Bài tập Toán 8: Hình bình hành
-
1189 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 4:
Cho tam giác ABC cân tại A. lấy điểm D trên cạnh AB, điểm E trên cạnh AC sao cho AD = CE. Gọi I là trung điểm của DE, K là giao điểm của AI và BC. Chứng minh rằng ADKE là hình bình hành.
Tứ giác ADKE có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên ADKE là hình bình hành.
Câu 5:
1. Chứng minh rằng đường thẳng nối trung điểm hai đường chéo và các đoạn thẳng nối trung điểm các cạnh đối của tứ giác gặp nhau tại một điểm.
2. Dùng định lí trên chứng tỏ rằng nếu một tứ giác các đường thẳng nối trung điểm các cạnh đối đi qua giao điểm hai đường chéo thì tứ giác đó là hình bình hành.
1. Gọi E, F, G, H là trung điểm của AB, BC, CD, DA; I, K là trung điểm của BD, AC.
Tứ giác EFGH có EF//GH(//AC), nên EFGH là hình bình hành. Chứng minh tương tự EIGK là hình bình hành, do đó FH và IK cùng đi qua trung điểm cùng EG.
2. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo và M là trung điểm của IK. Nếu EG, FH cắt nhau tại O thì theo câu 1), M trùng với O, do đó I và K trùng O. Tứ giác ABCD có O là trung điểm của hai đường chéo nên là hình bình hành.
Câu 6:
Cho tứ giác ABCD. Trên cạnh AB lấy các điểm E, F sao cho AE = AF = FB.
Trên cạnh CD lấy điểm G, H sao cho DG = GH = HC. Gọi M, I, K, N theo thứ tự là trung điểm của AD, EG, FH, BC. Chứng minh rằng bồn điểm M, I, K, N thẳng hàng và MI = IK = KN.
Ta có IF và HN song song và bằng nhau vì cùng song song và bằng một nửa BG. Do đó tứ giác IFNH là hinhg bình hành. Ta lại có K là trung điểm của FH nên I, K, N thẳng hàng và K là trung điểm của IN.
Chứng minh tương tự, M, I, K thẳng hàng và I là trung điểm của MK. Vậy M, I, K, N thẳng hàng và MI = IK = KN.
Câu 7:
Hình bình hành ABCD có . Lấy các điểm E, F theo thứ tự thuộc các cạnh AD, CD sao cho DE = CF. Gọi K là điểm đối xứng với F qua BC. Chứng minh rằng EK song song với AB.
Gọi N là giao điểm của ED và KC, khi đó tam giác NCD đều mà CK = DE (cùng bằng CF) nên tam giác NKE đều. vậy EK//AB.