IMG-LOGO

Đề thi thử Hóa học cực hay có lời giải chi tiết (đề số 5)

  • 3743 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+... Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?

Xem đáp án

Chọn A.

Chất thải trong bài chứa các ion kim loại nặng nên chỉ có thể dùng ion OH- đ làm kết tủa các ion trên dưới dạng hiđroxit.


Câu 2:

điều kiện thường chất béo tồn tại ở dạng:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Ở điều kiện thường chất béo tồn tại ở dạng lỏng hoặc rắn.

Lưu ý:

- Khi trong phân tử có gốc hiđrocacbon không no, ví dụ (C17H33COO)3C3H5, chất béo ở trạng thái lỏng.

- Khi trong phân tử có gốc hiđrocacbon no, ví dụ (C17H35COO)3C3H5, chất béo ở trạng thái rắn.


Câu 3:

Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng:

Xem đáp án

Chọn B.

C thể hiện tính khử thì số oxi hóa của nó phải tăng sau phản ứng.


Câu 7:

Cho 10,8 gam hỗn hợp Cr và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Tổng khối lượng (gam) muối khan thu được là:

Xem đáp án

Chọn B.

nH2=0,2mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: 10,8 + 0,4.36,5 = mmuối + 0,2.2.

 mmuối = 25 gam.

 


Câu 8:

Cho các chất: CH3NH2 (1); NH3 (2); C6H5NH2 (3); (CH3)2NH (4); (C6H5)2 NH (5). Kết quả so sánh lực bazơ giữa các chất theo thứ tự hợp lý là:

Xem đáp án

Chọn B.

Tính bazơ của amin: amin béo no > NH3 > amin thơm.

Amin béo no càng nhiều gốc hiđrocacbon thì tính bazơ càng mạnh; amin thơm càng nhiều gốc thơm thì tính bazơ càng yếu.


Câu 10:

Đ làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua:

Xem đáp án

Chọn C.

Dùng hóa chất hấp thụ (hoặc phản ứng) được với axetilen mà không hấp thụ (phản ứng) với etilen.


Câu 13:

Cho các phát biểu sau:

1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiu ngược nhau.

2. Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định.

3. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.

4. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.

5. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại. Các phát biểu sai là:

Xem đáp án

Chọn C.

(3) Sai, vì cân bằng hóa học là trạng thái mà ở đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch nên luợng chất trước và sau phản ứng không thay đổi.

(5) Sai, vì khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì phản ứng vẫn tiếp diễn nhưng với tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.


Câu 16:

Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

Xem đáp án

Chọn B.

Al2O3 lưỡng tính nên phản ứng được với axit và bazơ.


Câu 18:

Để làm sạch bạc có lẫn tạp chất Zn, Fe, Cu (không làm thay đổi khối lượng bạc) thì cho hỗn hợp trên vào:

Xem đáp án

Chọn B.

Dựa vào dãy điện hóa thì đáp án A và B thỏa mãn.

Đáp án A thì có phản ứng xảy ra và tạo ra Ag làm lượng Ag tăng lên, không phù hợp yêu cu bài toán.


Câu 19:

Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:

Xem đáp án

Chọn A.

Dựa vào tính chất hóa học của ancol.


Câu 20:

Phản ứng nào sau đây tạo ra được Fe(NO3)3?

Xem đáp án

Chọn C.

Đáp án A, D không có phản ứng xảy ra; đáp án B tạo Fe(NO3)2 + Cu.


Câu 21:

Giải pháp nào nhận biết không hợp lý?

Xem đáp án

Chọn D.

N2 không duy trì sự cháy và sự hô hấp.


Câu 22:

Tiến hành thí nghiệm (như hình vẽ): Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5-6 phút trong nồi nước nóng 65 - 70°C. Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

Hiện tượng xảy ra là:

Xem đáp án

Chọn D.


Câu 25:

Trong dung dịch, 2 ion cromat và đicromat cho cân bằng thuận nghịch:

2CrO42- + 2H+Cr2O72-+H2O. Hãy chọn phát biểu đúng:

Xem đáp án

Chọn D.

 CrO42- màu vàng, Cr2O72- màu da cam.


Câu 26:

Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

Xem đáp án

Chọn A.

X3- có cấu hình electron lp ngoài cùng là 3s23p6, suy ra cấu hình đầy đủ của X là 1s22s22p63s23p3: có 15 e nên thuộc ô 15, 3 lp e nên ở chu kì 3, nguyên tố p có 5 e ở lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VA.


Câu 37:

Chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với metan bằng 4,625. X tác dụng được với Na, NaOH và AgNO3 trong dung dịch NH3 sinh ra Ag. Công thức cấu tạo của X là:

Xem đáp án

Chọn C.

Cả 4 đáp án đều có cùng phân tử khối do đó ta không cần dựa vào tỉ khối hơi.

Chất X vừa phản ứng được với Na, NaOH nên loại đáp án A và D.

Chất X phản ứng được với dung dịch AgNO3 nên loại đáp án B.


Bắt đầu thi ngay