IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải SGK Toán 6 Chương 6. Hình học phẳng - Bộ Cánh diều

Giải SGK Toán 6 Chương 6. Hình học phẳng - Bộ Cánh diều

Bài 4. Tia - Cánh diều

  • 2012 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát những tia sáng ở hình bên và chỉ ra một đặc điểm của những tia này.

Quan sát những tia sáng ở hình bên và chỉ ra một đặc điểm của những tia này

Xem đáp án

Sau khi quan sát những tia sáng này, ta thấy đặc điểm của chúng là:

- Đều xuất phát từ một nguồn sáng là mặt trời;

- Là một đường thẳng và kéo dài vô tận về một phía.


Câu 2:

Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Vẽ đường thẳng xy:

Bước 2. Lấy điểm O trên đường thẳng xy.

Xem đáp án

Bước 1. Vẽ đường thẳng xy:

Thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Vẽ đường thẳng xy

Bước 2. Lấy điểm O trên đường thẳng xy 

Thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Vẽ đường thẳng xy

Điểm O chia đường thẳng xy thành hai phần, đó là hai nửa đường thẳng Ox và Oy.

Thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Vẽ đường thẳng xy


Câu 3:

Hãy đọc và viết các tia ở Hình 55.

Hãy đọc và viết các tia ở Hình 55

Xem đáp án

Các tia ở Hình 55 là:

Tia gốc I được đọc và viết là: IA, IB, IC, ID.

Tia gốc A được đọc và viết là: AI.

Tia gốc B được đọc và viết là: BI.

Tia gốc C được đọc và viết là: CI.

Tia gốc D được đọc và viết là: DI.


Câu 4:

Cho hai điểm A, B

a) Vẽ tia AB.

b) Vẽ tia BA

Cho hai điểm A, B. a) Vẽ tia AB. b) Vẽ tia BA

Xem đáp án

a) Các bước vẽ tia AB như sau:

Bước 1: Lấy hai điểm A và B;

Cho hai điểm A, B. a) Vẽ tia AB. b) Vẽ tia BA

Bước 2: Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B. Vạch theo cạnh thước bắt đầu từ A đi qua B.

Cho hai điểm A, B. a) Vẽ tia AB. b) Vẽ tia BA

Ta được tia AB:

Cho hai điểm A, B. a) Vẽ tia AB. b) Vẽ tia BA

b) Các bước vẽ tia BA như sau:

Bước 1: Lấy hai điểm A và B;

Cho hai điểm A, B. a) Vẽ tia AB. b) Vẽ tia BA

Bước 2: Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B. Vạch theo cạnh thước bắt đầu từ B đi qua A.

Cho hai điểm A, B. a) Vẽ tia AB. b) Vẽ tia BA

Ta được tia BA:

Cho hai điểm A, B. a) Vẽ tia AB. b) Vẽ tia BA


Câu 5:

Quan sát đồng hồ lúc 6 giờ.

Nếu ta coi vị trí gắn hai kim trên mặt đồng hồ là gốc O, kim phút nằm trên tia Ox, kim giờ nằm trên tia Oy (Hình 56) thì hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì?

Quan sát đồng hồ lúc 6 giờ. Nếu ta coi vị trí gắn hai kim trên mặt đồng hồ

Xem đáp án

Hai tia Ox và Oy có chung gốc và cùng nằm trên một đường thẳng.

Tia Ox (hướng lên trên) và tia Oy (hướng xuống dưới) có chiều hướng ngược nhau.


Câu 6:

Đọc tên bốn cặp tia đối nhau ở Hình 58

Đọc tên bốn cặp tia đối nhau ở Hình 58

Xem đáp án

Bốn cặp tia đối nhau ở trên Hình 58:

Tia Ax và tia Ay;

Tia Bx và tia By;

Tia Cx và tia Cy;

Tia BA và tia BC.

(Ngoài ra còn có các cặp tia khác đối nhau như Ax và AB, Ax và AC, Bx và BC, BA và By, BA và BC, CA và Cy, CB và Cy)


Câu 7:

Quan sát đồng hồ lúc 12 giờ.

Nếu ta coi vị trí gắn hai kim trên mặt đồng hồ là gốc O, kim phút nằm trên tia Ox, kim giờ nằm trên tia Oy (Hình 59) thì hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì?

Quan sát đồng hồ lúc 12 giờ. Nếu ta coi vị trí gắn hai kim trên mặt đồng hồ

Xem đáp án

Hai tia Ox và Oy có các đặc điểm là:

- Hai tia Ox và Oy có chung gốc O và cùng nằm trên một đường thẳng.

- Hai tia Ox và Oy cùng chung một hướng


Câu 8:

Quan sát Hình 61

Quan sát Hình 61. a) Tia OA trùng với tia nào? b) Hai tia OB và Bn có trùng nhau không

a) Tia OA trùng với tia nào?

b) Hai tia OB và Bn có trùng nhau không? Vì sao?

c) Hai tia Om và On có đối nhau không? Vì sao?

Xem đáp án

a) Tia OA trùng với tia Om.

b) Hai tia OB và Bn không trùng nhau. Vì hai tia này không chung điểm gốc.

c) Hai tia Om và On không đối nhau. Vì hai tia này không tạo thành một đường thẳng.


Câu 9:

Hãy đọc tên các tia gốc O trong Hình 62.

Hãy đọc tên các tia gốc O trong Hình 62

Xem đáp án

Các tia gốc O có trong hình là: OA, Ox, OB và Oy


Câu 10:

Quan sát Hình 63. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Điểm A thuộc tia BC.

b) Điểm D thuộc tia BC. 

Quan sát Hình 63. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai

Xem đáp án

a) Điểm A không nằm trên tia BC nên điểm A không thuộc tia BC.

b) Điểm D nằm trên tia BC nên điểm D thuộc tia BC.


Câu 11:

Quan sát Hình 63. Trong các phát biểu sau. phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Quan sát Hình 63. Trong các phát biểu sau. phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai

a) Hai tia BC và BD trùng nhau.

b) Hai tia DA và CA trùng nhau.

c) Hai tia BA và BD đối nhau.

d) Hai tia BA và CD đối nhau.

Xem đáp án

a) Tia BC và tia BD là hai tia chung gốc B và cùng hướng sang bên phải nên hai tia BC và BD trùng nhau. Do đó phát biểu a) sai.

b) Tia DA và tia CA không chung gốc nên hai tia này không trùng nhau. Do đó b) sai.

c) Tia BA và BD có chung gốc B và hướng sang hai hướng ngược nhau nên tia BA và tia BD đối nhau. Do đó c) đúng.

d) Vì tia BA và CD không chung gốc nên hai tia này không đối nhau. Do đó d) sai.


Câu 12:

Quan sát Hình 64.

a) Viết ba tia gốc A và ba tia gốc B. 

b) Viết hai tia trùng nhau gốc A và hai tia trùng nhau gốc B.

c) Viết hai tia đối nhau gốc A và hai tia đối nhau gốc B.

Quan sát Hình 64. a) Viết ba tia gốc A và ba tia gốc B

Xem đáp án

a) Ba tia gốc A là: Ax, AB và Ay.

Ba tia gốc B là: Bx, BA, By.

b) Hai tia trùng nhau gốc A là: tia AB và tia Ay.

Hai tia trùng nhau gốc B là: BA và Bx.

c) Hai tia đối nhau gốc A là: Ax và AB (hay Ax và Ay).

Hai tia đối nhau gốc B là: Bx và By (hay BA và By).


Câu 13:

Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau:

a) Điểm I bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia ? và ?.

b) Điểm K nằm giữa hai điểm M và N thì:

Hai tia ? và ? đối nhau:

Hai tia MK và ? trùng nhau:

Hai tia NK và NM ?.

Xem đáp án

a) 

Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau: a) Điểm I bất kì nằm trên đường thẳng xy

Điểm I bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia Ix và Iy.

b) 

Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau: a) Điểm I bất kì nằm trên đường thẳng xy

Điểm K nằm giữa hai điểm M và N thì:

-  Hai tia KM và KN đối nhau:

-  Hai tia MK và MN trùng nhau:

-  Hai tia NK và NM trùng nhau.


Câu 14:

Trong các câu sau, câu nào đúng?

a) Hai tia chung gốc thì đối nhau.

b) Hai tia chung gốc cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau.

c) Hai tia chung gốc tạo thành một đường thẳng thì đối nhau.

Xem đáp án

Hai tia chung gốc thì có thể đối nhau hoặc trùng nhau. Do đó phát biểu a) sai.

Hai tia chung gốc cùng nằm trên một đường thẳng thì có thể đối nhau hoặc trùng nhau. Do đó phát biểu b) sai.

Hai tia chung gốc tạo thành một đường thẳng thì hai tia đó đối nhau. Do đó c) đúng.


Câu 15:

Cho hai tia đối nhau Ax và Ay. Lấy điểm M thuộc ta Ax, điểm N thuộc tia Ay (M và N khác A).

a) Trong ba điểm A, M, N, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

b) Hai điểm A và N nằm cùng phía hay khác phía đối với điểm M?

Xem đáp án

Ta có hình vẽ sau:

Cho hai tia đối nhau Ax và Ay. Lấy điểm M thuộc ta Ax

a) Ta có: Ax và Ay là hai tia đối nhau mà M thuộc tia Ax, N thuộc tia Ay nên M và N nằm khác phía so với điểm A hay điểm A nằm giữa hai điểm M và N.

Vậy trong ba điểm A, M, N điểm A nằm giữa hai điểm còn lại.

b) Hai điểm A và N nằm cùng phía đối với điểm M.


Bắt đầu thi ngay