Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Hóa học Tổng hợp đề thi thử THPTQG Hóa Học có lời giải chi tiết

Tổng hợp đề thi thử THPTQG Hóa Học có lời giải chi tiết

Tổng hợp đề thi thử THPTQG Hóa Học có lời giải chi tiết (Đề số 10)

  • 1978 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2(K)N2O4(K)

Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1>T2.  Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khi giảm nhiệt độ M tăng nên số mol khí phải giảm cân bằng dịch phải .Vậy phản ứng thuận là tỏa nhiệt


Câu 4:

Có các phân tử sau: MgCl2, HBr, Na2O, KNO3, NH4Cl, H2SO4, CH3NH3NO3, CH4 . Số lượng chất có chứa liên kết ion trong phân tử là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Số lượng chất có chứa liên kết ion trong phân tử là:

MgCl2, Na2O, KNO3, NH4Cl, CH3NH3NO3


Câu 6:

thủy phân triglixerit X trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được hỗn hợp 2 muối natrioleat và natristearat theo tỉ lệ mol 1:2 . Khi đốt cháy  a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. liên hệ a, b, c là?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo tỷ lệ mol muối suy ra X chứa 2 gốc no và 1 gốc không nó có 1 liên kết pi.

Vậy trong X có tổng cộng 4 liên kết pi.


Câu 9:

Hòa tan hòan toàn m gam hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1:1) vào H2O dư thu được dung dịch X. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào X thì thu được t gam kết tủa. Nếu cho từ từ 300ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thì thu được 1,25t gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận xét nhanh

+ Vì hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1:1) nên dung dịch X chỉ có NaAlO2.

+ Vì lượng HCl tăng 1,5 lần mà lượng kết tủa tăng chưa đến 1,5 lần.Nên lần 1 kết tủa chưa cực đại và lần 2 kết tủa đã bị tan 1 phần.

Ta có

Với thí nghiệm 2


Câu 10:

Cho các dung dịch: Na2SiO3, K2SO4, NaOH, Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, BaCl2. Có bao nhiêu dung dịch ở trên tác dụng được với dung dịch KHSO4?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Chú ý : H2SiO3 là axit yếu và kết tủa.Các dung dịch thỏa mãn là :

Na2SiO3, NaOH, Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, BaCl2


Câu 12:

Tách hỗn hợp gồm ancol etylic và ancol Y chỉ tạo ra 2 anken. Đốt cháy cùng số mol mỗi ancol thì lượng nước sinh ra từ ancol này bằng 5/3 lần lượng nước sinh ra từ ancol kia. Ancol Y là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nhận xét : Tỷ lệ mol nước khi đốt hai ancol là 5/3 và ancol etylic có 6 H nên Y có 10H.

Vậy A và C bị loại ngay còn B thì không hợp lý vì ta sẽ thu được tất cả 3 anken


Câu 14:

Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ 2 α-amino axit) có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Để dễ hiểu ta tư duy kiểu nông dân như sau.

+ Đầu tiên X + H2O để biến thành các aminoaxit tương ứng rồi mới biến thành muối.

Vậy ở thí nghiệm 1:

4,34+3a.18+3.40a=6,38+31.18

=>a=0,02

Vậy với thí nghiệm:

m=4,34+0,02.2.18+0,02.3.36,5=7,25(g)


Câu 17:

Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết Glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

X làm mất màu nước brom nên loại A và D.

X có liên kết glicozit nên loại C


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

D.Sai.Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng còn thạch cao sống để làm xi măng


Câu 20:

Số nguyên tử hiđro có trong gốc hidrocacbon của một phân tử axit adipic là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Chú ý : Đề hỏi số H có trong gốc hidrocacbon chứ không phải trong phân tử


Câu 22:

X là hợp chất hữu cơ mạch hở chứa 1 loại nhóm chức, có công thức CxHyO2, trong X có 1 liên kết τ giữa cacbon với cacbon. Giá trị nhỏ nhất của Y tính theo X là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Từ dữ kiện của bài toán ta thấy số nguyên tử H trong X nhỏ nhất khi X có 1 liên kết pi trong nhóm chức và 1 liên kết pi mạch cacbon do đó : y = 2x – 4


Câu 24:

Cho các chất sau: toluene, etilen, vinyl clorua, striren, vinyl axetilen, etanal, isoprene, propilen, axit axetic. Số các chất làm mất màu dung dịch Brom là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Số các chất làm mất màu dung dịch Brom là:

etilen, vinyl clorua, striren, vinyl axetilen, etanal, isoprene, propilen


Câu 29:

Cho các dung dịch sau: thuốc tím, brom, axit sunfuric, nước vôi trong, bari clorua. Số dung dịch được dùng để phân biệt hai khí CO2 và SO2

Xem đáp án

29: Chọn đáp án B

Số dung dịch được dùng để phân biệt hai khí CO2 và SO2 là: thuốc tím, brom, axit sunfuhidric


Câu 30:

Cho 11,2 gam bột Fe vào 300 ml dung dịch HCl 2M sau phản ứng thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với 800 ml dung dịch AgNO3 2M đến phản ứng hoàn toàn tạo m gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có

Chú ý : Đầu tiên Fe2+ sẽ (sinh ra khí NO) trước sau đó còn dư mới tác dụng với Ag+

m=0,6.143,5+0,05.108=91,5(g)


Câu 31:

Hidrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 34:

Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Ngâm 1 lá đồng trong dung dịch AgNO3

(2) Ngâm 1 lá kẽm trong dung dịch HCl loãng

(3) Ngâm 1 lá nhôm trong dung dịch NaOH

(4) Ngâm 1 lá sắt được quấn một dây đồng trong dung dịch HCl

(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm

(6) Ngâm 1  miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Chú ý : Để có ăn mòn điện hóa thì phải thỏa mãn 3 điều kiện

Điều kiện 1 : Có 2 cực (2 kim loại khác nhau hoặc 1 kim loại 1 phi kim)

Điều kiện 2: 2 cực này phải tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp)

Điều kiện 3: Cùng được nhúng vào dung dịch chất điện ly

(1) Có.Thỏa mãn cả 3 điều kiện.

(2) Không.Thiếu 1 cực.

(3) Không.Thiếu 1 cực.

(4) Không.Thiếu 1 cực.

(5) Có.Thỏa mãn cả 3 điều kiện.

(6) Không.Thiếu 1 cực


Câu 36:

Cho các chất: HF, HCl, HBr, HI, HNO3. Dãy các chất được điều chế theo phương pháp sufat

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Chú ý : Không thể điều chế HI và HBr vì có phản ứng


Câu 37:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure

(2) Cho HNO3 vào dung dịch protein thấy tạo thành dung dịch màu vàng

(3) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước

(4) Ở điều kiện thường, metyl amin và đimetyl amin là chất khí có mùi khai.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(1) Sai. Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới có phản ứng màu biure.

(2) Sai. Thấy kết tủa màu vàng chứ không phải dung dịch màu vàng.

(3) Sai. Có tan trong nước.

(4) Đúng.Theo SGK lớp 12


Câu 41:

Cho các phản ứng hóa học sau

Số lượng phản ứng oxi hóa khử là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.Gồm


Câu 44:

Đốt cháy hoàn toàn este X mạch hở tạo thành 2a mol CO2 và a mol H2O. Mặt khác, thủy phân X trong môi tường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử cacbon trong Y). X có thể là

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 49:

Cho các phản ứng hóa học sau:

(3)

Sản phẩm chính trong các phản ứng trên là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Với phản ứng thế thì ưu tiên thế vào H gắn với C bậc cao.

Với phản ứng tách H2 ưu tiên tách H gắn với C bậc cao.

Với phản ứng cộng HX thì X ưu tiên cộng vào C bậc cao


Bắt đầu thi ngay