; -30; 35; -35;…

Ta có các ước dương của 60 là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 10; 12; 15; 20; 30; 60. Do đó các ước của 60 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 4; -4; 5; -5; 6; -6; 10; -10; 12; -12; 15; -15; 20; -20; 30; -30; 60; -60.

Các số vừa là bội của 5, vừa là ước của 60 là: 5; -5; 10; -10; 15; -15; 20; -20; 30; -30; -60; 60.

Các số lớn hơn 0 vừa là bội của 5 vừa là ước của 60 là: 5; 10; 15; 20; 30; 60.

Tổng các số lớn hơn 0 vừa là bội của 5 vừa là ước của 60 là:

5 + 10 + 15 + 20 + 30 + 60 = 140


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương