Thứ sáu, 29/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Giải VTH Toán 6 CTST Chương 3. Các hình phẳng trong thực tiễn có đáp án

Giải VTH Toán 6 CTST Chương 3. Các hình phẳng trong thực tiễn có đáp án

Bài 2. Hình chữ nhật − Hình thoi − Hình bình hành − Hình thang cân

  • 431 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chỉ ra phương án sai.

A. Hình chữ nhật có 4 góc vuông;

B. Hình chữ nhật có các cạnh đối bằng nhau;

C. Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau;

D. Hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau.

Xem đáp án

Xét các phát biểu trên.

+) Hình chữ nhật có 4 góc vuông.

Do đó đáp án A là đúng.

+) Hình chữ nhật có các cạnh đối bằng nhau.

Do đó đáp án B là đúng.

+) Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.

Do đó đáp án C là đúng.

+) Hình chữ nhật chưa thể có 4 cạnh bằng nhau, mà hình chữ nhật mới chỉ có các cạnh đối cạnh bằng nhau.

Do đó đáp án D là sai.

Chọn đáp án D.


Câu 2:

Chỉ ra phương án sai.

A. Hình thoi có 4 góc bằng nhau;

B. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau;

C. Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau;

D. Hình thoi có hai cạnh đối song song.

Xem đáp án

Xét các phát biểu trên.

+) Hình thoi không có 4 góc bằng nhau, hình thoi chỉ có tính chất các góc đối bằng nhau.

Do đó đáp án A là sai.

+) Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Do đó đáp án B là đúng.

+) Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau.

Do đó đáp án C là đúng.

+) Hình thoi có hai cạnh đối song song.

Do đó đáp án D là đúng.

Chọn đáp án A.


Câu 3:

Chọn phương án đúng.

A. Hình bình hành có 4 cạnh bằng nhau;

B. Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc;

C. Hình bình hành có 4 góc vuông;

D. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Xem đáp án

Xét các phát biểu trên.

+) Hình bình hành không có 4 cạnh bằng nhau, hình bình hành chỉ có tính chất các cặp  cạnh đối bằng nhau.

Do đó đáp án A là sai.

+) Hình bình hành chưa thể có tính chất hai đường chéo vuông góc với nhau.

Do đó đáp án B là sai.

+) Hình bình hành chưa có tính chất có 4 góc vuông.

Do đó đáp án C là sai.

+) Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Do đó đáp án D là đúng.

Chọn đáp án D.


Câu 4:

Chọn phương án đúng.

A. Hình thang cân có hai đường chéo vuông góc;

B. Hình thang cân có một góc vuông;

C. Hình thang cân có hai góc đối bằng nhau;

D. Hình thang cân có hai góc kề cạnh đáy bằng nhau.

Xem đáp án

Xét các phát biểu trên.

+) Hình thang cân không có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Do đó đáp án A là sai.

+) Hình thang cân không có một góc vuông.

Do đó đáp án B là sai.

+) Hình thang cân có hai góc đối bù nhau nhưng không bằng nhau.

Do đó đáp án C là sai.

+) Hình thang cân có hai góc kề cạnh đáy bằng nhau.

Do đó đáp án D là đúng.

Chọn đáp án D.


Câu 5:

Vẽ hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là 2 cm và 3 cm.

Xem đáp án

Hình chữ nhật ABCD có độ dài cạnh AB = 2 cm và độ dài cạnh BC = 3 cm.

Cách vẽ:

+) Vẽ cạnh AB có độ dài là 2 cm.

+) Vẽ đường thẳng BC vuông góc với đoạn thẳng AB tại B và BC có độ dài là 3 cm.

+) Vẽ đường thẳng DC vuông góc với đoạn thẳng BC tại C và DC có độ dài là 2 cm.

+) Vẽ đường thẳng AD vuông góc với đoạn thẳng AB tại A và AD có độ dài là 3 cm.

Ta được hình vẽ dưới đây:

Vẽ hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là 2 cm và 3 cm (ảnh 1)

Câu 6:

Vẽ hình thoi có độ dài cạnh 3 cm.

Xem đáp án

Hình thoi ABCD có độ dài cạnh AB = 3 cm.

Cách vẽ:

+) Vẽ một cạnh BD bất kì có độ dài lớn hơn 3 cm và bé hơn 6 cm.

+) Dùng compa vẽ đường tròn tâm B, bán hính 3 cm và đường tròn tâm D, bán kính 3 cm.

+) Hai đường tròn trên cắt nhau tại hai điểm A và C.

+) Nối các điểm A và B, A và D, C và B, C và D.

Ta được hình vẽ dưới đây:

Vẽ hình thoi có độ dài cạnh 3 cm (ảnh 1)

Câu 7:

Vẽ hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp 3 cm, 2 cm.

Xem đáp án

Hình bình hành ABCD có độ dài hai cạnh AB = 3 cm, BC = 2 cm.

Cách vẽ:

+) Vẽ cạnh AB bất kì có độ dài bằng 3 cm.

+) Từ B, vẽ một cạnh BC bất kì có độ dài bằng 2 cm, sao cho C không nằm trên đường thẳng AB.

+) Từ C kẻ đoạn thẳng DC song song với AB có độ dài bằng 3 cm, sao cho A và D nằm cùng phía so với cạnh BC.

+) Nối A và D.

Ta được hình vẽ dưới đây:

Vẽ hình bình hành có độ dài hai cạnh liên tiếp 3 cm, 2 cm (ảnh 1)

Câu 8:

Vẽ thêm hai cạnh để có tứ giác là hình thang cân.

Vẽ thêm hai cạnh để có tứ giác là hình thang cân (ảnh 1)
Xem đáp án

Hình thang cân ABCD.

Cách vẽ:

+) Ta đặt lần lượt các điểm A, B và C vào hình trên.

+) Từ A, ta vẽ cạnh AD sao cho góc BAD bằng góc ABC và độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh BC.

+) Nối hai điểm D và C.

Ta được hình vẽ dưới đây:

Vẽ thêm hai cạnh để có tứ giác là hình thang cân (ảnh 2)

Câu 9:

Có bao nhiêu hình chữ nhật, bao nhiêu hình thoi?

Có bao nhiêu hình chữ nhật, bao nhiêu hình thoi (ảnh 1)
Xem đáp án

Hình trên có:

Có 2 hình chữ nhật.

Có 2 hình thoi.


Câu 10:

Ghi tên các hình chữ nhật, hình thang cân, hình thoi.

Ghi tên các hình chữ nhật, hình thang cân, hình thoi. (ảnh 1)
Xem đáp án

Hình trên có:

Các hình chữ nhật là: không có.

Các hình thang cân là: ABEG, BCDF, EFAC.

Các hình thoi là: ABFG, ABEF, BCEF, BCDE.


Câu 11:

Ghi tên các hình chữ nhật, hình thang cân, hình thoi.

Ghi tên các hình chữ nhật, hình thang cân, hình thoi (ảnh 1)
Xem đáp án

Chèn các điểm vào hình trên.

Ghi tên các hình chữ nhật, hình thang cân, hình thoi (ảnh 2)

Các hình chữ nhật là: ABDE, ACDF, BCEF.

Các hình thang cân là: AFEB, FEDA, DCBE, CBAD, HIDB, IJCA, JKBF, KLAE, LMFD, MHEC.

Các hình thoi là: AFGB, AFEG, FEDG, EDCG, DCBG, CBAG.


Bắt đầu thi ngay